Phật Thích Ca là một trong những vị thầy tâm linh thành công nhất trên hành tinh. Trong cuộc đời của mình, Đức Phật có 40 ngàn nhà sư và đội quân nhà sư này đã ra ngoài để mang theo một làn sóng tâm linh. Vào thời điểm ấy, quá trình tâm linh chỉ được dạy bằng tiếng Phạn và tiếng Phạn là thứ tiếng chỉ dành cho một cộng đồng người nhất định. Những người khác bị cấm học nó vì ngôn ngữ này được coi là chìa khóa của Thần thánh. Vì vậy, Đức Phật thuyết giảng bằng tiếng Pali, ngôn ngữ phổ biến thời đó. Ngài đã mở ra cánh cửa tâm linh cho tất cả mọi người.
Ấn Độ thời ấy có rất nhiều trường phái tâm linh khác nhau. Tại một thời điểm, họ có 1800 loại Yoga khác nhau. Nó giống như cách khoa học y tế đang hoạt động ngày nay. 25 năm trước, nếu bạn muốn khám sức khỏe, tất cả những gì bạn cần là bác sĩ gia đình. Ngày nay, có từng bác sĩ cho từng bộ phận trên cơ thể bạn.
Tương tự, điều này đã xảy ra với hệ thống Yoga. Mọi người bắt đầu chuyên về nhiều thứ nhỏ nhặt. Khi sự chuyên môn hóa vượt qua một điểm nhất định, nó trở nên lố bịch. Điều này đã xảy ra với Yoga. Nó vượt qua điểm mà 1800 chuyên ngành khác nhau của Yoga đã xảy ra. Đó là khi nhà hiền triết Patanjali đến và tạo ra Kinh Yoga để giảm thiểu sự xâu xé vô nghĩa này. Đức Phật đến sau Patanjali nhưng lúc ấy vẫn còn nhiều trường phái. Vì vậy, lúc ngài rời bỏ hoàng cung và tìm đường giải thoát, ngài đã lần lượt thực hành 8 trường phái khác nhau. Ngài thấy tất cả đều là những trải nghiệm tuyệt vời, nhưng nó vẫn không mang lại giải thoát. Trong tình trạng ấy, ngài bắt đầu đi bộ như một sa môn, đó là một hệ thống nhất định mà thực hành cơ bản của họ là họ sẽ không bao giờ xin thức ăn. Họ không đuổi theo thức ăn vì họ muốn đánh bại bản năng sinh tồn cơ bản.
Các sa môn thường chỉ đi bộ, không bao giờ xin thức ăn. Văn hóa tâm linh thời ấy rất nhạy cảm. Nếu họ thấy một người tâm linh đi bộ, mọi người sẽ nấu ăn ở nhà và chạy theo sau anh ta và phục vụ anh ta mọi lúc mọi nơi vì họ biết rằng anh ta sẽ không xin thức ăn. Nếu bạn trở thành một sa môn ngày hôm nay, bạn sẽ tự mình đi đến cái chết!
Vào những ngày đó, mọi người rất nhạy cảm với nghi thức của ngài và hưởng ứng. Thời bấy giờ có hàng ngàn sa môn đi khắp đất nước. Đức Phật lúc đó đã trở thành một sa môn. Ngay cả khi bạn không xin thức ăn, bạn chỉ cần đi bộ gần một thị trấn, thức ăn sẽ đến. Nhưng Đức Phật đã quá nghiêm túc và chỉ bước đi, thậm chí không bước về phía có thức ăn. Vì vậy, ngài chỉ còn là xương và một túi da.
Sau đó, ngài đi qua sông Ni Liên Thiền. Đó là một con sông cạn, nước chỉ khoảng nửa mét. Ngài đi bộ qua sông. Đến giữa sông, ngài không còn sức để đi nữa. Ở đó có một cành cây khô và ngài nắm lấy nó. Ngài không còn sức lực để bước tiếp nhưng ngài cũng không phải loại người dễ buông tay. Ngài đã giữ vững. Chúng tôi không biết trong bao lâu. Có lẽ là hai phút, nhưng khi bạn cảm thấy đuối sức, hai phút đó có thể giống như nhiều năm. Sau đó, ngài ngộ ra: “Tôi phấn đấu để làm gì? Tôi lang thang khắp đất nước để làm gì? Đi hết trường này đến trường khác, học cái này, học cái kia, tôi là cái gì?” Tôi tìm kiếm cái gì?” Sau đó, ngài nhận ra: “Thực sự chẳng có gì cả. Cuộc sống này vẫn tiếp diễn. Tất cả những gì phải làm chỉ là dỡ bỏ những rào cản không cho phép chúng ta trải nghiệm điều này.”
