Tại sao con chó hay con mèo, hễ bị thương là nó sẽ ngồi liếm vết thương he? Có phải thấy máu chảy lạ lạ nên liếm thử không? Không hẳn như vậy đâu.
Bạn biết đó, hồi xưa, y học cổ truyền gọi nước bọt của chúng ta là “ngọc tuyền”, “thần thủy”, tức là họ quý nó như một loại nước ngọc ngà, thần thánh…
Y văn cho biết: nước bọt có công dụng nhuận ngũ tạng tâm, can, tỳ, phế, thận; bổ não, ích tủy nên kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, nó còn giúp mềm da và làm tăng nguyên khí ở đan điền. Nguyên khí thì rất quan trọng vì nó quyết định tuổi thọ và sức khỏe của chúng ta.
Ở Trung Quốc, thời Nam Bắc Triều có 1 danh y tên là Đào Hoằng Cảnh. Trong y văn của mình, ông viết như sau: “Thực ngọc tuyền giả, năng sử nhân diên niên, trừ bách bệnh“, nghĩa là người nuốt nước bọt có thể sống lâu, trừ được nhiều loại bệnh.
Cái đó là y học cổ truyền. Còn y học hiện đại thì như thế nào he?
Theo kết quả phân tích thì trong nước bọt của chúng ta chứa ít nhất 6 hoạt chất quý, đó là: Enzyme amylase xúc tác quá trình tiêu hóa, Enzyme Lysozyme giúp diệt khuẩn, enzyme Opiophin giúp giảm đau, enzyme Protein SLPI giúp kháng khuẩn và làm lành vết thương, Immunoglobulin giúp tăng cường hệ miễn dịch và IgA giúp thúc đẩy sự sinh trưởng của tế bào, kéo dài tuổi thọ.
Ngoài ra, nước bọt của chúng ta còn chứa các axit hữu cơ, nội tiết tố và vitamin…
Vì vậy ak, kinh nghiệm của con chó cho thấy: khi liếm vết thương thì vết thương mau lành hơn. Nó trở thành bản năng giống loài luôn rồi. Cứ bị thương là liếm vết thương thôi.
À, mà hồi xưa, ông bà mình khuyên ăn chậm, nhai kỹ… rõ ràng là quá chí lý, phải không? Chỉ tại hồi xưa không có bằng chứng khoa học, không phân tích được mấy cái có trong nước bọt nên người ta chủ yếu đúc kết qua kinh nghiệm.
Cho nên, khi mình ăn và nhai kỹ thì chắc chắn nước bọt sẽ tiết ra nhiều, đúng không? Thay vì ngồi nuốt nước bọt không, năm sáu lần thì hơi ớn ớn, vậy thì mình nhai kỹ một chút, một công hai chuyện luôn. Mà nhai kỹ thì thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt hơn, bởi nó đã được tiêu hóa một phần nhờ các enzyme có trong miệng mình rồi. Ví dụ bạn lấy một miếng bột cho vào miệng nhăm nhăm một hồi bạn sẽ thấy ngọt. Tại vì enzyme amylaza có trong nước bọt đã xúc tác quá trình thủy phân tinh bột thành đường. Sự tiêu hóa không phải đợi xuống dạ dày mới diễn ra mà nó đã diễn ra ở ngay khoang miệng.
Hơn nữa, khi mình nhai kỹ thì lưỡi của mình có rất nhiều dây thần kinh vị giác. Nó sẽ phân tích thức ăn và báo cho cơ thể biết trước khi thức ăn xuống bụng. Ví dụ như nó thông báo: ờ, có khá nhiều thit đó, liệu mà sản xuất cho đủ enzyme protease để phân giải chất đạm đi.
Rồi mình để ý thì mình thấy, những người đau bao tử – đau dạ dày ak, đa phần là những người hay buồn bã, lo âu, căng thẳng thần kinh. Khi ăn thì hầu như cho có, không thèm nhai, mà cũng không thấy ngon miệng luôn. Khi mình ăn trong tâm trạng ức chế thì quá trình tiết ra enzyme tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng. Thế là tiêu hóa kém, hoặc thừa axit dạ dày, đau bao tử…
Trước khi kết thúc video, mình muốn hỏi là: Nãy giờ, có ai nuốt nước bọt chưa ta?
À, có một gợi ý nho nhỏ là nuốt nước bọt buổi sáng sớm, lúc chưa đánh răng là tốt nhất nhe. Nhưng nhớ đánh răng buổi tối cho nó đỡ hôi. Và muốn giảm hôi miệng thì ăn trái sơ ri ak, nhớ ngâm nước muối rồi rửa thật sạch nhe.
Mình kết thúc ở đây he.
***
Chào bạn, mình là Nhi, người viết bài này, cũng là admin kênh Youtube Phụng Nghi – Đồng Tuyết Nhi.
Bạn cũng có thể ủng hộ mình qua stk Agribank 1800 259 157 122 (Đồng Tuyết Nhi).
Cảm ơn bạn.
Liên hệ mình: 0979 254 124.