• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây
  • Cửa hàng Phụng Nghi – các sản phẩm của Sadhguru

Cây Hoa Lá

Oder hàng Ấn Độ, mua hàng từ trung tâm của Sadhguru

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
  • Store
Trang chủ » Thảo dược » Món ngon từ nấm bào ngư, tác dụng của nấm bào ngư

Món ngon từ nấm bào ngư, tác dụng của nấm bào ngư

25/09/2021 13/11/2022 Cây Hoa Lá

Nấm bào ngư có tác dụng gì đối với sức khỏe, nấu món gì ngon và bà bầu có ăn được không?

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé!

Nấm bào ngư
Nấm bào ngư

Nội dung chính ⇒

  • Nấm bào ngư có chứa các chất dinh dưỡng gì?
  • Nấm bào ngư có tác dụng gì, ăn có tốt không?
  • Món ngon từ nấm bào ngư
  • Lưu ý khi dùng nấm bào ngư
  • Những người nào không nên ăn nấm bào ngư?
  • Bà bầu ăn nấm bào ngư được không?
  • Nấm bào ngư có tên khoa học là gì, tên tiếng Anh, tiếng Trung là gì?
  • Tư liệu tổng hợp

Nấm bào ngư có chứa các chất dinh dưỡng gì?

Nấm bào ngư có chứa chất đạm (với khoảng 18 loại axit amin), chất béo, chất xơ và các vitamin như B1, B2, B3, B5, B6, B9, D.

Bên cạnh đó, nấm bào ngư còn chứa các khoáng chất như Đồng, Ka li, Can xi, Phốt pho, Sắt…

Nấm bào ngư xào sả ớt
Nấm bào ngư xào sả ớt

Nấm bào ngư có tác dụng gì, ăn có tốt không?

Được biết, nấm bào ngư là loại nấm thơm ngon, bổ dưỡng, có tính ấm và có các công dụng như:

  • Dãn gân, làm thông kinh lạc.
  • Giúp hạ huyết áp, hạ mỡ máu, phòng ngừa xơ cứng mạch máu.
  • Tốt cho não bộ, hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng thần kinh thực vật.
  • Truy phong tán hàn, giúp giảm đau buốt ở đùi và lưng.
  • Giúp tăng cường miễn dịch và chống ung thư.

Tuy nhiên, mỗi tuần chỉ nên ăn 2 lần trở xuống, mỗi lần chỉ ăn khoảng 100 g nấm đã nấu chín là được.

Món ngon từ nấm bào ngư

Nấm bào ngư chiên giòn (chiên một mình nấm bào ngư), luộc sả, nấu canh, xào, kho… hay chiên bột đều ngon.

Nấm bào ngư chiên bột
Nấm bào ngư chiên bột

Lưu ý khi dùng nấm bào ngư

  • Phải nấu nấm thật chín trước khi ăn để tránh bị ngộ độc (bản thân người viết bài này cũng đã từng bị ngộ độc nấm bào ngư vì ăn nhầm món canh chưa chín hẳn và bị nôn mửa dữ dội…, đến khi cố nôn hết nấm ra thì mới khỏe lại). Với trường hợp ngộ độc nặng, nạn nhân thậm chí có thể tử vong. Vì vậy, cần hết sức lưu ý khi chế biến (và đến bệnh viện ngay nếu có dấu hiệu ngộ độc).
  • Khi chế biến nấm bào ngư, bạn chỉ nên dùng một ít dầu ăn vì nấm này hút dầu, hút nước rất mạnh. Nếu dùng quá nhiều dầu, món ăn sẽ dễ ngán, khó tiêu và ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Nên dùng lửa to để nấu vì như thế nấm sẽ ngon hơn (nếu nấu bằng lửa nhỏ thì nấm sẽ kém hương vị, màu sắc cũng không bắt mắt).
  • Không nên dùng nồi bằng nhôm để nấu nấm bào ngư (cũng như các loại nấm khác) vì chúng sẽ xảy ra phản ứng hóa học làm nấm bị ngả màu.
  • Không ăn cùng các thức ăn có tính mát và không nên ăn nhiều trong thời gian dài.
  • Nên chế biến cùng các gia vị như tiêu, tỏi, ớt, sả… để món ăn dễ tiêu hóa hơn.
Nấm bào ngư kho tiêu
Nấm bào ngư kho tiêu

Những người nào không nên ăn nấm bào ngư?

