• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH NHÉ 🔔🔔

Cùng mình hoàn thiện bản thân
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Rau tần ô (cải cúc) có tác dụng gì, trị bệnh gì?

Rau tần ô (cải cúc) có tác dụng gì, trị bệnh gì?

08/04/2021 14/11/2022 Cây Hoa Lá

Rau tần ô (cải cúc) có tác dụng gì?

Rau tần ô có nhiều công dụng chữa bệnh rất hay và cách dùng cũng rất đơn giản. Bạn đã từng từng ăn rau tần ô lần nào chưa?

Rau tần ô (cải cúc) có tác dụng gì
Rau tần ô (cải cúc)

Rau tần ô có tác dụng gì

Đây là loại rau thơm ngon, có tính mát nên giúp thanh nhiệt rất tốt. Không chỉ thế, nó còn được dùng trong nhiều bài thuốc dân gian như:

Nội dung chính ⇒

  • 1. Rau tần ô (cải cúc) giúp giảm ho cho trẻ
  • 2. Rau tần ô (cải cúc) chữa đau mắt
  • 3. Rau tần ô (cải cúc) chữa chứng nhức đầu kinh niên
  • 4. Rau tần ô giúp giảm ho, giảm sốt và giảm đau cổ họng khi bị cảm cúm
  • 5. Rau tần ô chữa thổ huyết (nôn ra máu)
  • 6. Kích thích thèm ăn, giúp giảm mệt mỏi và làm tỉnh táo tinh thần
  • 7. Món rau cho người tỳ vị hư hàn (thể tạng hàn, hay lạnh bụng)
  • Lưu ý khi ăn rau tần ô

1. Rau tần ô (cải cúc) giúp giảm ho cho trẻ

Nếu không muốn cho trẻ dùng thuốc Tây để giảm ho (vì sợ tác dụng phụ), bạn có thể dùng rau tần ô vì đây là loại rau trừ ho đờm, tán phong nhiệt rất tốt.

Cách dùng như sau: hái một ít lá tần ô (khoảng 6 g), đem rửa sạch rồi xắt nhỏ ra, sau đó cho vào chén và đổ thêm một ít mật ong vào (vừa đủ). Sau đó, bạn đem hấp chín cho đến khi thấy nước từ lá tần ô tiết ra thì chắt nước ấy cho trẻ uống. Cách này rất an toàn và nước chiết này cũng dễ uống.

2. Rau tần ô (cải cúc) chữa đau mắt

Với trường hợp đau mắt, bạn có thể hái một nắm rau tần ô, rửa sạch rồi đem nấu canh với cá diếc (loại cá to bằng 3 ngón tay, dùng 1 con). Canh này bạn ăn như món ăn thông thường.

Ngoài ra, để mát mắt thì bạn cũng có thể hái lá tần ô, rửa sạch, hơ qua lửa cho ấm nóng mềm lại rồi để vào miếng vải và đắp lên mắt, sau đó nằm thư giãn và tận hưởng.

3. Rau tần ô (cải cúc) chữa chứng nhức đầu kinh niên

Với chứng nhức đầu kinh niên, bạn kết hợp cả hai cách sau:

  • Dùng ngoài da: hái lá tần ô rửa sạch, hơ qua lửa cho ấm nóng mềm lại rồi đắp lên hai bên thái dương và đắp một ít ở đỉnh đầu, nếu thấy nóng thì để trong tấm vải rồi đắp lên (đắp vào lúc đang nhức đầu hoặc đắp vào buổi tối).
  • Dùng thuốc uống: lấy 10 – 15 g thân và lá rau tần ô, rửa sạch, đem xắt nhỏ ra rồi nấu lấy nước uống đều đặn mỗi ngày.

4. Rau tần ô giúp giảm ho, giảm sốt và giảm đau cổ họng khi bị cảm cúm

Với trường hợp này, bạn nấu cháo rau tần ô ăn thì sẽ đỡ ngay.

