• Thảo dược
  • Làm đẹp
  • Góc trồng cây
  • Trà dư tửu hậu
  • Sáng tác văn học

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ về cây hoa lá!

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Phân biệt tác dụng chữa bệnh của hoa ngâu Việt và hoa ngâu Tàu

Phân biệt tác dụng chữa bệnh của hoa ngâu Việt và hoa ngâu Tàu

13/12/2019 26/02/2021 Cây Hoa Lá

Hoa ngâu nhỏ tròn, màu vàng chúm chím, dễ thương nên ông bà ta hay ví: “Miệng cười như thể hoa ngâu“.

Thế nhưng, cây ngâu cũng có nhiều loại, có loại dùng hoa, có loại dùng quả và tác dụng chữa bệnh của mỗi loại cũng khác nhau.

Nội dung chính ⇒

  • Đặc điểm cây ngâu Việt và cây ngâu Tàu
  • Công dụng làm thuốc của hoa ngâu Việt và hoa ngâu Tàu
    • Hoa ngâu ta (ngâu Việt) chữa bệnh gì?
    • Hoa ngâu Tàu (ngâu dại) chữa bệnh gì?
    • Vài nét về ngâu rừng – loài cây cần được bảo tồn
    • Phân biệt với quả Ngâu (trái ngâu) ở Nam Bộ
    • Những chủ đề được mọi người tìm kiếm về hoa ngâu
  • Tư liệu tham khảo

Đặc điểm cây ngâu Việt và cây ngâu Tàu

Có hai loại ngâu thường gặp là ngâu Việt và ngâu Tàu. Hai loại này trồng làm cảnh rất tốt vì tán cây gọn ghẽ, dễ cắt tỉa và hoa nhỏ xinh xinh, thơm mát như hương chanh. Vì vậy, người xưa hay dùng hoa ngâu ướp trà, ủ hương cho quần áo.

Về công dụng làm thuốc, mỗi loại ngâu kể trên lại có một ưu thế riêng. Tuy nhiên, chúng lại hay bị nhầm lẫn vì hình dáng thân, hoa và quả đều tương tự nhau.

Lá và quả ngâu ta, ngâu việt, ngâu tròn
Lá và quả ngâu Việt
Quả ngâu Tàu
Lá và quả ngâu Tàu

Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể nhận biết cây ngâu Việt và cây ngâu Tàu qua cách quan sát đuôi lá. Với cây ngâu Việt, mỗi cuống lá của nó có từ 5 – 7 lá chét và phần đuôi của các lá chét cong tròn, tạo thành góc tù.

Ngâu ta (cây ngâu Việt)
Ngâu ta (cây ngâu Việt, ngâu tròn), đuôi lá cong tròn

Ngược lại, với cây ngâu Tàu thì mỗi lá kép của nó cũng gồm 5 – 7 lá chét nhưng đuôi lá cong nhọn (nhìn khá giống lá nguyệt quới).

Ngâu Tàu (cây ngâu ngoại lai)
Ngâu Tàu (ngâu dại – cây ngâu ngoại lai), đuôi lá nhọn

Công dụng làm thuốc của hoa ngâu Việt và hoa ngâu Tàu

Theo nhà nghiên cứu Đỗ Tất Lợi, trong một số trường hợp, hoa ngâu Việt cũng được dùng với tác dụng tương tự như hoa ngâu Tàu (1). Tuy nhiên, mỗi loài hoa sẽ có thế mạnh riêng.

Hoa ngâu Việt, ngâu ta
Hoa ngâu Việt, ngâu ta

Hoa ngâu ta (ngâu Việt) chữa bệnh gì?

Gọi là hoa ngâu Việt vì đây là loài ngâu bản địa của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay cây ngâu Việt cũng đã phân bố khắp Đông Nam Á. Cây có tên khoa học là Aglaia duperreana, thuộc họ Xoan và còn được gọi là ngâu ta, ngâu tròn.

Theo y học cổ truyền, hoa ngâu Việt có vị cay ngọt và giúp tán uất rất tốt. Dân gian thường dùng hoa ngâu Việt để hạ sốt, giúp sáng mắt, chữa bệnh vàng da, đầy chướng và hen suyễn (mỗi ngày lấy 10 – 16 g hoa ngâu nấu nước uống) (3).

Hoa ngâu Tàu (ngâu dại) chữa bệnh gì?

Cây ngâu Tàu có nguồn gốc từ phía Nam Trung Quốc, có tên khoa học là Aglaia odorata, thuộc họ Xoan (hiện tại loài này cũng đã phổ biến khắp Đông Nam Á).

Hoa ngâu Tàu
Hoa ngâu Tàu

Theo y học cổ truyền, hoa ngâu Tàu vị cay ngọt, tính bình và có tác dụng hành khí, giải uất. Dân gian thường dùng hoa ngâu Tàu chữa chứng khí uất khiến ngực đau nhói, ăn không tiêu và chướng bụng (sắc uống từ 10 – 16 g hoa mỗi ngày).

Ngoài hoa thì cành và lá ngâu Tàu cũng được dùng chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, cành lá ngâu Tàu có tác dụng hạ sốt và điều trị vàng da (dùng lá ngâu, mã đề và lá dành dành (hoặc quả dành dành), mỗi loại từ 10 – 16 g và sắc lấy nước uống) (4). Với ghẻ lở và mụn nhọt, có thể lấy cành lá ngâu Tàu giã nát đắp lên hoặc nấu nước tắm.

