• Thảo dược
  • Làm đẹp
  • Món ngon dễ làm
  • Sức khỏe
  • Góc trồng cây
  • Trà dư tửu hậu
  • Sáng tác văn học
  • Kinh nghiệm cá nhân
  • Yêu
  • Sống

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Quả dành dành (chi tử) có tác dụng gì, chữa bệnh gì?

Quả dành dành (chi tử) có tác dụng gì, chữa bệnh gì?

01/08/2021 03/03/2022 Cây Hoa Lá

Hoa dành dành to vừa phải nhưng rất trắng, rất đẹp và thơm. Mùi hương của nó nhu mì, dễ chịu và càng ngửi càng thích.

Hoa dành dành
Hoa dành dành

Vì vậy, những người thích trồng cây hầu như đều trồng cho mình một bụi dành dành, vừa để ngắm, vừa để trang trí và còn để dùng làm thuốc.

Vâng, quả dành dành chính là vị thuốc “chi tử” trong y học cổ truyền.

Cây dành dành và quả (chi tử) có tác dụng gì
Cây dành dành và quả

Nội dung chính ⇒

  • Quả dành dành (chi tử) có tác dụng gì?
  • Các bài thuốc chữa bệnh có dùng quả dành dành (chi tử)
    • 1. Bài thuốc chữa chứng mất ngủ, cảm thấy nóng ruột, bồn chồn không yên
    • 2. Chữa chứng đi cầu ra máu tươi (đại tiện ra máu tươi và lỵ ra máu)
    • 3. Điều trị chảy máu cam, thổ huyết và tiểu ra máu (giúp cầm máu)
    • 4. Chữa chứng mắt đỏ sưng đau và viêm kết mạc mắt
    • 5. Chữa viêm gan nhiễm trùng vàng da
    • Bài thuốc ngoài da từ quả dành dành (chi tử)
  • Công dụng làm thuốc chữa bệnh của rễ cây dành dành
  • Lưu ý
  • Tư liệu tham khảo

Quả dành dành (chi tử) có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, chi tử (quả dành dành) có vị đắng, tính lạnh. Nhiều năm qua, dân gian ta đã dùng vị thuốc này với các công dụng như:

  • Giúp mát máu, thanh nhiệt, giảm mụn do máu nóng.
  • Giúp lợi tiểu, tiêu viêm.
  • Điều trị ngoại cảm phát sốt.
  • Trị chứng mất ngủ.
  • Trị loét miệng và nhức răng do nóng nhiệt.
  • Trị viêm kết mạc mắt.
  • Trị tiểu ra máu, thổ huyết.
  • Giúp cầm máu, trị chảy máu cam.
  • Giúp lợi tiểu, trị chứng tiểu ít.
  • Điều trị viêm thận và phù thũng.
  • Điều trị viêm gan nhiễm trùng vàng da (do nước sắc dành dành có tác dụng chống một số loại vi trùng và ức chế, làm giảm sắc tố mật trong máu).

Cách dùng quả dành dành làm thuốc: Khi quả chín, bạn hái xuống, cắt bỏ cuống rồi đem phơi khô và để dùng dần. Mỗi lần dùng, bạn lấy từ 6 – 12 g quả, cắt ra làm hai rồi nấu lấy nước uống.

Quả dành dành có tác dụng gì

Lưu ý: Người huyết áp thấp, cơ địa hư hàn, hay lạnh bụng, đứng lên ngồi xuống xây xẩm, choáng váng, hay lạnh tay chân… không được dùng quả dành dành (chi tử).

Các bài thuốc chữa bệnh có dùng quả dành dành (chi tử)

Có thể kể đến các bài thuốc sau đây:

1. Bài thuốc chữa chứng mất ngủ, cảm thấy nóng ruột, bồn chồn không yên

Với trường hợp này, bạn lấy 10 quả dành dành (đã phơi khô), cho vào chảo, rang cho vàng lên rồi lấy thêm một chén đậu đen (chén lưng, không cần đầy chén), cũng rang lên, sau đó cho tất cả vào nồi, nấu với hai chén nước cho đến khi nước rút còn nửa chén thì gạn lấy nước, để nguội và uống.

2. Chữa chứng đi cầu ra máu tươi (đại tiện ra máu tươi và lỵ ra máu)

Quả dành dành có tác dụng cầm máu (chỉ huyết), vì vậy, bạn có thể dùng để cầm máu trong trường hợp trên bằng cách phơi khô, đốt cho cháy gần thành than (tức chỉ cháy khoảng 70 %, chưa cháy hết bên trong), sau đó tán nát ra, lấy một ít (khoảng 1 muỗng nhỏ), đem hòa với nước và uống.

