Ăn uống đúng cách sẽ giúp bạn kiểm soát và cải thiện bệnh tiểu đường.
Thế nhưng, trước tiên, bạn phải hiểu bản chất của bệnh tiểu đường. Đó là gì nhỉ?
Bạn có biết vì sao chúng ta lại bị tiểu đường không?
Vì sao lại bị tiểu đường? Nguyên nhân gây tiểu đường
Thế này nhé, khi chúng ta ăn hoặc uống những thực phẩm có chứa đường, cơ thể sẽ tiết ra hoocmon insulin (từ tuyến tụy) để phân giải đường và chuyển hóa chúng thành năng lượng, đưa chúng cho các tế bào sử dụng.
Nếu quá trình chuyển hóa này không thành công, đường trong máu bạn sẽ tăng quá mức và dẫn đến tiểu đường.
Các biến chứng đáng sợ của bệnh tiểu đường (khi đường huyết tăng quá mức) là: hôn mê, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, giảm thị lực, mù lòa, suy thận, mất cảm giác ở tay và chân, tai biến mạch máu ngoại biên (đoạn chi – cưa chân), tụt đường huyết do dùng thuốc bổ sung insulin quá liều, …
Có mấy loại tiểu đường?
Có 3 dạng tiểu đường, đó là:
- Tiểu đường type 1 (ít gặp): Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không thể tiết hoocmon insulin. Khi đó, chất đường có trong thức ăn sẽ không được chuyển hóa và còn lại trong máu (làm cho nồng độ đường trong máu cao dần lên và phát sinh biến chứng nguy hiểm). Trong trường hợp này, chúng ta cần phải tiêm insulin để duy trì mạng sống của bệnh nhân.

- Trường hợp tiểu đường type 2 (thường gặp nhất): Tình trạng này xảy ra khi cơ thể chúng ta vẫn còn sản xuất hoocmon insulin nhưng insulin lại không thể thực hiện đúng chức năng của nó. Hệ quả là: các tế bào cũng không nhận được đường và lượng đường trong máu sẽ tăng sau mỗi lần chúng ta ăn thực phẩm chứa đường.
- Trường hợp tiểu đường thai kỳ: Các bà bầu trong giai đoạn mang thai có thể bị tiểu đường thai kỳ và thường thì sau khi sinh sẽ hết. Tuy nhiên, nó cũng có thể phát triển thành tiểu đường type 2.
Các dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường
Người bị đái tháo đường thường có các biểu hiện như:
- Thường xuyên thấy khát nước.
- Thường xuyên đi tiểu, nhất là ban đêm.
- Mắt nhìn mờ.
- Mệt mỏi, uể oải.
- Ngứa bộ phận sinh dục.
- Giảm cân, táo bón.
- Nhiễm trùng da tái phát…
Bị tiểu đường nên lưu ý gì trong ăn uống?
Tiểu đường là loại bệnh có thể kiểm soát thông qua chế độ ăn uống, dùng thuốc và tập luyện.
Dưới đây là những lời khuyên mà bạn nên thực hiện hàng ngày:
1. Chia nhỏ các bữa ăn và ăn đúng giờ để tránh tăng đường huyết quá mức.
2. Ăn nhiều rau củ, hạn chế thịt để làm chậm quá trình đường vào máu.
3. Tập thể dục 1 tiếng mỗi ngày (tập động tác nhẹ nhàng vừa phải) để có thể tăng thêm 5 – 7 % hàm lượng hoocmon insulin.
4. Tạo bữa ăn ngon miệng và ăn chậm, nhai kỹ để hiệu quả chuyển hóa dinh dưỡng cao hơn (trong đó có đường).
5. Nên chế biến thức ăn bằng cách luộc, hấp (tránh chiên, xào và các cách có dùng mỡ).
6. Nếu đang thừa cân thì cần ăn kiêng từ từ để giảm cân (không bỏ bữa đột ngột). Không kiêng quá mức vì sẽ tác động xấu đến đường huyết.)
7. Ăn đa dạng nhiều loại thức ăn khác nhau và không ăn quá no.
8. Hạn chế nêm nếm mặn, hạn chế chất béo, đường và rượu.
9. Hạn chế cơm, mì, hủ tiếu, khoai, bánh ngọt, bánh canh, bánh mì, bánh quy… và trái cây quá ngọt như nhãn, dưa hấu…
9. Nên dùng đường cỏ ngọt (đường dành cho bệnh nhân đái tháo đường) hoặc nếu cần thiết thì chỉ dùng các loại đường có chỉ số đường huyết thấp (như đường thốt nốt, đường dừa… ) và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
10. Không uống rượu bia.
Lưu ý: Không tập thể dục quá sức và không nên chạy bộ (nhất là những người đang bị bệnh tim).
Xem thêm:
- Đường thốt nốt nguyên chất mua ở đâu?
- Các nguyên tắc giúp sống thọ của người Nhật
- Rau muống đỏ giúp giảm đường huyết
Tư liệu tổng hợp
- Bác sĩ tốt nhất là chính mình, tập 2, trang 87.
- Cây thuốc nam thông dụng trị liệu trong gia đình, trang 24.