Khi Đức Phật nhận ra rằng mọi thứ đều ở trong anh ấy và không có nơi nào để tìm kiếm, ngài đột nhiên có năng lượng để thực hiện bước tiếp theo và bước tiếp theo. Ngài băng qua sông và ngồi xuống dưới gốc cây bồ đề. Đó là một đêm trăng tròn. Ngài ngồi đó với quyết tâm này: “Hoặc là tôi phải thấy bản chất tối thượng của sự tồn tại của tôi bây giờ, hoặc tôi sẽ ngồi đây và chết. Tôi sẽ không mở mắt cho đến khi tôi biết được nó.”
Khi ai đó đã quyết tâ m để biết những gì bên trong, nó có thể xảy ra trong giây lát. Khi ngài thấy rằng không cần phải làm bất cứ điều gì đặc biệt để nhận ra, ngài đã giác ngộ hoàn toàn. Và ánh trăng đã tỏa sáng. Ngài đã không ăn uống đàng hoàng trong nhiều năm. Ngài là một sa môn trong 4 năm và đã tập hợp được 5 đệ tử. Những người này nghĩ: “Anh ấy tu thật, bởi vì anh ấy không ăn, anh ấy thực sự nghiêm túc”. Nhưng bây giờ, họ thấy ngài đang ở trong một trạng thái phấn chấn nào đó và họ có thể nhìn thấy ánh sáng trên khuôn mặt ngài ấy. Sau đó, họ chờ đợi Ngài mở mắt và ban giáo lý. Ngài mở mắt ra, nhìn họ, cười và nói: “Nấu gì đó ăn đi.” Họ hoàn toàn thất vọng. Họ nghĩ “Anh ấy đã đánh mất đường tu.” Họ đã đi với Đức Phật trong 4 năm, từ khi ngài không có gì ngoài sự tra tấn khổ hạnh, nhưng khi ngài giác ngộ, họ lại rời bỏ ngài vì họ muốn nghe điều gì đó to lớn và nghiêm trọng, nhưng ngài chỉ nói, “Nấu gì đó ăn đi. Chúng ta đã phí thời gian rồi.”
Một hôm, Đức Phật ngồi dưới gốc cây. Không phải vì gốc cây là nơi tốt nhất để ngồi, mà vì đó là bất động sản duy nhất vào thời đó. Không có nhiều tòa nhà ở khắp mọi nơi. Một cái cây là nơi dễ chịu để ngồi thay vì phải ngồi dưới ánh mặt trời gay gắt.
Lúc đó, có một nhà chiêm tinh rất giỏi. Anh ấy đến tắm sông và nhìn thấy một dấu chân trên bờ sông. Có những cách quan sát mà qua đó, người ta có thể dự đoán chính xác những gì ai đó sẽ làm thông qua dấu chân của họ.
Anh ta thấy rằng đây là dấu chân của một vị hoàng đế, một người sẽ thống trị thế giới. Sau đó, anh ta tự hỏi: tại sao một người hoàng đế lại ở nơi xa xôi rừng rậm này? Anh ta đi theo dấu chân và nghĩ rằng mình sẽ gặp một vị hoàng đế. Sau đó, anh ta thấy đức Phật đang ngồi dưới gốc cây. Anh ta nhìn ngài và nghĩ, “Hoặc là thuật chiêm tinh của mình đã sai hoàn toàn, hoặc mình đang bị lừa, hoặc mình đang ở trong một loại ảo giác nào đó. Chuyện gì đang xảy ra ở đây vậy?” Anh ta đến chỗ Đức Phật và hỏi, “Ông là ai?” Đức Phật nói: “Tôi không là ai cả, tôi chỉ là không ai cả.” Anh ta nói: “Nhưng ngươi có bàn chân đế vương, ngươi nên chinh phạt thiên hạ!”.
