• Thảo dược
  • Món ăn bài thuốc
  • Trà dư tửu hậu
  • Góc trồng cây
  • Cây có độc
  • Làm đẹp

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ về cây hoa lá!

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Rau má có tác dụng gì, rau má chữa bệnh gì? (Centella asiatica)

Rau má có tác dụng gì, rau má chữa bệnh gì? (Centella asiatica)

12/12/2019 13/04/2020 Cây Hoa Lá

Rau má có tác dụng gì?

Không chỉ là loại rau ăn hàng ngày, rau má còn chữa được nhiều bệnh thường gặp như sỏi thận, bí tiểu tiện, mụn, trúng nắng, đau bụng khi hành kinh…

Nội dung chính ⇒

  • Rau má, món ăn bình dị quê nhà
  • Rau má có tác dụng gì?
  • Lưu ý khi dùng rau má làm thuốc
  • Rau má có tên khoa học là gì?
  • Tư liệu tham khảo

Rau má, món ăn bình dị quê nhà

Mặc dù rau má hơi đắng và có mùi đặc trưng nhưng những ai biết ăn thì sẽ thấy rau má rất ngon. Người miền quê tiện tay là bẻ rau má ăn sống, chấm cá kho, nấu canh hay xay lấy nước ép… Không chỉ thế, người ta còn dùng rau má trong nhiều bài thuốc hàng ngày.

Rau má có tác dụng gì?

Rau má gần gũi với người dân miền quê bởi nó là loại rau mọc hoang, dễ tìm và có nhiều công dụng. Dưới đây, Cây Hoa Lá  xin được liệt kê một số công dụng chính của loại cây này.

1. Cung cấp dinh dưỡng

Rau má có hàm lượng dinh dưỡng cao và là loại rau lành tính, vì vậy mà ông bà ta thường dặn rằng:

“Đói ăn rau mưng, rau má.

Đừng ăn bậy bạ nguy thân“

2. Thanh nhiệt

Nếu ngẫu nhiên hỏi một người nào đó rằng rau má có tác dụng gì thì chắc hẳn, câu trả lời quen thuộc mà bạn được nghe sẽ nghe là: uống cho mát. Thật vậy, theo y học cổ truyền, rau má là vị thuốc mát với vị ngọt đắng, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, giảm mụn nhọt rất tốt (2).

3. Cầm máu

Rau má cầm máu rất tốt. Thông thường, người ta hay giã rau má với cỏ nhọ nồi để đắp lên vết thương. Ngoài ra, uống nước rau má cũng giúp cầm máu và tác dụng này còn đi vào câu ca dao quen thuộc:

“Ai ơi ra máu đừng lo,

Mau kiếm ra má uống vô cầm liền”.

4. Ngăn ngừa sẹo mới phát

Trong rau má có các hoạt chất giúp tái tạo mô tế bào, từ đó giúp da mau lành, mau lên da non và ngăn ngừa sẹo. Vì vậy, với vùng da mới bị thương hay có những nốt mụn vừa nặn thì dùng nước ép rau má thoa lên sẽ giúp ngăn ngừa sẹo rất tốt.

5. Giải độc

Với trường hợp ngộ độc khoai mì (sắn) và lá ngón, có thể lấy một nắm rau má tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước rồi hòa vào một ly nước ấm cho uống.

Với trường hợp ngộ độc nấm, có thể dùng tương tự như trên hoặc dùng kết hợp rau má (4 lạng) với đường phèn (2 lạng), sắc lấy nước uống (5).

6. Giúp hạ huyết áp

Rau má làm tăng tính đàn hồi của thành mạch và được dùng kết hợp trong toa thuốc giúp hạ huyết áp như sau: rau má và rễ cây nhàu (mỗi thứ 16 g), rễ kiến cò, rễ cỏ tranh, rễ cây cỏ xước, lá tre và lá dâu (mỗi thứ 12 g). Cách dùng: sắc lấy nước uống trong ngày (3).