Ngoài ra, lá ngâu Tàu còn có tác dụng gây nôn (hỗ trợ giải độc). Vì vậy, khi bị ngộ độc thực phẩm hoặc bị đờm tích lâu ngày không nôn ra được, có thể lấy 20 g lá ngâu, giã nát, vắt lấy nước uống để nôn ra (hoặc lấy 30 g lá tươi sắc uống). Lưu ý, sau khi nôn được đờm và chất độc ra thì cho người bệnh ăn cháo đậu xanh rồi dùng thuốc khác điều trị các chứng còn lại (4).

Vài nét về ngâu rừng – loài cây cần được bảo tồn

Ngoài hai loài ngâu trên thì ở Việt Nam còn nhiều loại ngâu khác, trong đó có thể kể đến ngâu rừng (tức ngâu cánh – Aglaia pleuropteris). Đây là loại cần được bảo tồn và đã được liệt vào Sách Đỏ quốc tế. Loại ngâu này khác hai loại trên ở chỗ cành non mềm, có lông và mỗi cuống lá gồm nhiều lá chét hơn (từ 11 đến 15 lá chét). Hiện tại, chúng tôi chỉ tìm được tiêu bản của loài này.

Ngâu rừng (ngâu cánh), loài được bảo vệ ở Việt Nam
Ngâu rừng (ngâu cánh), loài được bảo vệ ở Việt Nam

Theo y học cổ truyền, rễ và lá cây ngâu rừng được dùng điều trị sốt rét (sắc uống từ 20 – 30 g rễ và lá khô mỗi ngày) (5).

Phân biệt với quả Ngâu (trái ngâu) ở Nam Bộ

Ở Nam Bộ có một loại quả được gọi là quả Ngâu, vỏ cứng, trông giống như quả bơ nhưng chứa nhiều mật và rất thơm. Dân gian hay dùng quả Ngâu này ngâm rượu để chữa nhức mỏi. Tuy nhiên, loại cây này vẫn chưa được công bố tên khoa học và dược tính của nó.

Xem thêm: Quả mơ có tác dụng gì? Quả mơ chữa bệnh gì?

Những chủ đề được mọi người tìm kiếm về hoa ngâu

… hoa ngâu nở vào mùa nào; hoa ngâu Tàu; hoa ngâu phong thủy; hoa ngâu cổ thụ; hoa ngâu màu trắng; cách ướp trà bằng hoa ngâu; mua hoa ngâu khô ở đâu; công dụng của trà hoa ngâu; hoa ngâu khô; cách nhân giống cây ngâu Tàu…

Tư liệu tham khảo

  1. Ngâu, https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A2u
  2. Ngâu Tàu, https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A2u_T%C3%A0u
  3. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, 1999, trang 675.
  4. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 371.
  5. Ngâu rừng, https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A2u_c%C3%A1nh

Bài viết liên quan

Hình ảnh đường thốt nốt chất lượng
Đường thốt nốt được làm từ gì? Cách nấu đường thốt nốt
Nụ đinh hương
Nụ đinh hương chữa đau răng nhanh chóng, giá bình dân và các công dụng làm thuốc
Hoa rau răm
Ăn rau răm nhiều có tốt không? 7 bài thuốc chữa bệnh từ rau răm

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: cảm sốt/ sáng mắt/ tiêu hóa/ viêm gan vàng da

Bài viết trước « Rau má có tác dụng gì, rau má chữa bệnh gì? (Centella asiatica)
Bài viết sau Hậu phác thực thụ là cây gì? Hậu phác chữa bệnh gì? »

Sidebar chính

Bài viết nổi bật

Hoa sa la - ngọc kỳ lân

Phân biệt 5 loại hoa: vô ưu, sa la, ưu đàm, ngọc kỳ lân và vàng anh lá bé

24/11/2020

Đường thốt nốt nguyên chất mua ở đâu

Đường thốt nốt truyền thống, không hóa chất được bảo quản bằng gì?

15/10/2020

Sương sâm

Cách vò lá sương sâm làm thạch và công dụng của sương sâm

14/09/2020

Cây sương sâm mua ở đâu cách ươm cây sương sâm

Cách ươm hạt, giâm cành, nhân giống cây sương sâm (lá lông và lá trơn)

01/07/2020

Cách nấu sâm bổ lượng ngon nhất và chi tiết từng bước (lưu lại để dùng)

25/06/2020

Nhang đàn hương

Hương chiên đàn đã được người Trung Hoa dùng trong trị liệu từ khi nào?

03/02/2020

hoa-xac-thoi

Những loài hoa lớn nhất, nhỏ nhất và chậm ra hoa nhất trên thế giới

07/01/2020

Cây và trái si rô

Cây si rô là cây gì? Công dụng và cách nhân giống cây si rô (Carissa carandas)

31/12/2019

Cây quế trong ca dao, thơ ca là những cây gì?

07/12/2019

“Cây quế cung trăng”, tương truyền có phải là cây mộc hương?

03/12/2019

Chiên đàn thụ và tượng Phật

Hình tượng cây chiên đàn hay chính là hoàng thân Miên Thẩm? (Chiên đàn thụ)

26/11/2019

Trương Chi

Chén bạch đàn trong truyện Trương Chi được làm từ gỗ gì? (đàn hương)

23/11/2019

Nhất chi mai (Nhị độ mai)

“Đêm qua sân trước một nhành mai” có phải là cây Nhất chi mai?

22/11/2019

Hoa phượng tuổi học trò

Tản văn: Nhớ hoài hoa phượng

09/03/2021

Quê hương

Lời ru cánh võng đưa nôi, theo ta khôn lớn suốt đời không quên

09/03/2021

Bao lúa rơm rạ tuổi thơ

Tản văn: Những bao lúa tuổi thơ

09/03/2021

NHẬN BÀI VIẾT MỚI QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Copyright © 2021 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Đăng nhập