• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH NHÉ 🔔🔔

Cùng mình hoàn thiện bản thân
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Sáng tác văn học » Tản văn: Những bao lúa tuổi thơ

Tản văn: Những bao lúa tuổi thơ

09/03/2021 09/03/2021 Cây Hoa Lá

Thấy bao lúa ngày mùa là nhớ đến tuổi thơ!

Mùa này, quê tôi xôn xao tiếng máy, tiếng người vì là mùa gặt lúa. Khắp các con kênh như kênh Xếp Mậu, kênh Ba Chùa, kênh 5A…, đâu đâu cũng thấy những ghe lúa neo đậu trên sông cùng những đoàn người khuân vác.

Thế nhưng, đối với các em nhỏ ở đồng quê, niềm vui mùa gặt không chỉ là “mùa màng bội thu” hay “trúng mùa, trúng giá” mà còn là được rong chơi thỏa thích trên những cánh đồng, những đống rơm và đặc biệt là trên những sân phơi mỗi độ mùa về!

Cánh đồng mùa lúa
Cánh đồng mùa lúa

Các bạn biết không, trẻ con rất thông minh và biết làm cho mình sang trọng lên đấy! Trên các sân phơi, chúng tha hồ cưỡi ngựa. Đó là những bao lúa khô đã được buộc miệng và lật ngược lại để đầu bao trút xuống đất, còn đáy bao thì ở trên.

Sau đó, bọn trẻ leo lên những bao lúa ấy rồi cưỡi và hô, hét thật to. Chúng làm ra điệu bộ như đang phi trên lưng ngựa: vừa ngồi, vừa vỗ vào cái bao, miêng không ngừng hô lên để “thúc ngựa” chạy nhanh, rồi lại “thắng ngựa” bằng cách ghị lấy một đầu bao lúa như ghị dây cương.

Những bao lúa tuổi thơ được lật ngược lại để làm con ngựa giả
Những bao lúa tuổi thơ được lật ngược lại để làm con ngựa giả

Và khi đã chán, những “con ngựa” ấy lại bị biến thành những “bờ đất”, “gò đất” để bọn trẻ nhảy lên khi chơi trò cá sấu. Con “cá sấu” là một đứa bé nào đó bị thua khi “oẳn tù tì”. Thế là, tốp năm tốp bảy lại chạy ùa lên “bờ” rồi đứng bỏ một chân xuống để nhấp nhửng “cá sấu”, có đứa còn nhảy xuống “nước” (nền sân phơi) để chọc tức “cá sấu”.

Và, ngay lúc ấy, nếu “con cá sấu” nhìn thấy “con mồi”, đứa bé kia sẽ luýnh quýnh nhảy lên “bờ” còn bọn trẻ còn lại sẽ nhốn nháo lêu lêu “con cá sấu” rồi cười đùa, hò reo ầm ĩ. Những tiếng “lêu lêu cá sấu”, “cá sấu ơi tới ăn thịt tao nè” sẽ lại vang lên trong những tràng cười giòn giã.

Thế rồi, từng đoàn người vác lúa mướn sẽ vác những bao lúa tuổi thơ xuống chẹt, xuống ghe; để cho những đứa trẻ tiếc nuối, đứng nhìn ngẩn ngơ như lần lượt bị bắt đi những người bạn nhỏ. Thế nhưng, chỉ trong phút chốc, trên môi bé thơ lại nở nụ cười tươi vì biết rằng chiều mai, sau một ngày nắng tốt, lúa sẽ khô, sẽ được đong đầy bao và chúng lại được hân hoan với trò chơi thông minh mà bình dị ấy!

Xem thêm tản văn: Mùa nước nổi ở miền Tây trong ký ức

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 97

Bài viết liên quan

Cứu đất save soil bài ca cứu đất tôn vinh đất
Giới thiệu sách sắp in: Tư duy kinh doanh bền vững – 12 bài học từ Sadhguru
Một chiều đi chợ… nhớ nghề ngày xưa
Đường Thốt Nốt
Tản mạn về đường Thốt Nốt

Chuyên mục: Sáng tác văn học

KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 🔔🔔

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Văn hóa sông nước qua các bài vè, câu đố ở ĐBSCL
Bài viết sau Lời ru cánh võng đưa nôi, theo ta khôn lớn suốt đời không quên »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Sadhguru

An toàn cảm xúc hay là tự do? (Sadhguru)

06/02/2023

Bảo vệ: TƯ DUY THÀNH CÔNG TRONG MỌI NGÀNH NGHỀ – BÀI HỌC TỪ SADHGURU

05/02/2023

Sadhguru kể về Đức Phật – rất cảm động!

02/02/2023

Sương Nguyệt Anh

Nếu Google không vinh danh, liệu còn ai nhớ đến Sương Nguyệt Anh không?

02/02/2023

Có phải kết hôn là khó giác ngộ?

01/02/2023

Vì sao Sadhguru lại giao thiệp với các lãnh đạo?

21/01/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!