Nhiều người nghĩ rằng khoai lang chứa nhiều đường bột nên không hợp với người bị tiểu đường (vì sẽ làm tăng đường huyết). Tuy nhiên, trên thực tế, khoai lang tím lại rất có lợi đối với bệnh nhân tiểu đường.

Nội dung chính ⇒
Vì sao người bị tiểu đường nên ăn thêm khoai lang?
Thứ nhất, sau khi nấu vừa chín tới, không chín nhừ thì chỉ số đường huyết của khoai lang là 54. Đây là chỉ số đường huyết thấp (thấp hơn bánh mì và cơm gạo trắng), vì vậy, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn thêm khoai lang để giảm bớt cơm.
Thứ hai, khoai lang giàu chất xơ nên khi đi vào cơ thể, chất đường bột có trong khoai lang sẽ được tiêu hóa một cách chậm rãi (vì phải đi cùng chất xơ), vì vậy, hàm lượng đường giải phóng vào máu cũng ít và chậm. Nhờ vậy, lượng đường huyết sau ăn không bị tăng đột ngột.
Thứ ba, caiapo có trong củ khoai lang Nhật còn giúp kiểm soát đường huyết lúc đói và kiểm soát mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường (nhất là bệnh nhân tiểu đường có kèm mỡ máu cao, thừa cân).
Thứ tư, vitamin C và beta-carotene có trong khoai lang là những chất chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ phát sinh biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường.

Thứ năm, khoai lang còn giúp giảm cân an toàn nhờ lượng calo khá thấp, chỉ bằng 30 % calo của cơm gạo trắng. Vì vậy, ăn một ít khoai lang luộc trước bữa cơm sẽ giúp bạn ăn cơm ít lại mà vẫn thấy no (bệnh nhân tiểu đường không nên bỏ các bữa cơm vì như thế sẽ làm cơ thể yếu đi và khó chống lại bệnh hơn).
Thứ sáu, carotenoids trong khoai lang còn có tác dụng làm giảm sự kháng insulin (insulin là hoocmon giúp tế bào sử dụng đường từ máu, để lượng đường trong máu không vượt quá mức, vì vậy, khi cơ thể xảy ra sự kháng insulin thì quá trình này sẽ bị trục trặc, khiến lượng đường trong máu không được dùng và tăng lên, gây bệnh tiểu đường và các biến chứng do tăng đường huyết đột ngột).
Bệnh nhân đái tháo đường nên ăn khoai lang màu gì?
Có nhiều loại khoai lang với hàm lượng đường bột và hoạt chất khác nhau.
Vì vậy, theo các chuyên gia thì người bị tiểu đường nên ăn thêm khoai lang tím vì loại này có chỉ số đường huyết thấp hơn nhiều loại khác và dễ mua.

Bên cạnh đó, khoai lang tím còn chứa anthocyanins giúp ngừa béo phì, tiểu đường và làm giảm tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường.
Nếu không có khoai lang tím thì bạn chọn khoai lang Nhật cũng được (loại này có vỏ màu tím và ruột màu vàng).

Người bị tiểu đường nên ăn khoai lang thế nào cho đúng cách?
- Thứ nhất, người bị tiểu đường nên ăn khoai lang luộc vừa chín tới (vì nếu nướng hay nấu chín quá sẽ làm tăng lượng đường trong khoai).
- Thứ hai, chỉ nên ăn thêm nửa củ khoai lang luộc có kích thước trung bình và ăn trước bữa cơm.
- Thứ ba, nếu đã ăn khoai lang thì bạn nên giảm các thức ăn có chứa tinh bột như cơm, bánh mì, các loại bánh từ bột… và không nên ăn quá no. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn thêm rau xanh để hỗ trợ cơ thể kiểm soát đường huyết, cải thiện bệnh tiểu đường.
- Thứ tư, không được ăn khoai lang cùng các thực phẩm sau đây: trái hồng, chuối, bí đỏ, cua, thịt gà, trứng…
- Thứ năm, khoai lang nên ăn cả vỏ nhưng phải rửa sạch rồi mới luộc. Tuy nhiên, với những củ có vỏ bị đốm đen thì không nên ăn.
Lưu ý
Xem thêm: 10 loại thuốc dễ tìm giúp hạ đường huyết, điều trị tiểu đường tại nhà
Tư liệu tổng hợp
- Tác dụng thần kỳ trong điều trị tiểu đường của khoai lang, https://voh.com.vn/suc-khoe/tac-dung-than-ky-trong-dieu-tri-tieu-duong-cua-khoai-lang-220651.html
- Bài thuốc dân gian trị tiểu đường từ khoai lang và gừng, https://tuoitrexahoi.vn/497-120-2-bai-thuoc-dan-gian-tri-tieu-duong-tu-khoai-lang-va-gung-148002.html
- Tiểu đường ăn khoai lang được không? Nên chọn khoai màu gì?, https://hellobacsi.com/tieu-duong-dai-thao-duong/tieu-duong-an-khoai-lang-duoc-khong/
- Rau khoai lang tốt cho bệnh tiểu đường, https://khoahocdoisong.vn/rau-khoai-lang-tot-cho-benh-tieu-duong-103264.html
- Khoai lang vô cùng tốt, nhưng ai cũng cần biết những cấm kỵ này khi ăn để tránh mắc bệnh, https://afamily.vn/khoai-lang-vo-cung-tot-nhung-ai-cung-can-biet-nhung-cam-ky-nay-khi-an-de-tranh-mac-benh-20201030225349767.chn