• Giỏ hàng
  • Viết vu vơ
  • 0 - ₫0

Cây Hoa Lá chấm com

Trang chủ » Thảo dược » Rau sam có tác dụng gì? Ăn rau sam cần lưu ý gì để không tổn thương thận?

Rau sam có tác dụng gì? Ăn rau sam cần lưu ý gì để không tổn thương thận?

17/04/2021 13/11/2022 Cây Hoa Lá

Rau sam là loại rau hoang dại nhưng ăn được và rất bổ dưỡng (nên rất được yêu thích ở Trung Quốc).

Không chỉ chứa nhiều axit béo – omega 3 giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, rau sam còn chứa nhiều vitamin (như A, C, B1, B2…) và khoáng chất.

Rau sam
Rau sam

Nội dung chính ⇒

Toggle
  • Rau sam có tác dụng gì?
  • Các bài thuốc chữa bệnh từ rau sam
    • 1. Điều trị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu và viêm cầu thận
    • 2. Giúp hạ mỡ máu và điều trị xơ vữa động mạch
    • 3. Điều trị bạch đới khí hư (ở nữ giới)
    • 4. Điều trị kiết lỵ cấp tính
    • 5. Điều trị mụn nhọt sang độc và giúp sát trùng khi bị lở loét ngoài da
  • Ăn rau sam như thế nào để không làm tổn thương thận? Lưu ý khi ăn rau sam
  • Tư liệu tổng hợp

Rau sam có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, rau sam có tác dụng lọc máu, làm mát cơ thể và kháng sinh (giúp chống lại các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu và đường ruột).

Bên cạnh đó, rau sam còn giúp lợi tiểu, điều trị tiểu buốt, tiểu rát và cải thiện tình trạng mỡ máu cao.

Canh rau sam
Canh rau sam

Các bài thuốc chữa bệnh từ rau sam

Rau sam có vị chua, tính lạnh và có các công dụng chính là: thanh mát, nhuận tràng, giảm táo bón, hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm.

Do đó, rau sam thường được dùng trong các bài thuốc như:

1. Điều trị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu và viêm cầu thận

  • Thành phần: chuẩn bị 600 g rau sam tươi (ngâm nước muối, rửa sạch, cắt ngắn) và 7 lát gừng tươi.
  • Cách dùng: lấy 400 ml nước, nấu cho sôi rồi để rau sam và gừng vào, trộn vài cái cho rau và gừng tiếp xúc đều với nước sôi. Sau 7 phút, bạn chắt nước ấy ra, để nguội rồi cho thêm một ít muối và chia thành nhiều lần uống trong ngày (mỗi lần cách nhau hai tiếng). Để có hiệu quả cao, bạn nên ăn cả rau nhé!
  • Giải thích: trong bài thuốc này, công dụng tiêu viêm lợi tiểu là của rau sam nhưng ta dùng thêm củ gừng tươi là để hạn chế bớt tính lạnh của rau sam, đồng thời cũng để thúc đẩy chức năng “khí hóa” ở bàng quang và thận.
Rau sam có tác dụng gì
Rau sam tươi

2. Giúp hạ mỡ máu và điều trị xơ vữa động mạch

  • Thành phần: 100 g rau sam tươi (rửa sạch bằng nước muối, cắt ngắn) và 3 lát gừng tươi .
  • Cách dùng: lấy rau sam trụng 5 phút với nước sôi rồi vớt ra, sau đó đem nấu canh với gừng và nêm nếm cho vừa ăn (nên uống nước và ăn cả cái).
  • Liều lượng: thỉnh thoảng ăn một đợt liên tục 5 ngày.

3. Điều trị bạch đới khí hư (ở nữ giới)

Cách dùng rất đơn giản: bạn chỉ cần lấy 100 g rau sam tươi, ngâm với nước muối rồi rửa lại thật kỹ, sau đó xay nát, ép lấy nước và trộn nước ấy với lòng trắng trứng gà (2 cái), đem đi hấp chín. Món này bạn chia ra để ăn hai lần trong ngày và ăn liên tục 5 ngày để thấy hiệu quả, bạn nhé!

4. Điều trị kiết lỵ cấp tính

Để điều trị kiết lỵ cấp tính, bạn lấy 100 g rau sam tươi, rửa sạch bằng nước muối rồi xay nát, ép lấy nước. Tiếp theo, bạn nấu nước ấy cho sôi lên 5 phút rồi tắt bếp, để thêm 2 muỗng cà phê mật ong vào và đợi bớt nóng thì uống (nếu không có mật ong thì dùng đường đen thay thế).

