Rau bợ còn được gọi là “tứ diệp thảo” vì mỗi lá của nó gồm có 4 thùy lá họp lại (khác với lá chua me đất thường có 3 thùy).
Nội dung chính ⇒
Rau bợ có tác dụng gì và có thể trị sỏi thận không?
Rau bợ có vị ngọt đắng, chứa chất đạm, chất đường, caroteen và vitamin C. Vì vậy, dân gian thường hái rau bợ về để làm rau ăn sống, chấm cá kho, luộc, xào hoặc làm thành món canh rau bợ nấu tôm.
Trong y học, rau bợ được biết đến với tính mát và nhiều công dụng nổi trội như:
- Thanh nhiệt cơ thể, điều trị tiểu đường.
- Giúp lợi tiểu, giảm sưng phù chân do viêm thận.
- Điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang, tiểu ra máu.
- Giúp nhuận gan (tốt cho gan), điều trị viêm gan.
- Giúp sáng mắt và điều trị viêm kết mạc.
- Giúp giải độc và trấn tĩnh tinh thần.
- Điều trị điên cuồng, động kinh, suy nhược thần kinh.
- Điều trị sốt cao không ngủ được và sốt rét.
- Điều trị tắc tia sữa, sưng vú và đinh nhọt.
- Điều trị bạch đới (khí hư ở phụ nữ).
- Điều trị thổ huyết.
Cách dùng: Lấy rau bợ rửa sạch, phơi khô. Mỗi ngày, lấy 20 – 30 g, cho vào chảo, sao vàng rồi cắt nhỏ, nấu lấy nước uống.
Các bài thuốc điều trị bệnh từ rau bợ
Rau bợ (rau bợ nước) còn được dùng trong nhiều bài thuốc như:
1. Điều trị mụn nhọt do quá nóng trong người
Mỗi ngày, lấy từ 18 – 20 g rau bợ (tươi), rửa sạch với nước muối rồi giã nát, sau đó cho thêm 1 chén nước và vắt lấy nước rồi chia thành 3 lần uống trong ngày (bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh).
Với phần xác thuốc, bạn vò cho mềm hơn, xem xép nước rồi đắp lên các nốt mụn nhọt nhé!
2. Điều trị tiểu nóng, bí tiểu
Lấy 500 g rau bợ tươi (hái cả cuống lá), đem rửa sạch rồi phơi khô trong mát (chỗ có gió) để rau tự khô dần. Mỗi lần dùng, bạn lấy 13 g rau bợ khô, cắt nhỏ ra, nấu với 3 chén nước cho đến khi nước rút còn một chén thì chia thành 3 lần uống, mỗi lần cách nhau 3 tiếng (thường thì sau 2 ngày sẽ thấy hiệu quả).
Những ngày tiếp theo, với phần rau bợ khô còn dư thì cứ 3 ngày bạn nấu uống 1 lần.
3. Điều trị bạch đới (huyết trắng)
Lấy rau bợ (lượng vừa đủ, rửa sạch), phơi gió cho khô héo tự nhiên rồi để vào ngăn mát tủ lạnh để dùng nhiều lần. Mỗi lần dùng, bạn lấy khoảng 18 g, xắt nhỏ, cho vào nồi, nấu với một lít nước cho đến khi nước rút còn 1/3 thì chia thành 3 lần uống trong ngày (mỗi lần uống cách nhau 3 tiếng và uống lúc còn ấm).
Đồng thời, bạn lấy thêm 50 g rau bợ (đã phơi gió cho khô), cắt nhỏ, nấu với 1 lít nước cho sôi rồi đổ ra thau, đợi thuốc hết nóng (chỉ còn âm ấm) thì ngồi vào thau và ngâm rửa âm đạo.
4. Điều trị sưng vú
Hái 1 nắm lá rau bợ (tươi), rửa sạch, giã nát rồi đổ thêm nửa chén nước, vắt lấy nước, sau đó tiếp tục hòa với một ly nước và chia thành 2 lần uống trong ngày. Với phần xác thuốc thì bạn đắp lên vú (chỗ sưng đau).
Thông thường thì sau 2 – 3 ngày sẽ hết sưng vú, tuy nhiên, nếu sau hai ngày mà thấy tình trạng không giảm bớt thì bạn nên đến bệnh viện để khám kỹ hơn nhé! (tránh để lâu sẽ dễ dẫn đến áp xe vú, rất nguy hiểm).
5. Điều trị tắc tia sữa
Lấy 18 g rau bợ (đã phơi gió cho khô), cắt ngắn ra, cho vào ấm rồi đổ nước vào (khoảng nửa ấm), nấu cho đến khi nước rút còn một chén thì chia thành 2 lần uống trong ngày (mỗi lần uống cách nhau 4 tiếng).
Với phần bã, bạn cho vào miếng vải mỏng rồi đợi bớt nóng (chỉ còn âm ấm) thì chườm lên vú và cầm kéo từ trên bầu vú xuống (hướng núm vú).
Sau 2 ngày, nếu tình trạng không cải thiện thì bạn cần đến bệnh viện để khám sớm nhé (tắc tia sữa lâu ngày sẽ dễ dẫn đến áp xe vú).
6. Điều trị bỏng lửa
Lấy rau bợ (hái lá tươi. lượng vừa đủ), rửa sạch rồi giã nát và đắp lên vết bỏng.
7. Điều trị sưng lở, da nổi mẩn do nóng nhiệt
Lấy rau bợ tươi (lượng vừa đủ), rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước thoa lên (có thể uống một ít nước ép để thanh nhiệt từ bên trong).
Lưu ý khi dùng rau bợ
- Rau bợ thường mọc ở những nơi ẩm ướt hoặc ngập nước một phần. Vì vậy, khi thu hái làm thuốc hoặc nấu ăn, bạn chỉ nên hái phần ngoi lên trên mặt nước và rửa kỹ bằng nước muối, sau đó mới rửa lại bằng nước lã nhé!
- Rau bợ có tính hàn nên người tỳ vị hư hàn (sợ lạnh, hay lạnh bụng, khó tiêu, tiêu chảy…) và phụ nữ mang thai không nên dùng (nhất là mang thai giai đoạn đầu).
- Cây rau bợ (lá gồm 4 thùy) khác với cây chua me đất (lá gồm 3 thùy). Vì vậy, khi hái, bạn cần lưu ý để tránh hái nhầm nhé!
Rau bợ có tên khoa học là gì?
Rau bợ (rau tần, điền tự thảo, tứ diệp thảo) có tên khoa học là Marsilea quadrifolia (3).
Tư liệu tổng hợp
- Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 2, trang 499.
- Tạ Duy Chân, Những phương thuốc hay – “Rau cỏ trị bệnh”.
Xem thêm: Rau dừa nước trị bệnh gì?
Từ khóa: Rau bợ có tác dụng gì?