• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây
  • Cửa hàng Phụng Nghi – các sản phẩm của Sadhguru

Cây Hoa Lá

Oder hàng Ấn Độ, mua hàng từ trung tâm của Sadhguru

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
  • Store
Trang chủ » Cảm nghiệm cá nhân » Những vấn đề xung quanh việc nhịn ăn

Những vấn đề xung quanh việc nhịn ăn

27/07/2023 27/07/2023 Cây Hoa Lá

Nội dung chính ⇒

  • 1. Sadhguru muốn chúng ta nhịn ăn gián đoạn có phải chỉ để thanh lọc cơ thể?
  • 2. Ai không nên nhịn ăn?
  • 3. Khi nhịn ăn gián đoạn, uống nước được không?
  • 4. Có cần xả nhịn không?
    • 5. Nhịn ăn gián đoạn bao lâu là hợp lý?

1. Sadhguru muốn chúng ta nhịn ăn gián đoạn có phải chỉ để thanh lọc cơ thể?

Không. Sadhguru nói rằng thanh lọc cơ thể là có thật, nhưng nó chỉ là mục đích nhỏ thôi.

Mục đích cuối cùng của việc nhịn ăn chính là: chúng ta sống có ý thức hơn.

Nghe đến từ ý thức, bạn đừng nghĩ tới môn Giáo dục công dân.

Ý thức mà Sadhguru đang nói là ý thức trong từng khoảnh khắc bạn sống, trong mỗi việc mà bạn làm.

Để làm gì? Để chúng ta sáng suốt hơn.

Sadhguru ví dụ: bây giờ, từ sáng đến chiều bạn nhịn ăn. Trong suốt thời gian đó, bạn luôn ý thức cao độ rằng bạn phải nhịn ăn, phải không?

Bạn luôn tỉnh táo mọi lúc (vì sợ quên ak, kaka). Bóng đèn ý thức của bạn luôn bật.

Vì vậy, mỗi tháng nhịn ăn 2 lần là để chúng ta tập luyện cho quen dần với sự ý thức. Cái não tỉnh táo thì hành động mới sáng suốt.

Rồi từ đó, dần dần, trong mỗi việc bạn làm, bạn đề u đặt ý thức của bạn vào đó. Khi đó, bạn sẽ ít sai lầm hơn và có một cuộc sống đáng giá hơn.

Cho nên, nếu bạn không nhịn ăn nổi 24 tiếng thì bạn nhịn 8 tiếng thôi cũng được. Vấn đề là bạn phải luôn có ý thức trong từng hoạt động mà bạn làm.

Bây giờ, bạn đang chạy xe với ý thức hay vô thức?

Bạn đến công ty với ý thức rằng đây là hoạt động sống… hay cứ đi như kẻ vô hồn?

Nếu bạn luôn sống trong ý thức thì bạn thậm chí không cần nhịn ăn.

Hiển nhiên, nếu bạn cảm thấy trì trệ và cần thanh lọc thì cần nhịn ăn gián đoạn, mỗi tháng 2 lần, mỗi lần 24 tiếng nha.

2. Ai không nên nhịn ăn?

Đối với dân văn phòng như mình, suốt ngày ngồi máy tính, cơm bưng nước rót, luôn ăn no bụng, ít vận động thể lực… thì bạn kêu nhịn ăn là đúng.
Để làm chi? Để bớt trì trệ lại. Khung cơ thể này không nên mang quá nhiều thức ăn.
Còn như mẹ mình và các bà, các mẹ, các chú ở dưới quê, nhiều người mê làm việc đến mức quên ăn. Nhiều khán giả kênh mình, họ làm việc vất vả đến mức không ăn là không làm nổi.
Những người như vậy, bạn không thể kêu họ nhịn ăn. Họ nhịn nữa là xỉu thật. Những người như vậy, bạn phải kêu họ dừng việc lại, ăn cơm đi.
Tương tự như vậy, với những sinh viên đang phải ăn mì gói… thì bạn không thể kêu tụi nó nhịn ăn. Cái mà tụi nó cần là ăn đa dạng hơn để đủ chất.
(Viết đến đây, tự nhiên nhớ mình của ngày xưa quá)…
…Uhm.
Quay trở lại nha.
Có những đối tượng không nên nhịn ăn, đó là:
– Phụ nữ mang thai.
– Bà mẹ đang cho con bú.
– Người mới hết bệnh…
Cho nên, nhịn ăn gián đoạn có thể tuyệt vời với người này nhưng lại là khắc nghiệt với người kia. Mỗi người một hoàn cảnh sống khác nhau. Triết lý uống ăn không thể san bằng cho tất cả.
Tương tự như vậy, phụ nữ đang có kinh nguyệt cũng không nên nhịn ăn.
Những người đường huyết thấp, huyết áp thấp, muốn nhịn ăn cũng được, nhưng nên ăn dặm một tí trái cây, không thôi dễ xỉu lắm.

