• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

💗💗💗💗💗💗💗GIÁ 99 k/ quyển 💗💗💗💗💗💗🌿🌿🌿🌿NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA MÌNH NHÉ 🌿🌿🌿🌿

Sách Tư duy thành công trong mọi ngành nghề bài học từ Sadhguru
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Rau tần dày lá (rau húng chanh) có tác dụng gì, chữa bệnh gì? (Plectranthus amboinicus)

Rau tần dày lá (rau húng chanh) có tác dụng gì, chữa bệnh gì? (Plectranthus amboinicus)

15/01/2020 28/02/2022 Cây Hoa Lá

“Mình thấy có những đứa trẻ, hễ chui rúc trong đám lá cây xong và bị sâu bắn là đi tìm lá rau tần, vò dập, đắp lên. Có những đứa bị nổi mề đay, ba mẹ nó cũng lấy nước ép rau tần thoa lên…”.

Thật vậy, rau tần dày lá là loại thảo dược kháng khuẩn rất tốt.

Không chỉ đối với các vết sâu bắn, muỗi đốt mà trong trường hợp bị dị ứng da hay da nhiễm khuẩn…; dùng rau tần dày lá giã nát, đắp lên cũng mang lại hiệu quả rất tốt (rau tần làm mát da, làm dịu các vết độc, vết sưng và ngứa).

Lá húng chanh rau tần dày lá có tác dụng gì
Lá húng chanh

Gọi là rau tần dày lá vì loại rau này có các phiến lá rất dày, đầy lông, mọng nước và có mùi hương rất đậm, gắt hơn cả chanh. Theo tên gọi phổ thông, rau tần dày lá được gọi là rau húng chanh và được biết đến như một loại rau gia vị (có thể ăn sống, trộn gỏi, nấu canh chua…).

Nội dung chính ⇒

  • Rau tần dày lá có tác dụng gì, trị bệnh gì?
  • Rau tần dày lá có độc không? Có tác dụng phụ không?
  • Cây rau tần dày lá còn được gọi là cây gì?
  • Tư liệu tham khảo

Rau tần dày lá có tác dụng gì, trị bệnh gì?

1. Trị sâu bọ, rết, côn trùng cắn

Rau tần dày lá giúp tiêu độc rất tốt. Vì vậy, khi bị côn trùng cắn, bạn có thể tìm hái 3 – 5 lá rau tần, rửa sạch, nhai nuốt nước và phần bã thì đắp ngoài da (nếu bị sâu bắn nhẹ thì lấy nước ép thoa lên da).

2. Giúp nhuận phổi, trừ đờm, giải cảm, trị viêm họng

Rau tần dày lá thông vào Phổi và Gan nên giúp nhuận phổi, trừ đờm rất tốt (nhất là ho có đờm và viêm họng). Bên cạnh đó, rau tần dày lá còn giúp giải cảm, hạ sốt và làm đổ mồ hôi (đối với chứng sốt cao không ra mồ hôi được).

Cách dùng: mỗi ngày ăn tươi từ 10 – 15 g lá (hoặc ép lấy nước uống).

Cây rau húng chanh là cây gì có tác dụng gì
Cây rau tần dày lá (rau húng chanh)

Rau tần dày lá có độc không? Có tác dụng phụ không?

1. Rau tần dày lá có vị chua cay, tính ấm và không có độc. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại thảo dược khác, dùng quá nhiều rau tần dày lá trong thời gian dài cũng không tốt.

2. Toàn cây rau tần đều có lông nên rất dễ bám bụi. Vì vậy, khi dùng làm thuốc, bạn cần lưu ý rửa và giũ thật sạch cho hết bụi. Bên cạnh đó, với những người có cơ địa nhạy cảm, có thể họ sẽ thấy khó chịu với lông và mùi của loại rau này.

3. Rau tần dày lá có tinh dầu và phụ nữ mang thai (hoặc đang cho con bú) không nên dùng loại rau này.

4. Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng chữa bệnh.

Cây rau tần dày lá còn được gọi là cây gì?

Rau tần dày lá còn được gọi là rau tần, rau húng chanh, rau húng giổi. Cây có tên khoa học là Plectranthus amboinicus.

Tuy nhiên, trên thực tế:

  • Rau tần còn là tên gọi khác của rau bợ (cỏ bốn lá).
  • Húng giổi còn là tên gọi khác của cây húng lủi (lá nhỏ, mỏng và khác rất nhiều so với rau tần dày lá).
  • Cần phân biệt rau tần dày lá (còn được gọi là rau tần) với rau tần ô (là cây cải cúc).

Để nhân giống rau tần dày lá, bạn có thể cắt một đoạn thân (cắt đoạn già, có rễ càng tốt), sau đó đem giâm ở nơi đất ẩm ướt, tưới nước đầy đủ và che nắng trong 1 tuần đầu. Rau này cần nhiều nước nhưng không nên để đất ngập úng, bạn nhé!

Xem thêm: Rau xà lách có tác dụng gì?

Tư liệu tham khảo

  1. Rau tần dày lá có tác dụng gì?, https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%BAng_chanh.
  2. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, 1999, trang 708.
  3. Minh Hạnh (biên soạn), Chữa bệnh bằng rau củ quả và động vật, NXB Văn hóa thông tin, trang 32.
  4. Phạm Thiệp – Lê Văn Thuần – Bùi Xuân Chương, Cây thuốc bài thuốc và biệt dược, NXB Y học, 2000, trang 133.
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 405

Bài viết liên quan

Tép sả
Ăn củ sả có tác dụng gì, ăn sả thường xuyên có tốt không?
Quả quất
Uống nước tắc có tác dụng gì, có giúp giảm cân, giảm mụn không?
Cách làm mứt gừng tại nhà
Cách làm mứt gừng tại nhà và tác dụng của mứt gừng

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: dị ứng/ viêm họng

💎💎💎KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 💎💎💎🌿🌿🌿 NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ XEM NHÉ! 🌿🌿🌿

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Vị thuốc A giao (keo da lừa) và bốn điều cần nhìn lại
Bài viết sau Quả phật thủ có ăn được không? Cách chế biến quả phật thủ »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Sadhguru

Sự thật về Thượng đế (Sadhguru)

27/03/2023

Chúa ôm con che chở tình thương

Sadhguru trả lời: Chúa có dẫn bạn đến thiên đường không?

27/03/2023

Sadhguru Kỹ thuật nội tâm

Rơi nước mắt – một khía cạnh khác của Sadhguru – Bí mật lớn nhất của Sadhguru

25/03/2023

Chiếc nhẫn bằng đồng hình con rắn

Chiếc nhẫn bằng đồng, hình con rắn, được thánh hiến tại Isha, do Sadhguru thiết kế (giá 120 k)

11/03/2023

Hạt kim cang cho trẻ em Isha sadhguru

Hạt kim cang cho trẻ em dưới 14 tuổi, được thánh hiến tại Isha (Ấn Độ, Sadhguru đề xuất) giá 120 k

11/03/2023

Sách của Sadhguru

Sách của Sadhguru – vì sao đến nay vẫn chưa có ai dịch chính thức?

10/03/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!