• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

💗💗💗💗💗💗💗GIÁ 99 k/ quyển 💗💗💗💗💗💗🌿🌿🌿🌿NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA MÌNH NHÉ 🌿🌿🌿🌿

Sách Tư duy thành công trong mọi ngành nghề bài học từ Sadhguru
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Tác dụng của lá ngải cứu và cách dùng ngải cứu

Tác dụng của lá ngải cứu và cách dùng ngải cứu

11/08/2021 13/11/2022 Cây Hoa Lá

Cây ngải cứu có tác dụng gì?

Ngày xưa, những nhà có đàn bà con gái thường hay trồng cây ngải cứu. Bạn biết để làm gì không?

  • Để những khi bị đau bụng kinh thì hái vài nắm thật to, đem hơ trên lửa cho nóng, ấm, thơm rồi cho vào miếng vải, chườm khắp lên bụng. Một lát sau, bụng sẽ bớt đau.
  • Để hái một nắm lá, nấu lấy nước uống giúp giảm đau bụng kinh, cải thiện kinh nguyệt khó khăn do thiếu máu và cầm máu khi bị băng huyết, chảy máu chức năng ở tử cung (nguy cơ sảy thai).
Lá ngải cứu
Lá ngải cứu

Nói như vậy không có nghĩa là cây ngải cứu chỉ dùng cho phụ nữ.

Nội dung chính ⇒

  • Tác dụng của lá ngải cứu
    • 1. Ngải cứu trị động thai
    • 2. Trà ngải cứu giúp điều kinh
    • 3. Ngải cứu trị kinh nguyệt kéo dài, máu ra nhiều khiến cho cơ thể suy nhược, mệt mỏi
    • 4. Ngải cứu hơ nóng đắp lưng, trị đau mỏi, nhức lưng
    • 5. Ngải cứu trị rôm sảy, mẩn ngứa và mỏi mệt trong người
    • 6. Ngải cứu trị sốt do cảm lạnh
    • 7. Điều trị xơ gan cổ trướng
  • Ngải cứu có gây hư thai không? Bà bầu có dùng ngải cứu được không?
  • Người nào không nên dùng ngải cứu?
  • Cây ngải cứu làm hương liệu (túi thơm)
  • Cách trồng và nhân giống cây ngải cứu
  • Tư liệu tham khảo

Tác dụng của lá ngải cứu

Trên thực tế, ngải cứu còn được dùng với nhiều công dụng như:

  • Là vị thuốc có tính ấm, giúp điều hòa khí huyết và điều hòa kinh nguyệt.
  • Trừ hàn thấp, trừ giun.
  • Kháng sinh.
  • Bổ trợ tiêu hóa.

Cách dùng: lấy cành lá hoặc lá, phơi gió cho khô rồi nấu nước uống (mỗi ngày từ 6 – 10 g), nếu không thích sắc uống thì có thể hãm thuốc như trà hoặc tán bột uống. Nếu không tiện phơi khô thì có thể dùng tươi.

Ngoài ra, ngải cứu còn được dùng trong các bài thuốc như:

1. Ngải cứu trị động thai

Khi bị động thai khiến cho đau bụng, trong trường hợp không đi bệnh viện kịp thì ta cũng có thể lấy 4 – 8 g lá ngải cứu tươi, giã nát, vắt lấy nước rồi hòa cùng mật ong, đem nấu cho sôi lên rồi để ấm lại và uống.

2. Trà ngải cứu giúp điều kinh

Còn như để điều kinh, bạn có thể uống trà ngải cứu. Để pha trà thì bạn dùng lá ngải cứu đã phơi khô (phơi gió hoặc phơi chỗ râm mát, không phơi dưới nắng nóng vì sẽ làm bay hơi các hoạt chất).

Liều dùng mỗi lần là 2 – 4 g lá khô, ngày uống 3 lần, hãm với nước sôi rồi uống như trà (uống liên tục 1 tuần trước ngày dự kiến sẽ có kinh).