Centella asiatica (Rau má)

7. Điều trị đau bụng khi hành kinh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau bụng khi hành kinh nhưng thường là do máu huyết nóng. Như vậy, thay vì dùng các loại thuốc giảm đau, chị em phụ nữ có thể tận dụng những loại rau có quanh nhà để làm thuốc uống (như rau má) sẽ rất tiện lợi.

Cách dùng: Lựa những bụi rau má đã ra hoa, nhổ lên rửa rồi phơi khô, sau đó tán bột để dùng dần.

Liều lượng: mỗi ngày uống hai muỗng cà phê vào buổi sáng (muỗng lưng) (2).

8. Điều trị rôm sẩy, mẩn ngứa

Lấy 30 g rau má rửa sạch, vắt lấy nước rồi hòa với một ít đường và uống (nếu không thì có thể lấy một lượng rau má như trên, trộn dầu giấm rồi ăn như món ăn hàng ngày) (2).

9. Điều trị viêm bàng quang cấp tính

Dùng bài thuốc sắc mỗi ngày một thang với các vị sau: rau má (12 g), mã đề (16 g), bồ công anh (20 g), thài lài tía (12 g), mộc thông (12 g), râu bắp (12 g), cam thảo dây (12 g), chi tử (tức dành dành). Lưu ý, không dùng hạt cam thảo dây vì hạt này rất độc (3).

10. Điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang

Lấy 30 g cả dây và lá rau má rửa sạch rồi vắt lấy nước, cho thêm đường và uống đều đặn mỗi ngày. Nếu không dùng cách này, có thể lấy lượng rau má như trên luộc ăn như rau hoặc nhai sống nuốt nước cùng với muối) (4).

11. Điều trị liệt nửa người và câm sau khi bị sốt ở trẻ em

Dùng bài thuốc sắc gồm các vị sau: rau má (10 g), bạch truật (6 g), đương quy (6 g), đảng sâm (8 g), bạch thược (6 g), bạch biển đậu (6 g), thổ phục linh (8 g), trần bì (4 g), cam thảo (4 g), bạch giới tử (8 g), sa nhân (4 g), thạch xương bồ (4 g) (4).

12. Điều trị bí tiểu tiện và nước tiểu có màu vàng đậm

Lấy 30 g rau má, rửa sạch, vắt lấy nước và chia thành nhiều lần uống trong ngày. Nếu không dùng cách này thì có thể lấy rau má nấu canh chung với thịt heo (thịt nạc), ăn liên tục trong vài ngày sẽ thấy hiệu quả (5).

13. Điều trị trúng nắng

Lấy 30 g rau má rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước, sau đó để thêm một ít muối rồi hòa cùng một tô nước, uống và nằm nghỉ ngơi. Với phần bã rau má thì lấy đắp lên trán và hai bên thái dương, sau đó dùng vải cố định lại (5).

14. Điều trị “nhũ hoa” sưng đau

Hái rau má và lá bồ công anh (mỗi thứ một nắm), rửa sạch rồi đem nấu trong một lít nước, nấu đến khi nước rút lại còn 1/4 thì rót ra uống khi còn ấm (phần bã thì đắp lên chỗ bị sưng) (5).

Thu hoạch rau má trên ruộng

15. Điều trị kiết lỵ (trường hợp nặng)

Khi bị kiết nặng, phân sẽ lẫn nhiều đàm và máu. Trong trường hợp này, có thể hái một nắm rau má tươi, rửa rồi giã nhuyễn, sau đó vắt lấy nước rồi hòa chung với nước dừa tươi (độ một chén) và uống. Mỗi ngày uống hai hoặc ba lần như thế, kiên trì dùng sẽ khỏi.

16. Giúp thông tiểu, lợi sữa

Rau má rất mát, vì vậy, ăn hoặc uống nước ép rau má với lượng vừa phải sẽ giúp đi tiểu dễ dàng và lợi sữa ở phụ nữ đang cho con bú (phụ nữ có thai vẫn dùng được nhưng không nên dùng nhiều). Liều lượng: 30 g rau má tươi mỗi ngày (2).

