• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH NHÉ 🔔🔔

Cùng mình hoàn thiện bản thân
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Măng tre khô và tươi có tác dụng gì, có độc không?

Măng tre khô và tươi có tác dụng gì, có độc không?

20/10/2021 01/03/2022 Cây Hoa Lá

Măng tre là món ăn ngon ở cả mùi hương và chất vị, nhiều người nghe mùi măng thôi là đã thấy thèm.

Và dù là loại măng đắng hay không đắng thì đều có cái ngon riêng của nó.

Măng tre có tốt không
Măng tươi

Nội dung chính ⇒

  • Măng tre bao nhiêu calo, có giúp giảm cân không?
  • Măng tre có chứa các chất dinh dưỡng gì?
  • Ăn măng tre có tác dụng gì, có tốt không?
  • Măng tre có độc không?
  • Bà bầu có nên ăn măng tre không?
  • Lưu ý khi ăn măng
  • Măng tươi và măng khô làm món gì ngon?
  • Tư liệu tham khảo

Măng tre bao nhiêu calo, có giúp giảm cân không?

Măng tre là loại thực phẩm ít năng lượng: trung bình 100 g măng tươi chỉ cung cấp khoảng 20 calo.

Bên cạnh đó, lượng đường và chất béo trong măng cũng thấp. Vì vậy, những người thừa cân có thể yên tâm ăn măng tre vì nó không làm tăng cân mà ngược lại, nó còn giúp giảm cân (vì ít calo nhưng lại nhiều chất xơ, giúp chuyển hóa năng lượng hiệu quả và hạn chế sự tích tụ mỡ thừa).

Canh măng khô
Canh măng khô

Măng tre có chứa các chất dinh dưỡng gì?

Được biết, măng tươi chứa đến 92 % nước và nhiều nguyên tố vi lượng như: chất đạm, Can xi, Sắt, Đồng, Ma giê, Phốt pho, Na tri, Ka li, vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B9…

Ăn măng tre có tác dụng gì, có tốt không?

Được biết, măng tre dù có độc nhưng nếu ăn đúng cách thì nó lại an toàn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Giúp thanh nhiệt, mát gan.
  • Giúp tan đờm, trừ táo bón.
  • Giúp chống co thắt.
  • Giúp giảm mụn nhọt.
  • Giúp giảm ho, ổn định mỡ máu, huyết áp và đường huyết.
  • Hỗ trợ giảm cân.
  • Giúp chống oxy hóa, phòng ngừa ung thư tuyến vú và ung thư đại tràng.
  • Giúp xương răng chắc khỏe.
  • Chống viêm và tăng cường miễn dịch.

Liều lượng: Ăn một lượng vừa phải (không quá 1 chén măng mỗi ngày), mỗi tuần không nên ăn quá 2 lần.

Măng tre có tốt không
Măng hầm

Măng tre có độc không?

Trong măng tre tươi có hoạt chất mà khi đi vào cơ thể, nó sẽ chuyển thành chất độc và gây ra các biểu hiện như nôn mửa, nhức đầu…, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Vì vậy, để ăn măng an toàn thì khi chế biến măng, ta phải ngâm vài tiếng với nước muối và rửa nhiều lần bằng nước lã cho bớt chất độc, sau đó luộc rồi mới vớt ra và chế biến lại thành các món ăn khác như xào, nấu canh, hầm… (lưu ý nấu chín kỹ và mở nắp nồi để chất độc phân hủy và bay hơi – kinh nghiệm này được dân gian ứng dụng qua lời nhắc: nấu măng càng lâu thì càng tốt, càng ngon).

So với măng tươi thì măng khô ít chất độc hơn do chất độc đã bị phân hủy, rửa trôi bớt trong quá trình rửa, luộc, phơi khô…

Măng tre khô ăn có tốt không

Do đó, măng khô an toàn hơn măng tươi, tuy nhiên, chúng ta cũng phải ngâm 6 tiếng và rửa nhiều lần, sau đó luộc rồi mới chế biến cho chín thật kỹ.

Được biết, nhiều người đã đem măng khô sấy lưu huỳnh để bảo quản được lâu hơn (lưu huỳnh là chất thường được dùng để bảo quản dược liệu và thực phẩm khô, tuy nhiên, nếu dùng quá liều thì sẽ gây ngộ độc). Mặc khác, lưu huỳnh dễ phân hủy, dễ bay hơi nên nếu ngâm rửa nhiều, nấu chín kỹ và mở nắp thì ta vẫn có thể ăn măng khô một cách an toàn.

Vì vậy, khi mua măng khô, bạn nên chọn nhà cung cấp uy tín, đảm bảo măng được phơi khô tự nhiên (không bị xông lưu huỳnh), bạn nhé!