  • Người thể tạng hư nhược, đang yếu mệt trong người, mới khỏi bệnh… không nên ăn.
  • Người hay chướng bụng, lạnh bụng, tiêu chảy, sợ lạnh… không nên ăn nhiều.
  • Người đã uống rượu hoặc sắp uống rượu cũng không nên ăn (vì sẽ dễ dẫn đến ngộ độc rượu).
Nấm bào ngư luộc sả
Nấm bào ngư luộc sả

Bà bầu ăn nấm bào ngư được không?

Bà bầu có thể ăn nấm bào ngư với liều lượng vừa phải (không quá 150 g nấm đã nấu chín mỗi ngày).

Mỗi tuần, mỗi người cũng không nên ăn quá 2 lần.

Nấm bào ngư có tên khoa học là gì, tên tiếng Anh, tiếng Trung là gì?

Nấm bào ngư có tên khoa học là Pleurotus ostreatus.

Trong tiếng Anh, nấm bào ngư được gọi là Oyster mushroom.

Trong tiếng Trung, nấm bào ngư được gọi là 平菇 (bình cô, [píng gū]).

Tư liệu tổng hợp

  1. Nấm sò, https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BA%A5m_s%C3%B2,
  2. Oyster mushrooms – Pleurotus ostreatus, https://www.healthbenefitstimes.com/oyster-mushroom/
  3. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 2, NXB Y học, HN, 2018, trang 241.
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

Đậu hủ trắng được làm từ hạt đậu nành
Đậu hũ (tàu hủ) kỵ với gì? Đậu hũ nấu món gì tốt cho sức khỏe?
Các loại đường, đường đen là gì
Tất tần tật về các loại đường: đường mía, đường vàng, đường đen, đường nâu, đường đỏ…
Tụt huyết áp
Đứng lên chóng mặt, choáng váng, xây xẩm là bệnh gì?

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: bồi bổ/ hạ huyết áp/ mỡ máu cao/ ung thư

💎💎💎KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 💎💎💎🌿🌿🌿 NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ XEM NHÉ! 🌿🌿🌿

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Tác dụng của nấm rơm là gì? Những bí mật về nấm rơm
Bài viết sau Tác dụng và tác hại của ớt chuông »

Sidebar chính

Bài đăng mới nhất

Sadhguru

Những trích đoạn ngắn của Sadhguru (phần 15)

10/12/2023

Sadhguru

Chạm vào ân sủng – phần 12 (Sadhguru)

10/12/2023

Sahdguru

Có 2 điều tự nhiên đã sắp đặt cho bạn (Sadhguru)

10/12/2023

Nirvana Shatakam Sadhguru

Sadhguru nói về ăn uống – lựa chọn thực phẩm sáng suốt

10/12/2023

Sadhguru

Nếu bạn muốn cạnh tranh với ai đó… (Sadhguru)

09/12/2023

Sahdguru

Sadhguru nói: Vì sao bạn khổ?

09/12/2023

4 cách thanh lọc cơ thể – ứng dụng lời dạy của Sadhguru 

08/12/2023

Sadhguru

Những người ăn trứng và thịt phải biết điều này (Sadhguru)

07/12/2023

Đồng Tuyết Nhi Phụng Nghi

Hòa hảo với bản thân, rồi hài hòa với cuộc sống

07/12/2023

Sadhguru

Truyền cảm hứng cho con bạn, truyền cảm hứng cho thế giới (Sadhguru)

03/12/2023

Footer

Tìm kiếm

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!