Nếu người ta không vướng bận nhiều và thư thái ăn những món lành mạnh như vầy… thì biết bao giờ mới già he!
Sau gần một thập kỷ đề cao thịt, các bác sĩ phương Tây bắt đầu nhận ra những tác động tiêu cực của nó.
***
Những người thích ăn thịt…
Đừng vội.
Từ từ…
Bạn biết đó, quá trình tiêu hóa thịt bao giờ cũng sinh ra phụ phẩm là axit uric. Nếu lượng axit uric trong máu vượt quá mức, thận sẽ phải nỗ lực đào thải.
Vì vậy, ăn nhiều thịt thì chắc chắn rồi, bạn sẽ dễ bị thừa axit uric, dễ bị gút và suy thận…
***
Vậy, không ăn thịt thì lấy đâu ra chất đạm?
Trong rau và nấm chứ đâu.
Chất đạm có trong rau đậu và nấm không nhiều bằng thịt nhưng sẽ đủ cho nhu cầu của bạn.
Bằng chứng là: Con ngựa ăn cỏ đấy! Nó vẫn sống tốt và có cơ bắp.
🍀
Bây giờ, hãy xem, chiều dài toàn bộ đường tiêu hóa của cơ thể người là 9 m, gấp 6 lần chiều dài cơ thể.
Tỉ lệ này tương ứng với các loài ăn cỏ.
Vì vậy, con người, với đường ống tiêu hóa dài như vậy thì ăn cỏ là hợp hơn cả.
Ủa bậy, ăn thực vật là hợp hơn cả.
Vì hầu hết thực vật đều có tính nhuận tràng, chống táo bón, dễ tiêu hóa, dễ đào thải…
Nghĩa là sau khi ăn, thức ăn sẽ được thải ra sớm hơn nhiều (so với thịt).
***
Thải ra sớm, thải ra trơn tru và không táo bón… nghĩa là gì?
Nghĩa là ít ung thư đại tràng.
(Đến đây thì phải giải thích một chút)
Bạn biết đấy, khi phân ở lâu trong ruột già (đại tràng) mà không được thải ra, chất độc có trong phân sẽ thấm ngược vào đại tràng. Thấm dần, thấm dần… và đến một mức độ nào đó thì sẽ gây ung thư đại tràng.
Cho nên mấy người hay nhịn ỉa, liệu hồn nghe!
(cho cười 1 cái đi… rồi mình nghiêm túc viết tiếp 😆)
***
Quay trở lại nè.
Nói về quá trình tiêu hóa, “đi vào nhanh, thải ra nhanh”, mọi thứ trơn tru thì cơ thể tự nhiên nhẹ nhàng.
Đến đây, những người thích phản biện sẽ hỏi vặn vẹo: ủa, rồi mấy người tiêu chảy đó, thải ra phân sống, món nào ra món đó, chắc cũng nhẹ nhàng he!
Ừa. (Muốn vặn chị thì chị vặn lại). Thử tiêu chảy 5 lần một ngày đi, thử xem có nhẹ không? Đi bê bê xiêu gió luôn, hiu hiu!
Hiu hiu là lêu lêu đó 😜.
Nhưng đây là văn phong khoa học, mình không được hổ báo xéo xắt như vậy, mình phải đĩnh đạc ôn nhu.
Bạn biết đấy, tiêu chảy là tình trạng tiêu hóa bất thường, nó không được xếp vào quá trình tiêu hóa thông thường.
“Đi vào nhanh, thải ra nhanh” nghĩa là món gì đó dễ ăn, ăn vào dễ tiêu hóa và tiêu hóa xong thì chất thải mau chóng được thải ra.
Nói nôm na là ăn cái gì vào mà thấy bụng nhẹ nhàng, không bị ì ạch, xốc xách, ngăn trướng… không bị táo bón hay tiêu chảy… thì ăn!
Vậy rau củ quả là tốt, phải không?
Không.
– Ủa, vậy sao hồi nãy kêu ăn thực vật quá trời mà!
Đúng rồi. Ăn thực vật tốt hơn ăn thịt, nhưng thực vật cũng có loại hợp và loại không hợp.
Muốn biết cái gì hợp với bạn thì bạn hãy tự hỏi chính mình. Bạn nhìn trái bắp – hãy tự hỏi mình có muốn ăn nó không?
Sau khi nhìn nó, cầm nó và cảm nhận nó, nếu bạn muốn ăn thì nấu ăn. Bắp luộc ngon xỉu, hiu hiu (hiu hiu là mình đang xỉu đó 😆).
Sau khi ăn, bạn cảm nhận xem: có nặng bụng không, có khó tiêu không, có bị buồn ngủ uể oải không?
Bạn bảo: ăn no buồn ngủ là đúng rồi, vì năng lượng dồn vào cái bụng để xử lý đồ ăn, cho nên cái não ít năng lượng lại và buồn buồn, muốn ngủ.
Nhưng thử lật ngược vấn đề xem. Một cái máy hết xăng, bạn đổ xăng vào, nó sẽ chạy khỏe hay sẽ buồn ngủ? Nếu nó buồn ngủ thì đó là một cái máy hư, đúng không?
