Nếu bạn đang tìm hiểu về đường thốt nốt nguyên chất và công dụng của nó thì đây là bài viết dành cho bạn.
Đường thốt nốt là gì?
Đường thốt nốt là một loại đường thô, chưa qua tinh chế nên thân thiện với sức khỏe con người.

Đây là loại đường được nấu từ nước chiết bông mo thốt nốt và thường thì khoảng 5 lít nước chiết sẽ thu được 1 kg đường.
So với đường cát trắng thì đường thốt nốt vẫn còn nước và các dưỡng chất nên thơm ngon hơn. Vì vậy, nó được xem là loại đường giúp kích thích sự thèm ăn, bồi bổ cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa.
Đường thốt nốt làm từ đâu, lấy từ bộ phận nào?
Được thốt nốt được làm từ nước chiết bông mo (cụm hoa) của cây thốt nốt.
Bạn biết đấy, khi chúng ta cắt ngang cụm hoa của cây thốt nốt (cũng như cây dừa, cây dừa nước…) thì nó sẽ rỉ ra các giọt nước trong suốt. Nước này có vị rất ngọt vì chứa nhiều đường saccarozo, đồng thời cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
Sau khi hứng đủ nước (từ chiều tối đến sáng hôm sau), người ta sẽ lấy nước ấy xuống, đem lược lại cho sạch rồi cho vào nồi, nấu liên tục cho đến khi cô đặc thành đường.
Để đường ngon hơn, mịn hơn, người ta sẽ cho vào máy đánh đường, sau đó mới đổ vào khuôn, keo…
Đường thốt nốt có tốt không, có công dụng gì?
Nước chiết bông mo thốt nốt chứa chất đạm, chất béo và đường.
Bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như: vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B10, Ca, Mg, Mn, Zn, Cu…
Sau khi nấu thành đường, hàm lượng các chất này có thể bị thay đổi, tuy nhiên, nó vẫn là loại đường chứa dưỡng chất nên tốt cho sức khỏe (vì chưa qua tinh luyện như đường cát).
Có nên dùng đường thốt nốt không?
Câu trả lời là có. Bạn nên dùng đường thốt nốt thay thế cho đường cát vì nó bổ dưỡng và ít làm tăng đường huyết hơn. Tuy nhiên, bạn không nên dùng nhiều vì bản chất của nó vẫn là đường.
Lưu ý là: bạn chỉ nên dùng để thay thế cho đường cát trong những món có thể dùng, ví dụ như: pha cà phê, pha nước cam, nước chanh, kho cá, kho rau củ quả, làm nước mắm, nấu chè đậu xanh, chè đậu đen, chè trôi nước, nấu bánh canh, bánh bò…
Vì sao ư?
Vì có một số món, nếu nêm đường thốt nốt thì sẽ kém ngon, ví dụ như các món canh (vì mùi đường sẽ lấn át mùi canh).
Đường thốt nốt có tác dụng gì?
Đường thốt nốt có nhiều công dụng như:
- Bồi bổ hệ tiêu hóa: Nếu ăn với lượng vừa phải, đường thốt nốt sẽ hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn.
- Giúp giải độc mã tiền: Theo nhà nghiên cứu Võ Văn Chi thì đường thốt nốt có thể giải độc mã tiền (chất độc từ cây củ chi).
- Ít làm tăng đường huyết.
Đường thốt nốt ăn với gì, ăn như thế nào?
Đường thốt nốt rất dễ ăn. Bạn có thể trộn đường với cơm để ăn, rất ngon đấy! Đây là món ăn trẻ con thời xưa rất thích ăn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng đường thốt nốt để nêm nếm khi kho cá, kho thịt, xào rau củ quả, nấu chè, đổ bánh bò…
Bạn cũng có thể dùng để pha cà phê và các loại nước giải khát như nước cam, nước chanh, nước tắc…
Nhìn chung, đường thốt nốt là loại đường lành tính. Tuy nhiên, vì nó có mùi thơm đặc trưng nên không thể dùng để nấu canh, nấu lẩu (vì nó sẽ tạo ra mùi thơm như chè…).
Đường thốt nốt có thành phần chính giống với đường nào?
Thành phần chính của đường thốt nốt chính là saccarozo.
Đường thốt nốt bảo quản được bao lâu?
Đường thốt nốt có thể bảo quản từ 3 – 12 tháng, tùy vào điều kiện bảo quản.
Nếu bạn mua đường về và để ở trong bếp thì sau 2 – 3 tháng, đường sẽ bắt đầu lên men tự nhiên (hơi hôi chua).
Nếu bạn dùng xong, để vào ngăn mát tủ lạnh thì có thể bảo quản từ 6 – 12 tháng.
Ngoài ra, có một số yếu tố khác chi phối thời gian bảo quản như:
- Nếu đường chảy thì sẽ mau hư hơn.
- Nếu đường pha tạp thì sẽ mau hư hơn.
Đường thốt nốt không chất bảo quản
Như đã nói ở trên, nước chiết từ hoa thốt nốt rất giàu dưỡng chất, vì vậy, đợi đến khi nó rỉ ra đầy lon đựng nước thì phần nước ấy cũng đã bị lên men (hôi chua). Vì vậy, để làm chậm sự lên men của nước chiết, người ta thường bỏ thêm vài lát gỗ sến vào (gỗ cây sến đỏ).
Sau khi nước đã rỉ ra nhiều, người ta đem xuống, lược lấy nước rồi nấu thành đường. Thế là xong. Gỗ sến là loại thảo dược lành tính, vì vậy, khi dùng để bảo quản nước chiết thốt nốt thì rất an toàn.
