Nấm kim châm có tác dụng gì và có độc không?
***
Nấm kim châm ngày càng được ưa chuộng trên thị trường Việt. Thế nhưng, bạn có biết nhiều người đã bị ngộ độc sau khi ăn nấm này chỉ vì một lý do rất đơn giản không? Vâng, đó là ăn nấm kim châm chưa chín hẳn.
Trường hợp này xảy ra khi nhiều người nấu mì cùng nấm kim châm và khi thấy mì chín thì nhắc xuống ăn. Sau khi ăn, người dùng bắt đầu thấy khó chịu, nhức đầu, choáng váng, da mặt tái xanh và buồn nôn dữ dội, sau đó nôn mửa ra nấm.
Với các cách chế biến khác, nếu nấm chưa chín hẳn thì cũng gây ngộ độc với các biểu hiện tương tự (khi nước vừa sôi thì nấm đã mềm lại khiến cho nhiều người tưởng rằng nấm đã chín nên ăn ngay và bị ngộ độc).
Trên thực tế, ở trạng thái tươi, nấm kim châm cũng như các loại nấm khác (nấm rơm, nấm bào ngư… ) đều có chứa các chất gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, sau khi được nấu chín, các chất này sẽ phân hủy.
Vì vậy, khi chế biến nấm kim châm, bạn nên nấu bằng lửa to cho sôi và giữ sôi 10 phút rồi mới tắt lửa, bạn nhé!
Nếu dùng nấm kim châm làm các món trộn, sốt… thì bạn cũng nên luộc chín như vậy rồi mới chế biến sau. Nếu dùng nấm kim châm nhúng lẩu thì bạn cũng cần đợi 10 phút kể từ khi nước sôi rồi mới ăn nhé!
Ngoài ra, còn một lưu ý khác không thể bỏ qua đó là nấm kim châm có tính Âm (hàn). Vì vậy, bạn không nên ăn hoặc uống cùng các thực phẩm có tính Âm (hàn) khác. Trên thực tế, đã có người ăn nấm kim châm vào buổi chiều tối (Âm), sau đó uống nước dừa (Âm) và bị ngộ độc với các biểu hiện nôn mửa, choáng váng… như đã kể trên.
Bên cạnh đó, bạn nên nhai kỹ nấm khi ăn vì nấm này hơi khó tiêu (nếu không nhai kỹ thì khi đi đại tiện, phân của bạn sẽ chứa nguyên cọng nấm dài và gây “một chút khó khăn” đấy!).
Nội dung chính ⇒
Một số lưu ý khác khi dùng nấm kim châm
Có một số vấn đề cần quan tâm khi ăn nấm kim châm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, đó là:
- Khi xào nấm thì không nên dùng nhiều dầu ăn vì nấm dễ hút dầu.
- Nấm kim châm có tính hàn nên những người tỳ vị hư hàn, hay tiêu chảy, lạnh bụng… không nên dùng.
- Cắt bỏ phần mạt gỗ dưới chân nấm, không nên rửa quá kỹ và cũng không nên ngâm nước quá lâu.
- Không dùng nấm kim châm đã bị đổi màu, mềm nhũn, có nhớt… hoặc có các dấu hiệu hư hỏng khác.
- Nên chọn chỗ bán uy tín để đảm bảo sản phẩm không bị nhiễm các hóa chất độc hại.
Công dụng của nấm kim châm đối với sức khỏe
Không phải ngẫu nhiên mà nấm kim châm lại được ưa chuộng đến vậy. Được biết, loại nấm này rất giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều tác dụng như:
- Giúp giảm mỡ máu.
- Giúp điều hòa huyết áp.
- Giúp tăng cường chức năng sinh lý của phái mạnh.
- Giúp tăng cường trí lực cho trẻ nhỏ.
- Giúp nâng cao hệ miễn dịch.
- Giúp ngăn ngừa viêm loét đường tiêu hóa.
- Giúp thanh nhiệt cơ thể.
- Giúp phòng ngừa các bệnh về gan mật.
Nấm kim châm có chứa các chất dinh dưỡng nào?
Nấm kim châm chứa chất đạm, chất béo, vitamin nhóm B như B1, B2, vitamin C, vitamin E, các axit amin, Ka li và Kẽm…
Nấm kim châm ăn sống được không?
Vâng, như đã trình bày ở trên thì không thể ăn nấm kim châm còn sống vì sẽ gây độc (có thể dẫn đến tử vong).
Tư liệu tổng hợp
- Nấm kim châm, http://hodinhhai.blogspot.com/2012/08/nam-kim-cham.html
- Nấm kim châm có tác dụng gì, trang vinid.
Xem thêm: Nấm hương (nấm đông cô) có công dụng gì đối với sức khỏe?