Kinh nghiệm chọn mua măng khô:

  • Nếu ngửi thử và thấy măng khô có mùi khét nồng nặc thì có thể măng ấy đã bị xông lưu huỳnh quá mức.
  • Măng khô ngon là loại có mùi thơm của măng, có màu vàng tự nhiên, hơi nhạt và có các vân sọc của búp măng.
Măng khô

Bà bầu có nên ăn măng tre không?

Phụ nữ mang thai không nên ăn măng, nhất là 3 tháng đầu thai kỳ. Đó là vì măng chứa nhiều chất xơ, dễ gây đầy hơi và vì măng có tính hàn, dễ gây tác dụng phụ và dễ gây sảy thai (nếu ăn nhiều và chế biến không đúng cách).

Nếu thèm măng, bạn chỉ nên ăn vài lát măng nấu canh hoặc xào, không nên ăn nhiều.

Lưu ý khi ăn măng

  • Người vừa khỏi bệnh hoặc đang bệnh, cơ thể yếu mệt không nên ăn.
  • Không nên ăn nhiều vào ban đêm hoặc những ngày thời tiết lạnh (vì măng rất Âm tính, sẽ làm mất cân bằng Âm – Dương).
  • Ngâm luộc kỹ trước khi nấu chín để giảm bớt độc tố có trong măng.
  • Nếu bị dị ứng hoặc có dấu hiệu xấu khi ăn măng (nổi mẩn, ngứa…) thì cần ngưng ngay và đi gặp bác sĩ để được hướng dẫn giải pháp.
  • Người bị sốt rét, lạnh bụng, tỳ vị hư hàn, sỏi thận, Gút, hay uống aspirin… không nên ăn măng.

Măng tươi và măng khô làm món gì ngon?

Với măng tươi và măng khô, bạn có thể làm nhiều món như: xào, nấu canh, kho, hầm…

Nếu là măng tươi, bạn gọt bỏ lớp bẹ già bên ngoài rồi lấy phần non bên trong, xắt mỏng ra rồi rửa vài lần với nước, sau đó ngâm thêm trong nước từ 3 tiếng đến nửa ngày rồi mới cho vào nồi luộc (khi luộc không cần đậy nắp vì để chất độc bay hơi bớt). Sau đó, bạn đem xào tỏi, kho hoặc nấu canh tùy thích.

Nếu là măng khô, bạn rửa trong nước vài lần rồi ngâm từ 6 – 12 tiếng, sau đó luộc một hoặc hai lần rồi vớt ra, sau đó mới đem xào hoặc nấu canh.

Tư liệu tham khảo

  1. Ăn măng có tác dụng gì, có tốt cho sức khỏe không?, trang healthplus.
  2. Tác dụng của măng tre, trang voh.
  3. Ăn măng tươi và măng khô có tốt không?, trang yhocquoctehanoi.
  4. Măng tre nấu món gì ngon?, trang du lịch tuổi trẻ vn.
  5. Măng tre ăn có độc không?, https://caythuoc.org/mang-kho-mon-an-ngon-va-nhung-luu-y-khi-dung.html
  6. Măng tre ăn có tốt không?, https://sites.google.com/site/raurungvietnam/rau-than-bui/mang-tre

Keyword: măng tre ăn có tốt không

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 201

Bài viết liên quan

Giảm cân
Cách giảm cân an toàn và hiệu quả nhất – không cần dùng thuốc (kinh nghiệm cá nhân)
Đậu hủ trắng được làm từ hạt đậu nành
Đậu hũ (tàu hủ) kỵ với gì? Đậu hũ nấu món gì tốt cho sức khỏe?
Đậu đỏ hạt nhỏ (xích tiểu đậu)
Đậu đỏ kỵ với gì? Những món không nên ăn cùng đậu đỏ

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: béo phì/ bồi bổ/ giảm cân

KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 🔔🔔

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Uống nước rễ tranh có tác dụng gì, điều trị bệnh gì?
Bài viết sau Tác hại của khổ qua – Những người không nên ăn khổ qua »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Bảo vệ: TƯ DUY KINH DOANH BỀN VỮNG – 12 BÀI HỌC TỪ SADHGURU

28/01/2023

Bảo vệ: Bản thảo: Tư duy kinh doanh bền vững – 12 bài học từ Sadhguru

24/01/2023

Vì sao Sadhguru lại giao thiệp với các lãnh đạo?

21/01/2023

Cứu đất save soil bài ca cứu đất tôn vinh đất

Giới thiệu sách sắp in: Tư duy kinh doanh bền vững – 12 bài học từ Sadhguru

21/01/2023

Sadhguru

Kinh tế có quan trọng với người thực hành tâm linh không? (Sadhguru)

20/01/2023

Sadhguru

Chuẩn bị gì cho tương lai? (Sadhguru)

20/01/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!