Cháo rau tần ô và hành phi
Cháo rau tần ô và hành phi

Cách nấu cháo như sau: hái một ít rau tần ô, rửa sạch, cắt thành từng đoạn ngắn rồi cho vào tô, sau đó nấu cháo trắng cho chín và đổ cháo vào đầy tô (rau ở dưới, cháo ở trên), sau đó đợi khoảng 10 phút cho rau chín, cháo nguội bớt thì ăn.

5. Rau tần ô chữa thổ huyết (nôn ra máu)

Với trường hợp nôn ra máu, bạn hái một ít rau tần ô tươi, rửa sạch, giã nát rồi đổ một ít nước vào và vắt lấy nước uống.

6. Kích thích thèm ăn, giúp giảm mệt mỏi và làm tỉnh táo tinh thần

Rau tần ô có mùi hương đặc biệt, lúc đầu có thể thấy hơi khó ăn nhưng khi đã ăn quen thì bạn sẽ thấy rất thơm. Vì vậy, để xua tan mệt mỏi nóng bức và chán ăn; bạn có thể lấy rau tần ô nấu canh hoặc xào ăn đều được (với trường hợp này, bạn chỉ cần nấu vừa chín tới là được).

Rau tần ô nấu món gì ngon?
Rau tần ô nấu canh với tôm

7. Món rau cho người tỳ vị hư hàn (thể tạng hàn, hay lạnh bụng)

Rau cải nói chung đa phần có tính hàn, vì vậy, những người hay bị lạnh bụng khi ăn vào sẽ dễ bị khó tiêu, chướng bụng hoặc tiêu chảy… Trong trường hợp này, nếu muốn ăn thêm rau để thanh lọc cơ thể thì rau tần ô sẽ là một gợi ý sáng giá đấy!

Ngoài ra, vào những ngày thời tiết lạnh thì người có cơ địa hư hàn cũng có thể ăn rau này mà không sợ các tác dụng phụ, bạn nhé!

Lưu ý khi ăn rau tần ô

Khi ăn rau tần ô, bạn hãy nhớ lựa chọn chỗ bán uy tín nhé (vì rau này rất dễ bị sâu, do đó, nó thường bị phun xịt nhiều hóa chất trước khi nhổ bán).

Vì vậy, nếu có điều kiện, bạn nên mua hạt về và tự ươm trồng tại nhà, vừa tiết kiệm lại vừa an tâm khi sử dụng.

Một điều thú vị nữa là rau này rất dễ trồng và cũng rất mau lớn nhé!

Xem thêm: Rau răm chữa bệnh gì và khi nào không nên ăn nhiều rau răm?

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 75

Bài viết liên quan

Cây nhàu trị bệnh gì
Cây nhàu, trái nhàu và lá nhàu trị bệnh gì? Cách làm món cá đuối hấp lá nhàu
Tân di có tác dụng gì
Dược liệu hoa tân di có trị được viêm xoang? Công dụng làm thuốc và cách nhân giống
Tép sả
Ăn củ sả có tác dụng gì, ăn sả thường xuyên có tốt không?

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: cảm sốt/ ho ra máu/ nhức đầu

KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 🔔🔔

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Công dụng của hoa thiên lý và cách chế biến hoa thiên lý
Bài viết sau Công dụng của mè đen, ăn nhiều vừng đen có tốt không? »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Bảo vệ: TƯ DUY KINH DOANH BỀN VỮNG – 12 BÀI HỌC TỪ SADHGURU

28/01/2023

Bảo vệ: Bản thảo: Tư duy kinh doanh bền vững – 12 bài học từ Sadhguru

24/01/2023

Vì sao Sadhguru lại giao thiệp với các lãnh đạo?

21/01/2023

Cứu đất save soil bài ca cứu đất tôn vinh đất

Giới thiệu sách sắp in: Tư duy kinh doanh bền vững – 12 bài học từ Sadhguru

21/01/2023

Sadhguru

Kinh tế có quan trọng với người thực hành tâm linh không? (Sadhguru)

20/01/2023

Sadhguru

Chuẩn bị gì cho tương lai? (Sadhguru)

20/01/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!