17. Điều trị chứng ra huyết nhiều khi sinh nở

Lấy rễ củ rau má, rửa sạch, sao vàng lên rồi sắc lấy nước uống (hoặc giã nát lá rau má tươi và vắt lấy nước uống) (5).

18. Điều trị chứng ngứa do máu ở người lớn tuổi (từ 50 – 60 tuổi)

Trong độ tuổi trên, nếu vào mùa hè hay bị ngứa (do máu huyết) theo từng khu vực trên cơ thể, nhất là chân và tay, ngứa đến độ gãi trầy da thì có thể tham khảo bài thuốc sau: dùng 50 g rau má tươi, rửa sạch, nghiền nát rồi cho vào một ít nước đung sôi để nguội, sau đó cho thêm chút muối rồi lọc lấy nước uống. Mỗi ngày, người bệnh uống một lần như thế và kiên trì từ năm ngày trở lên sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

Lưu ý khi dùng rau má làm thuốc

1. Mỗi ngày, mỗi người chỉ nên dùng dưới 40 g rau má tươi và không nên dùng thường xuyên trong thời gian dài (không dùng quá 30 ngày).

2. Khi dùng rau má làm thuốc, cần tránh dùng nhầm loại rau má lông vì toàn cây rau má lông đều có độc (dù cây này cũng được dùng làm thuốc và độc tính của nó chỉ phát tác mạnh trên cơ thể động vật). So với rau má thì rau má lông (Glechoma longituba) thân vuông thô hơn, cây cao từ 10 – 30 cm. Ngoài ra, cũng cần phân biệt cây rau má với cây rau má cảnh, hay còn gọi là cỏ đồng tiền. Cây này thường được trồng làm cảnh ở các đình chùa, khuôn viên nhà ở, công viên…, có lá dày hơn rất nhiều.

3. Rau má có tính lạnh nên những người bị đầy bụng, tiêu chảy hay các chứng tì vị hư hàn không nên dùng. Nếu có dùng thì chỉ nên dùng vài lá và nên kèm theo một vài lát gừng sống để làm ấm bụng. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng không nên dùng nhiều rau má.

4. Ngoài ra, những người đang bị bệnh gan, từng bị ung thư hay các bệnh liên quan đến tổn thương da không nên dùng rau má (theo soha.vn) (6).

Rau má có tên khoa học là gì?

Cây rau má có tên khoa học là Centella asiatica, thuộc họ Hoa tán (1). Trong tiếng Anh, rau má được gọi là Khi tươi, rau má có vị đắng và mùi hơi hăng nhưng khi khô lại thì chỉ còn mùi như cỏ khô.

Rau má là loài dây bò lan trên mặt đất, thường xuyên qua các kẽ tường nên được gọi là “xuyên tường thảo”. Bên cạnh đó, những chiếc lá của nó cũng khá đặc biệt, có cuốn dài và phiến tròn nhìn như đồng tiền xu, vì vậy mà người ta đặt tên cho nó là “liên tiền thảo”.

Xem thêm: Rau diếp (rau xà lách) có tác dụng gì?

Tư liệu tham khảo

  1. Rau má, https://vi.wikipedia.org/wiki/Rau_m%C3%A1.
  2. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, 1999, trang 631.
  3. Minh Hạnh (biên soạn), Chữa bệnh bằng rau củ quả và động vật, NXB Văn hóa thông tin, trang 34.
  4. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, trang 582.
  5. Tạ Duy Chân, Những phương thuốc hay, rau cỏ trị bệnh, 1998, trang 179.
  6. Tác hại đáng sợ của rau má mà bạn chưa hề biết, https://soha.vn/song-khoe/tac-hai-dang-so-cua-rau-ma-ma-ban-chua-he-biet-20150423023622163.htm
  7. Tuệ Minh – Dương Thiên, Cây thuốc nam thông dụng trị liệu trong gia đình, NXB Đồng Nai, trang 151.

