• Giỏ hàng
  • Viết vu vơ
  • 0 - ₫0

Cây Hoa Lá chấm com

Trang chủ » Thảo dược » Tác dụng làm thuốc của rau dừa nước

Tác dụng làm thuốc của rau dừa nước

19/09/2021 13/11/2022 Cây Hoa Lá

Rau dừa nước còn được gọi là “rau dừa trâu”, có tính mát và giúp lợi tiểu, mát máu.

Cây rau dừa nước có tác dụng gì trị bệnh gì
Cây rau dừa nước

Trong y học cổ truyền, rau dừa nước thường được dùng điều trị các chứng như:

Nội dung chính ⇒

Toggle
  • 1. Điều trị thủy thũng (phù thũng)
  • 2. Điều trị ho khan có kèm viêm họng
  • 3. Điều trị tiểu buốt, tiểu rắt và tiểu ra dưỡng trấp 
  • 4. Điều trị tiểu đục và viêm cầu thận cấp tính
  • 5. Điều trị mụn nhọt đơn độc sưng lở, sưng tấy và tụ máu bầm trên da
  • Các tác dụng khác của rau dừa nước
  • Rau dừa nước có tên khoa học là gì?
  • Lưu ý
  • Tư liệu tổng hợp

1. Điều trị thủy thũng (phù thũng)

Hái cả nhánh và lá rau dừa nước (càng nhiều càng tốt để dùng nhiều lần), rửa sạch rồi cắt ngắn, phơi khô.

Mỗi ngày, bạn lấy 150 – 200 g, cho vào ấm đất rồi đổ 3 chén nước vào, nấu cho đến khi nước rút còn 1 chén thì chắt nước ra và chia thành 3 lần uống trong ngày, mỗi lần uống cách nhau 3 tiếng (uống lúc thuốc còn ấm, nếu thuốc nguội thì hâm lên cho ấm).

Thông thường, sau 3 ngày uống thuốc thì bệnh sẽ giảm dần.

Ghi chú: nếu không có ấm đất thì dùng ấm điện bằng sứ (có bán ở chợ) để nấu cũng được.

Rau dừa nước có tác dụng gì
Rau dừa nước

2. Điều trị ho khan có kèm viêm họng

Mỗi ngày, bạn hái một nắm rau dừa nước (1 nắm to), rửa sạch rồi giã nát, sau đó đổ vào một chén nước, vắt lấy nước và cho thêm một tí muối, khuấy cho tan.

Sau đó, bạn uống từng hớp nhỏ (ngậm và nuốt từ từ), cứ 30 phút thì ngậm nuốt một lần và thường thì sau 3 lần sẽ thấy bớt đau họng, bớt ho khan. Lúc này, ta cũng ngậm tiếp nhưng đợi 2 tiếng mới ngậm một lần (thường thì sau 2 ngày là khỏi bệnh).

3. Điều trị tiểu buốt, tiểu rắt và tiểu ra dưỡng trấp 

Lấy 100 – 200 g rau dừa nước tươi, ngâm nước muối rồi rửa sạch, cắt ngắn và nấu cùng 1,5 hoặc 2 lít nước cho đến khi nước rút còn 0.5 lít (khoảng 1 chén rưỡi).

Lúc này, bạn chắt ra, chia thành 2 lần uống vào buổi sáng và chiều (uống cho đến khi khỏi, thường thì không quá 2 tháng).

4. Điều trị tiểu đục và viêm cầu thận cấp tính

Lấy 40 g rau dừa nước (tươi), rửa thật sạch bằng nước muối rồi cắt nhỏ ra, nấu lấy nước uống trong ngày.

Hình ảnh rau dừa nước
Rau dừa nước

5. Điều trị mụn nhọt đơn độc sưng lở, sưng tấy và tụ máu bầm trên da

Hái rau dừa nước tươi, rửa sạch bằng nước muối và nước lã rồi giã nát, sau đó đổ thêm một ít giấm vào, trộn đều và đắp lên.

Đồng thời, lấy 30 g rau dừa nước và 30 g vỏ cây gạo (lấy lớp vỏ trắng bên trong), cùng nấu lấy nước để uống trong ngày.

Các tác dụng khác của rau dừa nước

Trong y học cổ truyền, rau dừa nước có tính hàn và có các công dụng như:

  • Thanh nhiệt, điều trị nóng trong người.
  • Giúp lợi tiểu và tiêu thũng.
  • Giúp mát máu và giải độc.
  • Điều trị sốt do cảm lạnh.

Cách dùng: mỗi ngày, hái từ 15 – 30 g rau tươi, rửa sạch bằng nước muối rồi cắt nhỏ, nấu lấy nước uống trong ngày.

Rau dừa nước có tên khoa học là gì?

Rau dừa nước có tên khoa học là Ludwigia adscendens, còn được gọi là rau dừa trâu và cũng có khi được gọi là du long thái.

Lưu ý

  • Rau dừa nước có tính hàn nên những người thể tạng hàn (hay lạnh, sợ gió, sợ nước, dễ tiêu chảy…) không nên dùng.
  • Phụ nữ mang thai không được tự ý dùng.
  • Hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng làm thuốc.
  • Chọn rau ở vùng nước sạch, rửa kỹ bằng nước muối và nước lã.

Tư liệu tổng hợp

  1. Tạ Duy Chân, Những phương thuốc hay – “Rau cỏ trị bệnh”.
  2. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 2.

Xem thêm: Rau mồng tơi trị bệnh gì?

  • Chia sẻ lên Facebook
  • Chia sẻ lên Twitter
  • Chia sẻ lên LinkedIn

Bài viết liên quan

Dược liệu hoa tân di có trị được viêm xoang? Công dụng làm thuốc và cách nhân giống
Dược liệu hoa tân di có trị được viêm xoang? Công dụng làm thuốc và cách nhân giống
Ăn củ sả có tác dụng gì, ăn sả thường xuyên có tốt không?
Ăn củ sả có tác dụng gì, ăn sả thường xuyên có tốt không?
Người bị mụn nên ăn gì, không nên ăn gì?
Người bị mụn nên ăn gì, không nên ăn gì?

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: cảm sốt/ giải độc/ lợi tiểu/ mụn nhọt/ phù thũng/ thanh nhiệt/ tiểu gắt tiểu buốt/ trị mụn

Bài viết trước « Cây ngò gai chữa bệnh gì? Cách sử dụng và nấu nước ngò gai
Bài viết sau Rau bợ trị sỏi thận và nhiều công dụng khác »

Sidebar chính

Danh mục sản phẩm

  • Ăn uống (2)
  • Chuỗi hạt trang sức (1)
  • Đồ dùng hàng ngày (8)
  • Sản phẩm cho sức khỏe (17)
  • Sản phẩm làm đẹp (2)
  • Sản phẩm thánh hiến và nghi lễ (2)

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!