Bạn nên bán nó cho xe tò te.
– Nhưng con người đâu phải là cái máy.
Vâng, con người không phải là cái máy là mà một bộ máy tinh vi hơn cái máy rất nhiều.
Nếu bạn cho rằng ăn no thì sẽ buồn ngủ, vậy mình hỏi bạn, nếu bạn ăn một dĩa xoài xanh chấm muối ớt…, bạn có buồn ngủ không?
Dĩa xoài xanh chấm muối ớt… chặp chặp… nhăm nhăm…
Này, mình hỏi “có buồn ngủ không”, không hỏi “có chảy nước miếng không”? Tỉnh lại. Đừng nghĩ đến dĩa xoài nữa!
***
Rõ ràng, có rất nhiều món – ăn no vẫn không gây buồn ngủ.
(Mình không bảo bạn ăn xoài suốt ngày – tào tháo rượt gáng chịu, táo bón gáng chịu).
Nếu bạn nghiêm túc và dành chút thời gian quan sát cơ thể mình, ngẫm nghĩ…, bạn sẽ thấy có rất nhiều, rất nhiều món ăn mà sau khi ăn xong, bạn sẽ dồi dào năng lượng hơn, vững bụng hơn chứ không buồn ngủ!
Nếu bạn lười quan sát bản thân này, bạn sẽ tự hại mình.
Đó là điều mà mình đã hại mình (trong quá khứ).
Mình ăn mà không quan tâm mình có thích hay không, và không lắng nghe cơ thể xem nó có dễ tiêu hóa không…
Mình cứ vào quán cơm và gọi “cô ơi, lấy cho con 1 phần giống người mua trước”. Khỉ thật!
Bây giờ nhận ra hồi xưa mình sống lỗi biết bao nhiêu, hèn chi ăn chay mà không khỏe, ăn chay mà bị mụn, ăn chay mà mập…
Bây giờ thì đỡ mụn rồi, dễ tiêu hóa hơn và còn 54, 55 kg thôi, như vậy là ổn. Hồi xưa 63, 60… 😆
Bây giờ mình không ăn kiêng, không uống thuốc giảm cân, nhìn chung mình ăn khá nhiều đó 😆😆 nhưng vẫn bình ổn, không tăng ký nữa… Đặc biệt là luôn thức trước tiếng chuông báo thức, không ngủ lì như trước…
Khi cơ thể này khỏe và có sự thông minh nhất định, nó sẽ biết ngủ bao nhiêu là đủ, và nó biết chất nào cần giữ lại, chất nào dư thừa và cần bỏ đi.
🍀
Bạn hỏi: ăn chay như vậy, liệu có sức khỏe không?
Mình mạnh dạn tự hào rằng: em trai mình 16 tuổi, mình vật tay với nó, mình thắng.
Trước đây, mình rất yếu vì ăn chay nhưng ăn sai cách – như mình đã kể ở trên. Bây giờ thì khác rồi. Mình thành trùm giang hồ trong nhà 😆
Mình muốn nói là:
Đừng để đến cả đời mới nhận ra cơ thể này là một bộ máy tinh vi!
Và cũng đừng để đến lúc đó mới nhận ra mình đã dùng sai loại nhiên liệu!
Câu này giống như chửi cha mắng mẹ người ta vậy, mình biết chứ!
Nhưng mình thích!
Mình thích như vậy!
Bạn không thích mình?
Vậy để mình thích bạn.
***
Hi.
Nhớ hồi đó mình dễ buồn, mà hễ buồn là không quan tâm đến thức ăn, cứ nhai rồi nuốt, không cảm nhận gì cả. Lúc đó mình nghĩ: vô bụng là được rồi!
Sau này nhận ra: ngay cả y học hiện đại cũng thừa nhận sự ảnh hưởng của tinh thần đến quá trình tiêu hóa. Ăn với thái độ vui vẻ thì các enzyme tiêu hóa tiết ra nhiều hơn.
Cho nên những người già, hầu hết đều bị đau bao tử…
Phải rồi.
Thân già hiu quạnh, ngồi ăn cơm một mình, lại hay buồn, hay tủi… thì bữa cơm làm sao ngon! Ăn cho có, ăn lấy sống vậy thôi!
Tác giả “Nhân tố enzyme” bảo rằng muốn biết một người sống thọ hay không, cứ nhìn vào dạ dày của họ! Dạ dày là bao tử, nói bao tử cho gần gũi he.
Bao tử thích những món dễ tiêu hóa. Đúng rồi!
Ai mà ngu, thích mấy thứ khó tiêu để rồi phải còng lưng làm việc, phải không?
Cho nên bạn ăn rau củ quả thì hay bị đói, bởi vì nó làm việc nhẹ nhàng nên nó xạo xạo, nó hỏi: còn nữa không?
Cứ kệ nó. Để cho nó trống trải một chút, cho nó biết trân quý…
Lần sau, khi cho thức ăn vào, nó sẽ tiêu hóa trọn vẹn, không ngó lơ…
Quá trình tiêu hóa cũng giống như tình yêu vậy đó.