5. Điều trị mụn nhọt sang độc và giúp sát trùng khi bị lở loét ngoài da

Cách dùng rất đơn giản: bạn chỉ cần thường xuyên hái rau sam tươi, rửa sạch, giã nát rồi thoa lên là được (nếu bị mụn nhọt sang độc thì dùng vải băng lại, thấy khô nước thì gỡ ra).

Ăn rau sam như thế nào để không làm tổn thương thận? Lưu ý khi ăn rau sam

1. Trụng 5 phút trong nước sôi trước khi chế biến

Ở Trung Quốc, đã có ít nhất 6 trường hợp ăn rau sam liên tục trong thời gian dài và bị tổn thương thận. Đó là vì rau sam chứa nhiều axit oxalic (chất này có thể kết tinh thành sỏi ở đường tiết niệu).

Vì vậy, để giảm bớt lượng axit oxalic này, sau khi ngâm bằng nước muối và rửa sạch, bạn cần trụng rau sam trong nước sôi khoảng 5 phút rồi mới vớt ra và chế biến (nấu canh hoặc xào).

Rau sam xào tôm ăn rau sam có tác dụng gì
Rau sam xào tôm

Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn liên tục trong thời gian dài. Với những người bình thường, sức khỏe tốt và thận mạnh thì các chất dư thừa sẽ được đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, với những người thận yếu hoặc mắc các bệnh về chuyển hóa thì sẽ dễ bị tổn thương thận và dễ bị sỏi (khi axit oxalic không được thải hết thì sẽ tích tụ và dần dần tạo thành các tinh thể canxi oxalat không hòa tan, chúng sẽ làm tắc ống thận và làm tổn thương thận).

Thông tin thêm: Không chỉ rau sam mà đậu que, cải bó xôi (rau chân vịt), đậu lăng, bông cải xanh… cũng cần trụng qua nước sôi 5 phút rồi mới chế biến thành các món khác để tránh gây các tác dụng phụ không đáng có (2).

2. Những người không nên ăn rau sam

  • Rau sam có tính hoạt huyết nên các bà bầu không nên dùng (vì dễ gây hư thai).
  • Rau sam có tính hàn (lạnh) nên những người cơ địa hư hàn, hay bị tiêu chảy, lạnh bụng… cũng không nên dùng. Nếu cần dùng làm thuốc, ta phải kết hợp với các vị thuốc có tính ấm.
  • Rau sam chứa nhiều nitrat và oxalat nên những người đang bị sạn thận (hoặc từng bị bệnh này) cũng không nên dùng.

Tư liệu tổng hợp

  1. Tuệ Minh – Dương Thiên, Cây thuốc nam thông dụng trị liệu trong gia đình, trang 75.

Xem thêm: Rau xà lách có công dụng gì, chữa bệnh gì?

  • Chia sẻ lên Facebook
  • Chia sẻ lên Twitter
  • Chia sẻ lên LinkedIn

Bài viết liên quan

Tất tần tật về các loại đường: đường mía, đường vàng, đường đen, đường nâu, đường đỏ…
Tất tần tật về các loại đường: đường mía, đường vàng, đường đen, đường nâu, đường đỏ…
Mộc nhĩ kỵ gì? Cách sử dụng nấm mèo đen
Mộc nhĩ kỵ gì? Cách sử dụng nấm mèo đen
Nấm hương (nấm đông cô) kỵ gì và có tác dụng gì?
Nấm hương (nấm đông cô) kỵ gì và có tác dụng gì?

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: bệnh về da/ chống viêm/ kiết lỵ/ lợi tiểu/ mỡ máu cao/ nhuận tràng/ táo bón/ trị mụn/ viêm bàng quang/ viêm đường tiết niệu

Bài viết trước « Mật ong kỵ gì? 18 loại thực phẩm cần kiêng kỵ khi dùng mật ong
Bài viết sau Từ rượu đến rượu thuốc, những lưu ý khi dùng không thể bỏ qua »

Sidebar chính

Danh mục sản phẩm

  • Ăn uống (2)
  • Chuỗi hạt trang sức (1)
  • Đồ dùng hàng ngày (7)
  • Sản phẩm cho sức khỏe (18)
  • Sản phẩm làm đẹp (1)
  • Sản phẩm thánh hiến và nghi lễ (2)

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!