Ngoài tác dụng điều kinh, trà lá ngải cứu khô còn giúp bồi bổ sức khỏe.

Uống trà lá ngải cứu phơi khô có tác dụng gì
Trà lá ngải cứu phơi khô

3. Ngải cứu trị kinh nguyệt kéo dài, máu ra nhiều khiến cho cơ thể suy nhược, mệt mỏi

Lấy 30 g lá ngải cứu khô, xé nhỏ, nấu với 200 ml nước cho đến khi nước rút lại còn một nửa thì cho thêm chút đường vào và uống.

4. Ngải cứu hơ nóng đắp lưng, trị đau mỏi, nhức lưng

Với chứng đau lưng thì bạn hái cành lá ngải cứu rồi cắt ngắn ra (nếu hái được lá hoàn toàn thì càng tốt), đem xào với giấm cho ấm nóng vừa phải, sau đó để lên miếng vải, gói gọn lại.

Tiếp theo, bạn lót 1 miếng nilông hoặc miếng bao sạch lên giường, để gói vải lên và nằm (nằm ngửa, lưng nằm đè lên gói ngải cứu).

Cách khác: Bạn cũng có thể nằm sấp rồi đặt túi ngải cứu lên vùng thắt lưng (lưu ý để thuốc bớt nóng rồi mới chườm lên hoặc nằm lên).

5. Ngải cứu trị rôm sảy, mẩn ngứa và mỏi mệt trong người

Với các trường hợp này, bạn có thể hái lá ngải cứu non, nấu lấy nước rồi tắm (thực hiện thường xuyên thì sẽ khỏi, đồng thời, hương thơm của ngải cứu cũng sẽ giúp bạn tỉnh táo, phấn chấn hơn).

Ngải cứu
Cây ngải cứu

6. Ngải cứu trị sốt do cảm lạnh

Lấy 40 g cành lá ngải cứu tươi, rửa sạch, cắt nhỏ,  giã nát. Sau đó, lấy thêm 40 g củ gừng tươi, cũng rửa sạch, giã nát. Sau đó, trộn 2 loại trên lại, đổ thêm nửa chén nước và vắt lấy nước uống.

7. Điều trị xơ gan cổ trướng

Dùng lá ngải cứu và ngũ gia bì, liều lượng ngang nhau, đem phơi khô từng vị rồi để dùng dần. Mỗi lần dùng, lấy 50 g mỗi loại, nấu với 600 ml nước (khoảng 3 chén nước) cho đến khi nước rút còn 1/3 thì ngưng, chắt nước ra và chia thành 3 lần uống trong ngày.

Ngải cứu có gây hư thai không? Bà bầu có dùng ngải cứu được không?

Theo tư liệu thì ngải cứu không gây kích thích tử cung nên không làm sảy thai, tuy nhiên, phụ nữ mang thai cũng không nên dùng tùy tiện (với phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu thì tốt nhất là không nên dùng vì giai đoạn này, cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm với dược chất nên dễ bị sảy thai).

Nhìn chung, phụ nữ mang thai cần tránh các loại thuốc, tinh dầu và hóa chất. Nếu muốn dùng ngải cứu làm thuốc, bạn phải hỏi ý kiến của thầy thuốc, bạn nhé!

Người nào không nên dùng ngải cứu?

Ngải cứu có tính ôn ấm nên người nhiệt âm hư không nên dùng. Ngoài ra, người bị cao huyết áp do âm hư hỏa vượng, người bị bệnh mà không có hàn thấp cũng không nên dùng.

Cây ngải cứu làm hương liệu (túi thơm)

Ngải cứu chứa nhiều tinh dầu thơm nên bạn chỉ cần đưa tay vuốt nhẹ qua là đã ngửi thấy mùi thơm rồi (trong đó, cụm hoa là nơi tập trung nhiều nhất hàm lượng cineol có trong tinh dầu ngải cứu).

Cụm hoa cây ngải cứu
Cụm hoa ngải cứu (rất thơm)

Mùi thơm của ngải cứu đậm, mạnh và gợi cảm giác chua chua mặc dù trên thực tế, ngải cứu có vị hơi đắng.

Theo quan niệm y học cổ truyền thì mùi thơm có thể xua trừ tà khí, ô trược (“phương hương hóa trọc”) nên ngải cứu và nhiều dược liệu khác có hương thơm (như bạc hà, đinh hương, tía tô, quế bì…) còn có thể làm túi hương.

tui-huong-thao-duoc

Túi hương này chứa các thảo dược khô và sẽ được mang theo bên mình hoặc treo trong nhà, trong tủ quần áo… , có tác dụng làm mạnh tinh thần, xua trừ tà khí và tăng sức đề kháng (nhờ chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn có trong hương thơm).

Cách trồng và nhân giống cây ngải cứu

Cây ngải cứu có thể được trồng từ hạt nhưng cách hiệu quả nhất là giâm cành (cắt một đoạn thân nhánh, giâm xuống đất, tưới nước đều thì chẳng mấy chốc, cành ấy sẽ bén rễ, mọc thành cây mới).

Ngoài ra, cây ngải cứu còn được nhân giống bằng cách tách cây con từ cây mẹ (những cây con này phát triển rất nhanh).

Lưu ý: Mặc dù có hương thơm nhưng cây ngải cứu cũng có thể bị sâu rệp và côn trùng đeo bám, đẻ trứng ở mép dưới lá. Vì vậy, khi thu hái làm thuốc, bạn nên loại bỏ những lá không đạt chất lượng nhé!

Xem thêm: Cách dùng ngải cứu trị đau bụng kinh và trị mụn

Tư liệu tham khảo

  1. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, NXB Y học, trang 260.
  2. Tuệ Minh – Dương Thiên, Cây thuốc nam thông dụng trị liệu trong gia đình, NXB Đồng Nai.
  3. Lê Minh – Lê Ba – Hoàng Thủ, Thuốc Nam dùng trong gia đình, NXB Phụ nữ.
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 59

Bài viết liên quan

Lá cách non
Lá cách làm gì ngon? Món ăn từ lá cách
Cà phê kỵ gì
Cà phê kỵ gì? 3 món không nên ăn khi đã uống cà phê
Tép sả
Ăn củ sả có tác dụng gì, ăn sả thường xuyên có tốt không?

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: bế kinh/ đau bụng kinh/ kinh nguyệt không đều/ tiêu hóa/ trễ kinh

💎💎💎KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 💎💎💎🌿🌿🌿 NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ XEM NHÉ! 🌿🌿🌿

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Uống Atiso có tác dụng gì đối với sức khỏe? Nên uống trà hoa hay trà lá atiso?
Bài viết sau Tác dụng của cây cam thảo đất và cách sử dụng »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Sadhguru

Sự thật về Thượng đế (Sadhguru)

27/03/2023

Chúa ôm con che chở tình thương

Sadhguru trả lời: Chúa có dẫn bạn đến thiên đường không?

27/03/2023

Sadhguru Kỹ thuật nội tâm

Rơi nước mắt – một khía cạnh khác của Sadhguru – Bí mật lớn nhất của Sadhguru

25/03/2023

Chiếc nhẫn bằng đồng hình con rắn

Chiếc nhẫn bằng đồng, hình con rắn, được thánh hiến tại Isha, do Sadhguru thiết kế (giá 120 k)

11/03/2023

Hạt kim cang cho trẻ em Isha sadhguru

Hạt kim cang cho trẻ em dưới 14 tuổi, được thánh hiến tại Isha (Ấn Độ, Sadhguru đề xuất) giá 120 k

11/03/2023

Sách của Sadhguru

Sách của Sadhguru – vì sao đến nay vẫn chưa có ai dịch chính thức?

10/03/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!