Sữa chua là món ăn được nhiều người ưa thích, đặc biệt là trẻ em và các cô gái trẻ.
Sữa chua giúp nhuận tràng, đẹp da, lợi tiêu hóa thì ai cũng biết rồi. Tuy nhiên, sữa chua kỵ gì thì không phải ai cũng biết.
Sữa chua kỵ với gì?
Khi ăn sữa chua, bạn không nên ăn các món ăn sau:
- Chuối: Chuối chứa nhiều kali nên sẽ giúp giảm huyết áp. Tuy nhiên, bạn không nên ăn chuối cùng sữa chua vì sẽ dễ sinh ra chất gây ung thư. Vì vậy, sau khi ăn sữa chua thì không nên ăn chuối (và ngược lại), bạn nhé!
- Đậu nành: Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành (như sữa đậu nành, tàu hủ…) đều kỵ với sữa chua. Nếu dùng chung, chúng sẽ tạo thành các chất khó tiêu và làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cơ thể, làm giảm khả năng hấp thụ Can xi.
- Người đang uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc điều trị tiêu chảy: Nếu bạn đang uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc trị tiêu chảy thì không nên ăn sữa chua.
- Người bị thừa axit dạ dày: Sữa chua có tính axit, vì vậy, nếu người bị thừa axit dạ dày ăn sữa chua thì sẽ làm cho tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
Ngoài ra, những người cơ thể ứ trệ, máu huyết lưu thông không đều cũng không nên ăn sữa chua.
Sữa chua dùng với gì hợp nhất?
Sữa chua ít chất béo, ít năng lương lại giúp giải khát, kích thích sự thèm ăn; vì vậy, nó thường được các chuyên gia khuyên dùng hàng ngày (nửa hũ đến 1 hũ).
Ngoại trừ các trường hợp kiêng kị đã kể ở trên thì nhìn chung, sữa chua là thực phẩm phù hợp với hầu hết mọi người.
Đặc biệt, nếu bạn kết hợp sữa chua với quả đào (ví dụ như làm món sinh tố đào và sữa chua) thì sẽ mang hiệu quả dinh dưỡng cao.
Được biết, quả đào chứa nhiều vitamin còn sữa chua thì chứa nhiều đạm, vì vậy, ăn chung với nhau sẽ tạo thành món ăn giàu dinh dưỡng và đặc biệt thơm ngon. Hương đào và vị béo của sữa chua, nghĩ đến thôi cũng đã thấy thèm rồi!

Nên ăn sữa chua lúc nào?
Để mang lại hiệu quả hấp thu cao nhất thì bạn nên ăn sữa chua sau bữa ăn 2 tiếng. Thời điểm này, độ pH của dịch vị trong dạ dày sẽ tăng lên và sẽ tạo môi trường tốt cho lợi khuẩn axit lactic phát triển. Như thế, giá trị dinh dưỡng của sữa chua cũng sẽ cao hơn.
Lưu ý:
- Không ăn sữa chua lúc đói vì khi đói, độ pH của dịch vị sẽ thấp, lúc này, các lợi khuẩn trong sữa chua sẽ bị môi trường axit trong dạ dày tiêu diệt, khiến cho sữa chua giảm đi một lượng đáng kể các lợi khuẩn và cũng giảm giá trị dinh dưỡng.
- Không nên đun nóng sữa chua vì nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt cả các lợi khuẩn có trong sữa chua.
- Sữa chua có tính axit, có thể gây mòn răng. Vì vậy, sau khi ăn sữa chua thì bạn nên súc miệng lại.
Tư liệu tham khảo: Thôi Hiểu Lệ, Kỵ và hợp trong ăn uống.