Đức Phật nói, “Tôi sẽ làm điều đó, nhưng không phải bằng cách chinh phục.”
Có hai cách bạn có được thế giới, đó là chinh phục hoặc hòa nhập. Nhưng nếu đi chinh phục thì bạn sẽ đau khổ luôn luôn. Nhưng nếu bạn hòa nhập và bao hàm, nó sẽ trở thành một sự nâng cao tuyệt vời cho cuộc sống. Đức Phật nói: “Tôi đã hoàng đế của thế giới.” Nhà chiêm tinh nói: “Bạn là một nhà sư, bạn không sở hữu gì cả.”
“Vì tôi không sở hữu gì cả và tôi chẳng là ai cả. Đó là lý do tại sao mọi thứ đều là của tôi.”
Không có gì không có nghĩa là bạn vô dụng. Khi bạn là không có gì, điều đó có nghĩa là bạn đã trở thành bao gồm tất cả. Nếu bạn là một cái gì đó, điều đó có nghĩa là bạn chỉ có thể là cái đó. Nếu bạn là hư không, bạn có thể là bất cứ thứ gì bạn muốn. Nhà chiêm tinh này ngồi xuống và nói: “Ông là một nhà sư, ông không có gì cả, ban nãy ông vừa nói ‘Tôi không là ai cả và mọi thứ đều là của tôi.’ Nghĩa là sao?
Ngài nói: “Anh đến, ta có biện pháp cho anh. Anh thì đoán đời, ta thì lên kế hoạch.” Bạn đưa ra những dự đoán về cuộc sống bởi vì bạn không có khả năng lập một kế hoạch. Đó là lý do tại sao bạn lại dựa vào những dự đoán. Nếu bạn có khả năng lập một kế hoạch và thực hiện nó, bạn sẽ không sa vào những dự đoán. Vì vậy, đức Phật nói: “Bạn đang bận rộn đưa ra dự đoán. Tôi ở đây, tôi có một kế hoạch. Hãy đến, trở thành một phần trong kế hoạch của tôi, chúng ta sẽ làm nên chuyện khác!”
Bạn biết đấy, Đức Phật chết vì bị đầu độc. Thức ăn của ngài bị nhiễm độc và sau khi ăn nó, ngài nhận ra điều này. Vì vậy, ngài nói với chủ nhà – người đã mang cho ngài thức ăn: “Bạn đã cho tôi thức ăn tuyệt vời, tôi đã ăn nó, nhưng tôi nghĩ rằng các môn đệ của tôi không thể tiêu hóa thức ăn này. Bạn hãy hài lòng, vì lòng hiếu khách của bạn, tôi đã ăn. Nhưng đừng cho người của tôi ăn.”
Thế là ngài rời đi. Ngài không chết ngay nhưng nằm đó ốm yếu trong một thời gian dài. Các môn đệ tập hợp lại, vì vậy, ngài phải nói chuyện với họ và hướng dẫn họ một số cách để tiếp tục con đường. Ngài không thể ngồi dậy, nhưng cũng không thể nói khi nằm xuống nên ngài chỉ đỡ đầu và nói. Tư thế đó đã trở nên rất thiêng liêng đối với những người theo đạo Phật. Có rất nhiều hình ảnh Đức Phật đang nằm vì đó là tư thế mà ngài truyền lại phương hướng cơ bản cho các đệ tử, để họ bước tiếp… Nhiều Phật tử bắt đầu học cách nằm như vậy. Đó là một nền văn hóa. Bạn có thể bắt chước tư thế nhưng bạn không thể thành Phật.
Điều đó không có nghĩa là bạn không thể trở thành một vị Phật. Nếu thái tử Tất Đạt Đa có thể thành Phật, tại sao bạn không thể thành Phật? Phật nghĩa là người ở trên trí tuệ của mình. Chính nỗ lực của Kỹ Thuật Nội Tâm sẽ biến bạn thành Phật. Trong những khoảnh khắc, chúng tôi đã biến bạn thành Phật bởi vì bạn đã ở trên trí tuệ của bạn trong một số khoảnh khắc. Bây giờ, toàn bộ mục đích là làm sao ở lại đó; chỉ cần đủ nhận thức cần thiết để ở đó.
https://isha.sadhguru.org/sg/en/wisdom/article/11-intriguing-buddha-stories-by-sadhguru