Làm sao để hết sợ chết Nhi ơi!
Em chỉ cho chị cách sống để không sợ chết đi em.
Đêm qua, 2 người cùng hỏi.
– Chết là sự lấp đầy mảnh nghiệp lớn nhất của một đời người, lấp đầy rồi thì viên mãn.
Người ta sợ chết là vì cha mẹ con cái không ai lo, vì những khoản nợ còn gánh trách nhiệm, vì những lời hứa còn dang dở, vì những giấc mơ cháy bỏng vẫn chưa hoàn thành…
Vậy thì cố gắng xử lý các vấn đề đó và hoàn thành nó. Thành thực với mình, nhìn vào vấn đề của mình. Viết di chúc từ hôm nay, lo cái chết rồi thì tập trung sống thôi.
Vì nếu đã hoàn tất những thứ đó thì không sợ chết nữa. Còn như vẫn sợ chết là vì bạn sống chưa trọn vẹn, chưa thực sự cảm ơn nhận ĐƯỢC SỐNG, nên lúc nào cũng thấy chưa đủ, chưa viên mãn.
Một khi bạn thấy đủ ngọt ngào với cuộc sống hiện tại, mãn nguyện rồi thì chết cũng vừa đẹp.
Mình nghĩ về một ngày đẹp trời mình sẵn sàng chết vì cuộc sống quá đẹp rồi.
Cuộc sống quá đẹp rồi, chết thôi.
Lúc đó cái chết không đáng sợ nữa, vì người đó đã đủ sự sống, không hối tiếc gì nữa.
Thường thì người ta sợ chết là vì sợ mình mất đi mãi mãi trong cõi vô minh mờ mịt. Nhưng không mất đi mãi mãi đâu.
Vì hễ còn sợ chết thì còn nghiệp, còn nghiệp thì không bao giờ giải thể được. Thể xác mất nhưng linh hồn vẫn còn.
Bạn sẽ thành ma bay vòng vòng chơi. Chỉ những người sẵn sàng giải thể, buông xuống, hy sinh, hiến tế xác thân này cho sự sống, hiến tế cả linh hồn cho sự sống, tình nguyện tan biến mãi mãi, tan rã cả linh hồn, không đắc thành Phật, Bồ Tát hay ngai vị gì, không thành gì, tan rã thành hư không, không tồn tại nữa, chết vĩnh hằng, không xuất hiện nữa…
Mới đủ sự buông xả sâu sắc để được tan rã cả linh hồn.
Chứ tan rã thể xác thì quá dễ rồi, chết là xong. Nhưng tan rã linh hồn mới khó, tan rã linh hồn mới là giải thoát thực sự, nhưng mà khó lắm vì nó đầy nghiệp: nghiệp về cảm xúc, nghiệp về suy nghĩ và nghiệp về năng lượng.
Nên yên tâm hé, bạn không mất đi mãi mãi đâu.
Như Mohanji nói: “Nghiệp thúc đẩy cuộc sống. Những tình huống không có nghiệp… thúc đẩy sự thoát khỏi cuộc sống, mà chúng ta gọi là cái chết.
Thiếu nghiệp không phải lúc nào cũng là nguyên nhân của cái chết, mà đôi khi do sự tích lũy nghiệp nhưng lại không thể giải quyết được với cơ thể, tâm trí, trí tuệ và hoàn cảnh hiện tại. Linh hồn cần một cơ thể khác ở một nơi khác, để giải quyết những nghiệp mới tích lũy cũng như những nghiệp còn sót lại.”