3. Khi nhịn ăn gián đoạn, uống nước được không?

Uống được. Không uống cũng được.

Nên như vầy nha:

Ai nhịn khát được thì nhịn, riêng mình thì mình uống (vì có nước thì mới dễ thải độc qua đường tiểu hehe). Hiển nhiên, không nên tham lam mà uống cả lu, ngộ độc nước chết nghe.

Mỗi lần uống nửa ly thôi nha, tổng lượng nước trong ngày từ 1 – 2 lít là được.

4. Có cần xả nhịn không?

Xả nhịn là thực hiện thêm một số bước sau ngày nhịn ăn để tăng hiệu quả nhịn ăn, ví dụ như uống thêm nước chanh pha muối rồi ăn chuối gì đó… đại loại vậy.

Mình chưa thực hiện xả nhịn nên mình không thể chia sẻ với mọi người được.

Nhưng hỏi thiệt nhe, bạn nhịn tới 6 giờ tối rồi, đói muốn le lưỡi rồi, bạn có muốn nhịn thêm nữa không?

Mình biết, rất nhiều người nhịn quen và xả nhịn thành công.

Nhưng cũng rất nhiều người, nhịn đến 6 h tối đã là nỗ lực vô cùng rồi. Nhịn nữa là đau khổ thật đó.

Mình nghĩ như vầy:

Làm gì thì làm nhưng cũng phải quan tâm đến cảm thức sống. Xả nhịn vui vẻ thì xả, còn nếu khó quá thì thôi. Xả nhịn mà trong lòng đau khổ vô biên thì có ích gì? Giây phút đau khổ và ức chếđó, bạn còn tạo ra nhiều chất độc hơn nữa.

Về mặt sức khỏe thể chất thì nhịn ăn và xả nhịn đúng cách đều quan trọng, nhưng về mặt sức khỏe tinh thần thì bạn cảm thấy như thế nào trong khoảng thời gian đó mới quan trọng.

5. Nhịn ăn gián đoạn bao lâu là hợp lý?

Mỗi tháng nhịn 2 lần, mỗi lần 24 tiếng và ngày nào tiện thì nhịn ăn (không nhất thiết phải là ngày Ekadashi – 11 và 26 âm lịch). Hiển nhiên, nhịn ăn vào 2 ngày này sẽ là tốt nhất.

Sadhguru nói rằng sẽ có những ngày bạn không thấy đói, vì vậy, bạn sẽ dễ nhịn hơn.

Trong thời gian nhịn ăn, bạn vẫn có thể uống nước, một tí mật ong pha nước ấm hoặc có thể ăn tí trái cây nha.

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

Học gì từ Sadhguru?
Tại sao theo Sadhguru lâu mà vẫn nghèo?
Phụng Nghi
Thế nào là tâm linh? Phụng Nghi

Chuyên mục: Cảm nghiệm cá nhân

💎💎💎KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 💎💎💎🌿🌿🌿 NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ XEM NHÉ! 🌿🌿🌿

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Con mắt thứ ba nằm ở đâu? (Sadhguru)
Bài viết sau Nên làm gì với những đứa trẻ mới sinh ra đã bị tật nguyền? (Sadhguru) »

Sidebar chính

Các bài viết khác

Viên uống neem

Có nên dùng neem nghệ?

12/09/2023

Táo bón ăn gì?

12/09/2023

Học gì từ Sadhguru?

05/09/2023

Tại sao theo Sadhguru lâu mà vẫn nghèo?

05/09/2023

Phụng Nghi

Thế nào là tâm linh? Phụng Nghi

04/09/2023

Sadhguru

Chạm vào ân sủng – phần 11: Những gì bạn đang khao khát? (Sadhguru)

02/09/2023

Footer

Tìm kiếm

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!