Uống thuốc gì giúp giảm đau bụng kinh? Đây là câu hỏi chung của nhiều chị em phụ nữ.
***
Đau bụng kinh là nỗi ám ảnh của nhiều chị em gái, nhất là các em gái ở độ tuổi dậy thì, chưa đủ kinh nghiệm và kiến thức về kinh nguyệt).
Chính vì vậy, đến kỳ kinh, có nhiều em gái vì đau bụng kinh mà phải nghỉ học, nhiều em mặt tái xanh vì cơn đau nhói trong bụng, có khi đau âm ỉ cả ngày (đi đứng không nổi).
Ở phụ nữ trung niên, nhiều chị em cũng bị cơn đau bụng kinh hành hạ khiến cho công việc và sinh hoạt đều bị ảnh hưởng.
Nội dung chính ⇒
Cách giảm đau bụng kinh dữ dội hoặc kinh không ra được gây nhức lưng
Trong trường hợp này, chúng ta có thể dùng hồng hoa để chữa đau bụng kinh (thay vì dùng thuốc Tây hoặc các thảo dược khác).
Ưu điểm của hồng hoa
- Giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả (chỉ dùng một, hai hoặc ba lần, không dùng nhiều hơn).
- Sau khi uống, máu kinh sẽ ra nhiều hơn và tươi hơn, không bị vón cục, thâm xỉn; kỳ kinh cũng diễn ra thuận lợi hơn (thường 3 ngày là hết).
- Không chỉ giúp giảm đau bụng kinh mà còn chữa được bế kinh (thường bế kinh 5 tháng thì uống vài lần sẽ có kinh lại).
- Dễ uống, nhỏ gọn và tiết kiệm.
Lưu ý khi dùng hồng hoa giảm đau bụng kinh
- Nếu bị đau bụng kinh do máu ứ thì chỉ dùng từ 1 – 3 lần là khỏi, không được lạm dụng. Mỗi lần dùng, lấy 5 g hồng hoa (lấy muỗng canh múc một muỗng đầy là vừa), pha với một chén nước sôi rồi đợi ấm lại thì uống như trà (uống xong thì đổ nước sôi khác vào và uống tiếp lần nước thứ hai, nếu thấy nước vẫn còn màu đỏ cam thì thêm nước lần 3).
- Nếu bị trễ kinh thì cũng dùng một đến ba lần, không dùng nhiều hơn.
- Nếu bị bế kinh thì uống mỗi ngày một hoặc hai lần, uống liên tục cho đến khi có kinh thì ngưng (nhưng không uống quá 10 lần mỗi tháng).
- Đối tượng cần tránh: Các bà bầu tuyệt đối không dùng hồng hoa cũng như các loại hoa có tinh dầu khác (vì sẽ gây hư thai). Ngoài ra, những chị em đang bị rong kinh, cơ thể yếu mệt, vừa mới khỏi bệnh, âm hao tổn… cũng không nên dùng hồng hoa vì nó sẽ làm nặng hơn tình trạng rong kinh và làm tổn sức. Bên cạnh đó, hồng hoa gây hạ huyết áp nên những người huyết áp thấp cũng không nên dùng.
- Bảo quản: Hồng hoa dễ bị sâu mọt nên bạn cần lưu ý khi mua cũng như bảo quản (sau một hoặc hai tháng thì nên phơi lại một lần).
Ăn gì để giảm đau bụng kinh?
Theo kinh nghiệm của các chị em thì các loại nước mát, rau xanh và trái cây có tính mát đều giúp giảm đau bụng kinh. Trong đó, một số loại thức uống, thức ăn thường được dùng là:
- Nước ép rau má (1 ly mỗi ngày) hoặc nước dừa (1 trái mỗi ngày, không quá 3 trái mỗi tuần).
- Rau xanh (tùy vào khả năng, ăn kèm bữa cơm).
- Sữa đậu xanh (1 ly mỗi ngày) hoặc nấu cháo đậu xanh ăn.
Cuối cùng, những ngày kinh nguyệt là những ngày chị em ta mất máu nhiều, sức khỏe và tinh thần cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Vì vậy, các chị em nhớ ăn uống đầy đủ, hạn chế thức ăn cay nóng, hạn chế đồ chua, hạn chế ăn rau răm và luôn giữ tinh thần vui vẻ nhé!
Thông tin thêm
Đau bụng kinh là một trong những vấn đề được tìm hiểu nhiều trên mạng. Có người đau ít hoặc hầu như không đau, ngược lại, có người bị cơn đau hành hạ đến chết đi sống lại.
Nếu mỗi tháng đều đau khổ vì chứng đau bụng kinh thì chất lượng cuộc sống sẽ bị giảm sút rất nhiều! Chưa kể, nếu bạn là người làm những công việc mang tính năng động, đòi hỏi di chuyển nhiều thì đau bụng kinh sẽ là sự cản trở rất lớn!
Khi tìm hiểu về sự quan tâm của mọi người đối với vấn đề đau bụng kinh, chúng tôi đã ghi nhận được rất nhiều từ khóa về liên quan như:
- Các cụm từ chỉ tình trạng như: đau bụng kinh dữ dội buồn nôn, đau bụng kinh dữ dội ra máu đen, đau bụng kinh dưới rốn, đau bụng kinh đau lưng, đau bụng kinh đi ngoài, đau bụng kinh hành sốt, đau bụng kinh giữa đêm, đau bụng kinh hoa mắt chóng mặt, đau bụng kinh hàng tháng, đau bụng kinh ra máu cục đen, đau bụng kinh mắc cầu, đau bụng kinh mệt mỏi, đau bụng kinh quặn từng cơn, đau bụng kinh âm ỉ, đau bụng kinh dữ dội…
- Các câu hỏi như: đau bụng kinh nên ăn gì?, đau bụng kinh uống gì?, đau bụng kinh nên làm gì?, đau bụng kinh ăn gì cho tốt?, ăn gì đỡ đau bụng kinh?, ăn gì giảm đau bụng kinh?, đau bụng kinh ăn gì cho hết?, đau bụng kinh bao lâu?, đau bụng kinh có nên uống thuốc không?, đau bụng kinh có nên uống nước dừa?, đau bụng kinh có nên xoa dầu?, đau bụng kinh có nên ăn đồ ngọt?, đau bụng kinh có nên uống trà gừng?, đau bụng kinh có nên uống sữa?, đau bụng kinh làm gì cho hết?, đau bụng kinh hạn chế ăn gì?, làm sao không đau bụng kinh?, làm sao để hết đau bụng kinh?…
- Các phương pháp như: đông y chữa đau bụng kinh, cách chữa đau bụng kinh…