Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vị thuốc long nhãn (nhãn nhục) nhé! Long nhãn nhục là gì, mua ở đâu, giá bao nhiêu? Trong Đông y có một vị thuốc rất ngọt và thơm, đó là long nhãn nhục (hay còn gọi là long nhãn, nhãn nhục). Vị thuốc này được làm từ thịt quả nhãn phơi khô, thường ở 2 dạng: dạng khô, cứng và dạng mềm, dