• Thảo dược
  • Làm đẹp
  • Góc trồng cây
  • Trà dư tửu hậu
  • Sáng tác văn học

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ về cây hoa lá!

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Ngọc trai (trân châu) có thực sự giúp đẹp da và điều trị bệnh?

Ngọc trai (trân châu) có thực sự giúp đẹp da và điều trị bệnh?

25/10/2020 01/11/2020 Cây Hoa Lá

Ngọc trai (trân châu) là trang sức cao cấp, quý giá và thường chỉ dùng để trang trí. Trong một vài trường hợp đặc biệt, các gia đình quyền quý, giàu có mới đem ngọc trai (trân châu) chôn cùng người chết – tuẫn táng – với quan niệm mang theo sự giàu có về thế giới bên kia).

Còn lại, người ta ít khi dùng ngọc trai làm thuốc vì nó quá đắt đỏ. Trong khi đó, có nhiều vị thuốc khác có thể thay thế cho ngọc trai trong làm đẹp với mức giá hợp lý hơn.

Tuy nhiên, nhiều chị em phụ nữ vẫn thích dùng ngọc trai qua các bài thuốc uống, thuốc thoa vì trên thực tế, trong hạt ngọc của con trai vẫn có một số hoạt chất nhất định giúp điều trị bệnh và làm đẹp da.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính yếu khiến các chị em lựa chọn ngọc trai vẫn là danh tiếng và vẻ đẹp của nó. Xưa nay, nhiều người vẫn quan niệm rằng “ăn gì bổ nấy” và dùng ngọc trai thì sẽ trắng đẹp nõn nà như ngọc trai.

Có thể nói, đây là quan niệm lỗi thời và chỉ mang tính chất an ủi (trên thực tế còn có ngọc trai đen – loại này rất hiếm).

Ngọc trai đen
Ngọc trai đen

Như vậy, trong ngọc trai (trân châu) có thành phần gì và nó có những công dụng gì đối với sức khỏe và làm đẹp?

Nội dung chính ⇒

  • Ngọc trai (trân châu) có tác dụng gì, điều trị bệnh gì?
  • Lưu ý khi dùng ngọc trai làm thuốc
  • Cách làm bột ngọc trai để làm đẹp và làm thuốc
  • Ngọc trai (trân châu) có thực sự giúp đẹp da?
  • Cách phân biệt, cách thử ngọc trai thật – giả
  • Ngọc trai thật giá bao nhiêu?
  • Các loại ngọc trai, có bao nhiêu loại ngọc trai (trân châu)
  • Thông tin thêm về ngọc trai (trân châu)
  • Tư liệu tổng hợp

Ngọc trai (trân châu) có tác dụng gì, điều trị bệnh gì?

Trong ngọc trai có chứa một lượng lớn bột đá CaCO3 (hơn 90 %). Được biết, CaCO3 là thành phần chính của đá vôi. Ngoài ra, trong ngọc trai còn chứa các chất khác như axit amin, axit cacbonic (H2CO3)…

Ngọc trai (trân châu)
Ngọc trai (trân châu)

Theo y học cổ truyền, ngọc trai có vị mặn, tính lạnh và có công dụng:

  • Thông vào tim giúp trấn tĩnh tinh thần, an thần và điều trị chứng hay giật mình.
  • Điều trị xung huyết trên đầu và mặt.
  • Điều trị viêm niêm mạc miệng.
  • Thông vào gan giúp sáng mắt, thanh nhiệt, giải độc.
  • Điều trị phiền nhiệt, tiêu khát.

Liều lượng: Mỗi lần uống từ 0,3 g đến 0,6 g bột ngọc trai và lưu ý khỏi bệnh thì ngưng, không được lạm dụng và phải hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng (xem cách làm bột ngọc trai ở phần dưới).

Lưu ý khi dùng ngọc trai làm thuốc

1. Người bệnh mà không do thực hỏa hoặc không do tà nhiệt gây ra thì không được dùng (vì ngọc trai có tính lạnh nên điều trị các bệnh về nhiệt).

2. Hạt ngọc trai (trân châu) được chọn để làm thuốc cũng như làm đẹp phải là loại hạt mới thu hoạch, không dùng loại đã để lâu ngày hoặc đã dùng làm trang sức, tuẫn táng (thời xưa thường dùng trân châu và các bảo vật quý giá để tuẫn táng, chôn cùng người chết).

3. Khi mua ngọc trai, bạn cần chọn những nơi đáng tin cậy để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng (được làm từ bột đá hoặc các nguyên liệu khác). Hiện nay, việc mua bán ngọc trai giả đã trở thành vấn nạn và ngay tại Phú Quốc – xứ sở của ngọc trai thì vẫn xuất hiện hàng loạt địa điểm bán ngọc dỏm với giá rẻ bèo và không cho thử thật – giả.

4. Không được uống liên tục hoặc uống trong thời gian dài vì cơ địa mỗi người là khác nhau. Mặt khác, việc bổ sung một lượng lớn dược phẩm từ ngọc trai trong thời gian dài có thể khiến chúng ta dư một số chất (như Canxi) và dẫn đến bệnh tật (như sỏi thận…).

Bột ngọc trai
Bột ngọc trai

Cách làm bột ngọc trai để làm đẹp và làm thuốc

Ngọc trai sau khi đem về không dùng trực tiếp mà phải sơ chế trước khi uống (bôi thoa) thì mới dùng.

Cách làm bột ngọc trai như sau: Đem ngọc rửa sạch, gói trong một miếng vải rôi bỏ vào nồi đất, sau đó cho thêm nước và tàu hủ vào, nấu liên tục hai tiếng thì mới lấy ra nghiền nát thành bột. Kế đến, đổ thêm nước vào bột này và lại nghiền tiếp rồi mới đem phơi thành bột khô để dùng.

Ghi chú: Thông thường, nếu mua tại các hiệu thuốc Đông y, bạn có thể nhờ các nhà thuốc Đông y bào chế giúp để đảm bảo đúng quy cách làm thuốc (có nhiều cách bào chế khác nhau).

Ngọc trai (trân châu) có thực sự giúp đẹp da?

Theo danh y Lý Thời Trân (trong công trình “Bản thảo cương mục“) thì ngọc trai là loại thuốc rất quan trọng trong các công thức làm đẹp. Ông viết: “dùng bột trân châu bôi lên da mặt sẽ làm cho mặt sáng sủa và mềm mại“.

Một làn da đẹp là niềm tự hào muôn đời của phụ nữ
Một làn da đẹp là niềm tự hào muôn đời của phụ nữ

Ngoài ra, theo các ghi chép, cứ cách 10 ngày lại uống một lần bột ngọc trai (mỗi lần từ 0, 6 đến 0, 9 g bột) thì sẽ giúp đẹp da.

Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, việc uống bột ngọc trai để làm đẹp, nếu không cẩn trọng có thể sẽ dẫn đến những hệ lụy cho sức khỏe.

Vì vậy, nếu thích dùng ngọc trai và có điều kiện về kinh tế, chúng ta cũng chỉ nên dùng ngoài da để loại bỏ tế bào chết và giúp da trắng đẹp, mịn màng.

Trên thực tế, vì giá cả của ngọc trai quá cao so với các sản phẩm làm đẹp khác nên ngày nay cũng ít ai dùng (ngoại trừ các quý bà thích làm đẹp từ các sản phẩm cao cấp và các hiệu thuốc Đông y với các phương thuốc gia truyền, bí truyền từ ngọc trai).

Cách phân biệt, cách thử ngọc trai thật – giả

Cách dễ nhất để thử ngọc trai thật hay giả chính là chà viên ngọc lên mặt kính (mặt tủ kính…). Nếu sau khi chà xong, viên ngọc vẫn không bị tróc da, ta dùng tay vuốt lại mà ngọc vẫn nguyên vẹn bóng sáng thì đó là ngọc thật. Vì vậy, nếu người bán ngọc trai không cho thử ngọc vì bất kỳ lý do gì thì ta có quyền nghi ngờ đó là ngọc giả.

Ngoài ra, theo wikipedia, có kể phân biệt ngọc nhân tạo và ngọc tự nhiên bằng cách kiểm tra X quang. Cụ thể, nhân của hạt ngọc được nuôi không có các vòng đồng tâm chồng lên nhau và có cấu trúc khác với ngọc tự nhiên (nhân của ngọc tự nhiên thì có các vòng xuyến chồng lên nhau).

Trang sức ngọc trai (trân châu)
Trang sức ngọc trai (trân châu)

Ngọc trai thật giá bao nhiêu?

Theo ông Nguyễn Văn Dưng (Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Thành phố Hồ Chí Minh) thì ngọc trai thật, tự nhiên, có chất lượng tốt luôn có giá rất cao (có thể hơn 10 triệu đồng/ hạt) còn những loại có chất lượng kém thì giá rất thấp, chỉ vài trăm ngàn đồng/ hạt (nguồn tin năm 2014).

Ngoài ra, giá ngọc trai tự nhiên còn tùy vào kích cỡ, hình dáng và chất lượng của hạt ngọc đó.

Các loại ngọc trai, có bao nhiêu loại ngọc trai (trân châu)

Ngọc trai có rất nhiều loại khác nhau. Nếu xét về môi trường hình thành, ta có thể chia thành ngọc trai nước ngọt và ngọc trai nước mặn.

Nếu xét về xuất xứ, ta có thể chia thành ngọc trong nước và ngọc nhập khẩu (đa phần là từ Trung Quốc).

Nếu xét về quá trình hình thành ngọc, ta có thể chia thành ngọc tự nhiên, ngọc nhân tạo (ngọc nuôi) và ngọc giả.

Trong đó, ngọc tự nhiên là loại tự hình thành do cát sỏi rơi vào bên trong thân của con trai (loại trai có khả năng tạo ngọc) hoặc các ký sinh trùng và những tổn thương cơ học khác.