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều hộ dân không dùng gỗ sến mà mua bột tẩy ngoài chợ về để dùng thay cho gỗ sến (vì gỗ sến khó tìm hơn). Bột tẩy này có giá rất rẻ và dễ dùng nhưng chưa được kiểm định về độ an toàn. Vì vậy, chúng ta không nên dùng và khi mua đường thì cũng cần chọn nhà cung cấp uy tín.
Đường thốt nốt – đặc sản An Giang
Cây thốt nốt mọc nhiều ở An Giang, Tây Ninh, Kiên Giang… và Campuchia.
Ở nước ta, đường thốt nốt An Giang (Tịnh Biên An Giang) là nổi tiếng nhất vì cho sản lượng lớn, chất lượng khá ổn.
Tuy nhiên, nhiều thương lái đã pha trộn đường thốt nốt nguyên chất với các loại đường khác, làm cho uy tín của đường thốt nốt An Giang bị giảm sút khá nhiều. Ngay cả khi bạn đến An Giang, bạn cũng chưa chắc đã mua được đường nguyên chất, không chất bảo quản.
Mua đường thốt nốt nguyên chất ở đâu?
Bạn có thể mua đường thốt nốt Palmania vì đây là loại đường đã được cấp quyền Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, giá của đường này thường cao gấp nhiều lần so với mặt bằng chung.
Bạn cũng có thể mua đường thốt nốt “Kampong Speu” vì đây là đường của Campuchia và đã được Việt Nam bảo hộ Chỉ dẫn địa lý. Vì vậy, đường này có thể đảm bảo nguyên chất 100 %. Hiển nhiên, giá của đường này cũng rất cao.
Hoặc bạn cũng có thể mua ở những nơi bạn cảm thấy uy tín, với mức giá phù hợp.
Nếu bạn đang tìm nơi bán đường thốt nốt nguyên chất, bán lẻ, giá vừa phải thì bạn cũng có thể tham khảo bên mình.
Giá: 85 ngàn đồng/ hũ 1 kg.
Phí ship 28 k.
Fanpage của mình là Đường thốt nốt nguyên chất,
https://www.facebook.com/DuongThotNotChatLuong
Zalo/ Sđt: 0325867255.
Đường thốt nốt và bệnh tiểu đường
Nhìn chung, bệnh nhân tiểu đường nên tránh dùng đường và các thực phẩm chứa nhiều đường.
Tuy nhiên, nếu không có vị ngọt, bữa ăn của chúng ta sẽ nhạt nhẽo vô cùng, phải không?
Vì vậy, người bị tiểu đường có thể dùng đường cỏ ngọt để không bị tăng đường huyết (vì đây là loại đường an toàn hơn nhiều loại đường ăn kiêng khác). Tuy nhiên, giá của đường cỏ ngọt khá cao nên với những bệnh nhân khó khăn về kinh tế thì cũng khó có thể dùng lâu dài.
Vậy còn đường thốt nốt?
Đường thốt nốt là đường thô (chưa qua tinh chế) nên tốt với bệnh nhân tiểu đường hơn (so với đường cát).
Theo các kết quả nghiên cứu thì đường thốt nốt có chỉ số đường huyết thấp hơn nhiều so với đường cát (chỉ số đường huyết của đường thốt nốt là 42, thấp hơn nhiều so với đường mía và đường cát trắng).
Vì vậy, nó ít làm tăng đường huyết sau ăn. Hiển nhiên, nếu ăn quá nhiều đường thốt nốt thì cũng không tốt.
Và nếu bạn có lượng đường huyết cao nhưng lại thèm ngọt thì bạn nên ăn trái cây ngọt (để thỏa cơm thèm). Được biết, chất đường tự nhiên có trong rau củ quả luôn thân thiện với sức khỏe hơn so với đường tinh luyện.
Ngoài ra, bạn cũng cần ăn nhiều rau xanh và điều trị tiểu đường theo chỉ định của bác sĩ. Được biết, trong y học cổ truyền cũng có rất nhiều cây thuốc quen thuộc giúp điều trị bệnh tiểu đường.
Đường thốt nốt nguyên chất giá bao nhiêu?
Trên thị trường, giá đường thốt nốt dao động từ 35 – 200 ngàn đồng một ký. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng loại nguyên chất luôn có giá khá cao (thường là hơn 50 ngàn đồng/ kg bán lẻ).
Vì sao? Vì để thu được 1 kg đường thốt nốt nguyên chất thì ta cần từ 4 – 6 lít nước chiết để nấu. Hơn nữa, công sức trèo cây, chiết nước, nấu đường, đóng keo (keo nhựa cũng có giá từ 3 – 5 ngàn đồng)… Tất cả cộng lại, chưa kể công gói hàng, tiền lời buôn bán…
Vì vậy, thật khó để có thể tin rằng 1 kg đường thốt nốt bán lẻ lại chỉ có giá 30 – 40 ngàn đồng như ở chợ (trừ trường hợp bạn mua của người quen, mua sỉ để bán lại, mua từ 50 – 150 kg trở lên… thì có thể thương lượng giá cả).
Địa chỉ mua đường thốt nốt nguyên chất trên Facebook:
Hiện tại em có bán đường thốt nốt nguyên chất, rất thơm ạ.
Fanpage Đường thốt nốt nguyên chất:
https://www.facebook.com/DuongThotNotChatLuong
Zalo/ Sđt: 0325 867 255
Giá: 80 k/ hũ 1 kg.
Phí ship toàn quốc 28 k. Nhận hàng rồi mới trả tiền ạ.
Xem thêm: Đường nốt nốt bảo quản bằng gỗ sến