Những chủ đề được mọi người tìm tiếm về rau má

… cây rau má có tác dụng gì; xác rau má có công dụng gì; rau má xanh có tác dụng gì; uống sinh tố rau má có tác dụng gì; trà râu ngô rau má có tác dụng gì; mặt nạ rau má có tác dụng gì; rau má luộc có tác dụng gì; rau má phơi khô có tác dụng gì; tinh chất rau má có tác dụng gì; chiết xuất rau má có tác dụng gì; rau má có tác dụng gì với da mặt; cây rau má có tác dụng chữa bệnh gì; rau má có tác dụng gì với da; rau má chữa bệnh gì; lá rau má trị mụn; lá rau má phơi khô nấu nước uống; lá rau má và công dụng; đắp mặt nạ lá rau má; hạt giống rau má…

 

Bài viết liên quan

Hoa lan tiêu (lăng tiêu)
Hoa lăng tiêu (lan tiêu) giúp tan máu bầm, điều trị bế kinh và viêm loét âm đạo
Ngọc trai (trân châu)
Ngọc trai (trân châu) có thực sự giúp đẹp da và điều trị bệnh?
Rong sụn
Ăn rong sụn có tác dụng gì đối với làn da, vóc dáng và bệnh táo bón?

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: cầm máu/ giải độc/ kiết lỵ/ liệt nửa người/ lợi sữa/ lợi tiểu/ sỏi thận/ thanh nhiệt/ trị mụn/ viêm bàng quang

Bài viết trước « Nhụy hoa nghệ tây có thực sự tốt cho người dùng hiện nay? (nhị hay nhụy?)
Bài viết sau Phân biệt tác dụng chữa bệnh của hoa ngâu Việt và hoa ngâu Tàu »

Sidebar chính

Bài viết nổi bật

Hoa

Phân biệt 5 loại hoa: vô ưu, sa la, ưu đàm, ngọc kỳ lân và vàng anh lá bé

24/11/2020

Đường thốt nốt nguyên chất mua ở đâu

Đường thốt nốt truyền thống, không hóa chất được bảo quản bằng gì?

15/10/2020

Sương sâm

Cách vò lá sương sâm làm thạch và công dụng của sương sâm

14/09/2020

Cây sương sâm mua ở đâu cách ươm cây sương sâm

Cách ươm hạt, giâm cành, nhân giống cây sương sâm (lá lông và lá trơn)

01/07/2020

Cách nấu sâm bổ lượng ngon nhất và chi tiết từng bước (lưu lại để dùng)

25/06/2020

Nhang đàn hương

Hương chiên đàn đã được người Trung Hoa dùng trong trị liệu từ khi nào?

03/02/2020

hoa-xac-thoi

Những loài hoa lớn nhất, nhỏ nhất và chậm ra hoa nhất trên thế giới

07/01/2020

Cây và trái si rô

Cây si rô là cây gì? Công dụng và cách nhân giống cây si rô (Carissa carandas)

31/12/2019

Cây quế trong ca dao, thơ ca là những cây gì?

07/12/2019

“Cây quế cung trăng”, tương truyền có phải là cây mộc hương?

03/12/2019

Chiên đàn thụ và tượng Phật

Hình tượng cây chiên đàn hay chính là hoàng thân Miên Thẩm? (Chiên đàn thụ)

26/11/2019

Trương Chi

Chén bạch đàn trong truyện Trương Chi được làm từ gỗ gì? (đàn hương)

23/11/2019

Nhất chi mai (Nhị độ mai)

“Đêm qua sân trước một nhành mai” có phải là cây Nhất chi mai?

22/11/2019

Dưa hành củ kiệu

Vì sao ngày Tết, người Việt Nam hay ăn dưa hành củ kiệu?

21/01/2021

Củ gừng

3 nghiên cứu về tác dụng giảm cân của gừng

03/01/2021

Sương sâm hạt é

Cách giảm cân từ củ gừng, rau cần tây và sương sâm, hạt é

31/12/2020

NHẬN BÀI VIẾT MỚI QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Copyright © 2021 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Đăng nhập