• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây
  • Cửa hàng Phụng Nghi – các sản phẩm của Sadhguru

Cây Hoa Lá

Oder hàng Ấn Độ, mua hàng từ trung tâm của Sadhguru

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
  • Store
Trang chủ » Sức khỏe » Mòn cổ chân răng là gì? Cách điều trị và phòng ngừa mòn cổ chân răng

Mòn cổ chân răng là gì? Cách điều trị và phòng ngừa mòn cổ chân răng

12/11/2021 28/02/2022 Cây Hoa Lá

Một ngày nọ, bạn phát hiện chân răng của mình có một đường nứt ngang thì khả năng cao là bạn đã bị mòn cổ chân răng rồi. Nếu dùng lưỡi liếm thử chỗ mòn ấy, bạn sẽ thấy nó khá bén và nếu đã mòn sâu thì bạn còn thấy hơi điếng răng, ê buốt răng.

Mòn cổ chân răng
Mòn cổ chân răng. thường gặp ở răng cửa và các răng nhỏ

Nội dung chính ⇒

  • Mòn cổ chân răng là gì?
  • Vì sao bạn bị mòn cổ chân răng?
  • Cách điều trị mòn cổ chân răng
  • Mòn cổ chân răng có nguy hiểm không?
  • Cách phòng ngừa
  • Tư liệu tham khảo

Mòn cổ chân răng là gì?

Mòn cổ chân răng là tình trạng răng bị mất lớp men ở phần chân răng, khiến cho vùng cổ chân răng xuất hiện một rãnh nhỏ, dần dần ăn sâu vào, làm đứt ngang răng và có thể ảnh hưởng đến tủy răng (gây viêm tủy răng).

Nó có các dấu hiệu thường thấy như:

  • Nướu răng thụt sâu xuống, để lộ phần chân răng (dạng nhẹ).
  • Xuất hiện rãnh nứt ngang ở cổ chân răng.
  • Ê buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh hoặc khi chạm phải.
  • Đau răng do viêm tủy răng (dạng nặng, đã mòn tới tủy răng).
  • Gãy răng do đường mòn làm đứt ngang răng.
Mòn cổ chân răng
Mòn cổ chân răng

Vì sao bạn bị mòn cổ chân răng?

Có nhiều nguyên nhân gây mòn cổ chân răng, trong đó, có thể kể đến các nguyên nhân sau:

  • Do chải răng theo chiều ngang quá mạnh (chải răng đúng cách là chải theo chiều dọc).
  • Hay ăn thức ăn chua, thức ăn có tính axit hoặc thức ăn chứa nhiều hóa chất (làm cho mòn răng).
  • Do răng yếu bẩm sinh, di truyền.
  • Do vôi răng và mảng bám tồn tại lâu ngày (làm cho răng dễ bị tấn công bởi axit trong thức ăn và vi khuẩn).
  • Dùng kem đánh răng kém chất lượng – chứa chất gây mòn răng.
  • Do bàn chải đánh răng cứng hoặc bị mòn, làm cọ xát mạnh phần chân răng và nướu răng.
  • Do tật nghiến răng ban đêm.

Cách điều trị mòn cổ chân răng

Gọi là điều trị thì cũng không phải vì khi bị mòn cổ chân răng, bạn sẽ không thể khôi phục lại trạng thái ban đầu của cây răng ấy mà chỉ có thể ngăn chặn sự phát triển của nó thôi.

Sau đó, bạn sẽ cần can thiệp y khoa để khôi phục lại hình dáng răng: bằng cách trám lại chỗ bị đứt hoặc làm trụ sứ (bọc răng sứ).

Như vậy, ta có các biện pháp can thiệp sau:

  • Nếu bị mòn nhẹ, chỉ bị lộ chân răng nhưng chưa có rãnh nứt trên răng thì bạn chỉ cần kiểm tra lại nguyên nhân gây bệnh và khắc phục là được (chẳng hạn như chọn bàn chải mềm, tốt, chải răng đúng cách theo phương pháp bass). Xem cách đánh răng chuẩn ở video dưới đây:

  • Nếu bị mòn nặng, ta sẽ có nhiều biện pháp như: trám răng (nếu cổ chân răng bị đứt cạn, chưa tới tủy), tác động tủy và bọc răng sứ (nếu răng đã bị tổn thương đến tủy), ghép mô liên kết (nếu mòn cổ chân răng kèm theo tụt nướu răng), làm máng nhai (nếu bị mòn cổ chân răng do tật nghiến răng ban đêm)…
Trám cổ chân răng
Trám cổ chân răng

Mòn cổ chân răng có nguy hiểm không?

Mòn cổ chân răng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ gây mất thẩm mỹ và nếu để nặng hơn thì sẽ bị viêm tủy răng, hư hoại răng…

Vì vậy, ngay từ giai đoạn đầu (tình trạng còn nhẹ, răng nứt rãnh chưa tới tủy) thì bạn nên đi gặp bác sĩ nha khoa để được tư vấn nhé! Thông thường, giá trám răng chỉ khoảng 200 ngàn đồng/ răng, quá trình trám răng cũng không mất nhiều thời gian và cũng chỉ ê buốt nhẹ nên bạn có thể yên tâm nhé!

Cách phòng ngừa

Để phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng mòn cổ chân răng, bạn cần chú ý các điểm sau:

  • Chải răng 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.
  • Dùng bàn chải mềm, chải nhẹ nhàng theo phương pháp bass (xoay tròn và kéo dọc như video miêu tả ở trên, không nên chải ngang).
  • Nên dùng kem đánh răng chất lượng, có chứa Flour.
  • Nên khám răng và cạo vôi răng định kỳ (nửa năm một lần hoặc một năm một lần, chi phí thường từ 200 – 500 ngàn đồng/ lần).
  • Sau khi ăn các thức ăn, thức uống chua (như khóm, dâu tây, cóc, xoài non, nước chanh…) thì nên súc miệng lại.
  • Thỉnh thoảng, bạn nên gõ răng 36 cái, gõ nhẹ nhàng theo hướng từ cằm lên… để giúp răng chắc khỏe hơn.

Tư liệu tham khảo

  1. Cách điều trị mòn chân răng, https://www.youtube.com/watch?v=TYjNeZI9bx8

Xem thêm: Những thực phẩm giúp giải độc gan

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

Nhức răng phải làm sao
Cách trị đau răng có lỗ, hết đau răng tại nhà
Cây lá lốt có tác dụng gì
Uống nước lá lốt có tác dụng gì, trị bệnh gì và ăn nhiều có tốt không?
Hoa và quả dành dành (chi tử)
Công dụng của chi tử (quả dành dành)

Chuyên mục: Sức khỏe Thẻ: đau răng

💎💎💎KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 💎💎💎🌿🌿🌿 NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ XEM NHÉ! 🌿🌿🌿

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Mẫu phụ nữ được đàn ông ngưỡng mộ thường có đặc điểm gì?
Bài viết sau Tránh 8 điều này trong cách nói năng chính là tích đức »

Sidebar chính

Các bài viết khác

Viên uống neem

Có nên dùng neem nghệ?

12/09/2023

Táo bón ăn gì?

12/09/2023

Học gì từ Sadhguru?

05/09/2023

Tại sao theo Sadhguru lâu mà vẫn nghèo?

05/09/2023

Phụng Nghi

Thế nào là tâm linh? Phụng Nghi

04/09/2023

Sadhguru

Chạm vào ân sủng – phần 11: Những gì bạn đang khao khát? (Sadhguru)

02/09/2023

Footer

Tìm kiếm

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!