Lúc này, cơ thể con trai sẽ tiết ra lớp xà cừ để bọc lấy vật thể lạ đó và dần dần, lớp xà cừ này dày thêm, bóng sáng và thành viên ngọc. Ngọc tự nhiên thì hình dáng thường méo mó, không tròn vạnh và cũng không có các hình dạng như ý (như ngọc nhân tạo).

Ngọc trai (trân châu) tự nhiên
Ngọc trai (trân châu) tự nhiên

Với ngọc nhân tạo (ngọc trai nuôi) thì con người sẽ tác động vào quá trình tạo ngọc và cấy các viên nhân ngọc với hình dáng mong muốn. Ngọc trai giả là loại được làm từ nhựa hoặc các thành phần tương tự có thể tạo ra hình dáng như ngọc trai.

Thông tin thêm về ngọc trai (trân châu)

Ngọc trai còn được gọi là trân châu nhưng trong Đông y cũng có một vị thuốc khác tên là trân châu, đó là cây trân châu Sageretia theezans (hay còn gọi là canh châu, xích chu đằng…). Loài này hay mọc ở miền Bắc nước ta.

Tư liệu tổng hợp

  1. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, 1999, trang 797.
  2. Văn Thiên Đường – Văn Lượng – Lâm Hợi, Làm đẹp bằng các phương thuốc đông y cổ truyền, NXB Văn hóa thông tin, trang 12 – 15.
  3. Quý bà Sài Gòn uống bột ngọc trai có trở thành mỹ nữ?, http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Quy-ba-Sai-Gon-uong-bot-ngoc-trai-co-tro-thanh-my-nu-302982/
  4. Mập mờ ngọc trai giá bèo ở Phú Quốc, https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/map-mo-ngoc-trai-gia-beo-o-phu-quoc-450671.html
  5. Ngọc trai, https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%8Dc_trai

Bài viết liên quan

Hình ảnh đường thốt nốt chất lượng
Đường thốt nốt được làm từ gì? Cách nấu đường thốt nốt
Kỷ tử
Kỷ tử (quả câu kỷ) giúp sáng mắt và đỡ mỏi mắt
Cam thảo
Cam thảo trị ngứa âm đạo ở phụ nữ và vì sao nam giới không nên dùng cam thảo?

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: an thần/ chống viêm/ đẹp da dưỡng da/ giải độc/ sáng mắt/ thanh nhiệt

Bài viết trước « Đường thốt nốt truyền thống, không hóa chất được bảo quản bằng gì?
Bài viết sau Đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích), các dấu hiệu và cách chữa trị bằng thuốc nam »

Sidebar chính

Bài viết nổi bật

Hoa sa la - ngọc kỳ lân

Phân biệt 5 loại hoa: vô ưu, sa la, ưu đàm, ngọc kỳ lân và vàng anh lá bé

24/11/2020

Đường thốt nốt nguyên chất mua ở đâu

Đường thốt nốt truyền thống, không hóa chất được bảo quản bằng gì?

15/10/2020

Sương sâm

Cách vò lá sương sâm làm thạch và công dụng của sương sâm

14/09/2020

Cây sương sâm mua ở đâu cách ươm cây sương sâm

Cách ươm hạt, giâm cành, nhân giống cây sương sâm (lá lông và lá trơn)

01/07/2020

Cách nấu sâm bổ lượng ngon nhất và chi tiết từng bước (lưu lại để dùng)

25/06/2020

Nhang đàn hương

Hương chiên đàn đã được người Trung Hoa dùng trong trị liệu từ khi nào?

03/02/2020

hoa-xac-thoi

Những loài hoa lớn nhất, nhỏ nhất và chậm ra hoa nhất trên thế giới

07/01/2020

Cây và trái si rô

Cây si rô là cây gì? Công dụng và cách nhân giống cây si rô (Carissa carandas)

31/12/2019

Cây quế trong ca dao, thơ ca là những cây gì?

07/12/2019

“Cây quế cung trăng”, tương truyền có phải là cây mộc hương?

03/12/2019

Chiên đàn thụ và tượng Phật

Hình tượng cây chiên đàn hay chính là hoàng thân Miên Thẩm? (Chiên đàn thụ)

26/11/2019

Trương Chi

Chén bạch đàn trong truyện Trương Chi được làm từ gỗ gì? (đàn hương)

23/11/2019

Nhất chi mai (Nhị độ mai)

“Đêm qua sân trước một nhành mai” có phải là cây Nhất chi mai?

22/11/2019

Hình ảnh đường thốt nốt chất lượng

Đường thốt nốt được làm từ gì? Cách nấu đường thốt nốt

07/03/2021

Rau ngò om tía

Rau ngò om giúp hạ huyết áp, giảm đau bụng kinh, chữa sỏi niệu quản, sỏi thận và sỏi bàng quang

04/03/2021

Nụ đinh hương

Nụ đinh hương chữa đau răng nhanh chóng, giá bình dân và các công dụng làm thuốc

01/03/2021

NHẬN BÀI VIẾT MỚI QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Copyright © 2021 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Đăng nhập