3. Điều trị chảy máu cam, thổ huyết và tiểu ra máu (giúp cầm máu)

Để điều trị các trường hợp này, bạn có thể vào tiệm thuốc Bắc và mua các vị thuốc sau rồi nấu lấy nước uống.

Bài thuốc bao gồm: chi tử (tức quả dành dành khô, dùng 9 g), trắc bá diệp (tức lá trắc bá, dùng 9 g), rễ tranh (15 g), sinh địa (15 g) cho mỗi ngày uống.

Vì vậy, tùy theo số lần muốn dùng mà bạn ước lượng khối lượng cần mua nhé.

4. Chữa chứng mắt đỏ sưng đau và viêm kết mạc mắt

Với các bệnh này, ta dùng bài thuốc gồm các vị: chi tử (tức quả dành dành khô, 9 g), cam thảo Bắc (dùng 3 g), kim cúc (dùng 9 g), tất cả cùng nấu lấy nước uống.

5. Chữa viêm gan nhiễm trùng vàng da

Với bệnh này, bạn dùng riêng quả dành dành cũng được nhưng để tăng hiệu quả thì bạn có thể dùng các bài thuốc kết hợp sau đây:

  • Cách 1: dùng 9 g quả dành dành khô, 6 g đại hoàng và 18 g nhân trần, tất cả cùng nấu uống mỗi ngày.
  • Cách 2: dùng 15 g quả dành dành khô, rang vàng lên, 20 bông mã đề và 1 chén hạt đậu đỏ, tất cả cùng nấu với 2 chén nước , cho đến khi nước rút cạn còn 1 chén thì chắt ra uống.

Bài thuốc ngoài da từ quả dành dành (chi tử)

Với trường hợp bong gân, lở loét ngoài da và đinh nhọt thì bạn cũng có thể lấy quả dành dành, nghiền nát ra rồi hòa với chút rượu (hoặc nước) cho sệt sệt và bôi lên, đắp lên.

Cây dành dành trổ hoa
Cây dành dành trổ hoa

Công dụng làm thuốc chữa bệnh của rễ cây dành dành

Không chỉ quả mà rễ cây dành dành cũng được dùng làm thuốc điều trị khó tiêu (kinh nghiệm dân gian Ấn Độ).
Cách dùng: nấu lấy nước uống từ 20-40 g rễ cây mỗi ngày.
Tuy nhiên, ngày nay, ít ai dùng bài thuốc này vì có nhiều loại thuốc thay thế khác tiện dụng hơn.

Lưu ý

Quả dành dành (chi tử) có tính lạnh nên những người đang yếu mệt, tiêu chảy, lạnh bụng, hay lạnh tay chân… không nên dùng.

Xem thêm: Hoa dành dành, cách dùng làm thuốc điều trị bệnh

***

Được biết, nước nấu từ quả dành dành sẽ cho ra màu vàng nghệ rất đẹp. Vì vậy, nhiều chị em hay lấy màu của nó để làm màu cho các món ăn. Hiển nhiên, nếu dùng với liều lượng lớn thì bạn cần cân nhắc dược tính của nó (để tránh các tác dụng phụ không mong muốn).

Tư liệu tham khảo

  1. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, trang 706.

Từ khóa: quả dành dành có tác dụng gì?

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
Post Views: 7

Bài viết liên quan

Uống tinh trùng có đẹp da không? Nuốt tinh trùng có lây HIV không?
Mặt nạ dưỡng da trị mụn từ thiên nhiên
Mặt nạ hoa hồng dưỡng da tại nhà, giúp da phục hồi tự nhiên
Mặt nạ dưỡng da trị mụn từ thiên nhiên
Mặt nạ dưỡng da trị mụn từ thiên nhiên, thương hiệu Phúc An, chiết xuất hoa hồng

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: bệnh về da/ cầm máu/ chảy máu cam/ đau mắt đỏ/ đau răng/ lợi tiểu/ mất ngủ/ mụn nhọt/ thanh nhiệt/ tiểu ra máu/ trị mụn/ viêm gan vàng da/ viêm kết mạc

Bài viết trước « Một góc nhìn: Sau khi chết chúng ta còn tồn tại không?
Bài viết sau Nụ tam thất có tác dụng gì và có trị mất ngủ do cao huyết áp không? »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Phụ nữ

Nên tha thứ hay là quên?

23/06/2022

Yoga

Sống thông minh là như thế nào?

23/06/2022

Phụ nữ đẹp

Bạn là người có cảm xúc hay không có cảm xúc?

20/06/2022

Thải độc gan với trà nhuận gan của lương y Nguyễn Công Đức

19/06/2022

Thiền định - thông minh

Cơ chế vận hành nghiệp lực và cách vượt ra khỏi nghiệp

19/06/2022

Yoga

Tinh hoa của Yoga – cách để sống trọn vẹn

17/06/2022

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!