Nấm hương là loại nấm quen thuộc với người ăn chay (ở miền Nam gọi là nấm đông cô). Bạn biết đấy, nấm này rất nhiều đạm nên là nguồn bổ sung đạm thay cho thịt động vật.
Tuy nhiên, nấm hương cũng có một số kiêng kỵ khi ăn, bạn đã biết chưa?
Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Nội dung chính ⇒
Nấm hương kỵ với gì?
Bạn biết đấy, các loại nấm nói chung đều có tính Âm – hàn, vì vậy, bạn không nên cho nấm vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản (cũng không nên dùng cùng với đồ uống lạnh). Nếu làm như thế, sau khi ăn nấm, bạn sẽ dễ bị đau bụng.
Ngoài ra, khi chế biến nấm hương, bạn cần tránh thịt lừa vì nấm hương kỵ với thịt lừa. Nếu ăn phải, bạn sẽ bị đau thắt ngực.
Bên cạnh đó, nấm hương còn kỵ với rượu. Nếu dùng chung, bạn sẽ có nguy cơ ngộ độc cao hơn, thậm chí có thể gây tử vong.
Ngoài ra, khi mua nấm hương, bạn cũng cần chú ý, không nên mua những cây có tai nấm to bất thường vì những loại này đa phần đã được tiêm chất kích thích. Nếu ăn, bạn có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe.
Trong chế biến, bạn cũng cần tránh nấu nấm hương bằng nồi nhôm. Bởi vì chất nhôm sẽ khiến nấm bị ngả màu thâm đen, gây mất thẩm mỹ và kém ngon.
Hơn nữa, vì nấm hương rất hút nước nên khi xào, bạn không nên cho quá nhiều dầu ăn. Nếu nấm thấm quá nhiều dầu, bạn ăn vào sẽ bị khó tiêu.
Tác hại của nấm hương
Nấm hương rất bổ dưỡng nhưng sẽ gây hại nếu bạn dùng sai cách hoặc sai đối tượng.
Cụ thể:
- Cần nấu nấm chín kỹ (nếu không sẽ gây ngộ độc).
- Người có dạ dày yếu không nên ăn nấm hương vì các loại nấm nói chung đều hơi khó tiêu.
- Người bị gút (thống phong) hoặc có lượng axit uric trong máu cao không nên ăn nấm hương (vì nấm hương nhiều đạm, nếu ăn nhiều thì sẽ làm axit uric trong máu cao hơn nữa).
- Người bị mẩn ngứa ngoài da cũng không nên ăn nấm hương.
Nấm hương có tác dụng gì?
Nấm hương chứa nhiều Ca, K và các chất giúp khống chế mỡ máu, vì vậy, nó giúp hạ huyết áp và đẩy mạnh tuần hoàn máu.
Không chỉ thế, nấm hương còn hỗ trợ giảm béo và bồi bổ sức khỏe tổng thể. Đây là loại nấm được khuyến khích cho người ăn chay, người cao huyết áp, máu lưu thông không đều, mỡ máu cao, người dễ bị tai biến mạch máu não, người nhiễm virus herpes đơn dạng, người cơ thể ứ trệ, hay đau nhức, người nhiễm khuẩn CMV, người dễ bị vỡ tĩnh mạch và động mạch… Những trường hợp này, ăn nấm hương sẽ bổ trợ rất tốt (mỗi tuần ăn 2 lần là được, chế biến tùy theo sở thích nhưng tốt nhất là nấu canh).
Nấm hương nấu cùng món gì?
Có nhiều cách chế biến nấm hương, trong đó, những cách sau đây sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng cao, đó là:
- Nấm hương nấu với bông cải: Nấm hương có giá trị dinh dưỡng cao và phong phú. Bông cải cũng vậy, giúp lọc máu, chống oxy hóa, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Vì vậy, kết hợp hai thành phần này sẽ giúp gân cốt dẻo dai, cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ giảm béo và tốt cho hệ tiêu hóa.
- Nấm hương nấu với cải thìa: Vâng, đây là bộ đôi tuyệt vời vì nấm hương rất bổ, cải thìa thì giúp thanh lọc rất tốt. Bạn biết đấy, cải thìa chứa nhiều hoocmon thực vật, giúp tăng sản sinh enzyme chống ung thư. Nấm hương thì giúp hạ mỡ máu và tốt cho sức khỏe lá gan. Vì vậy, kết hợp hai nguyên liệu này sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư.
Nguồn tham khảo: Thôi Hiểu Lệ, Kỵ và hợp trong ăn uống, NXB Phụ nữ, trang 8.
Xem thêm: Giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của nấm hương mà bạn chưa biết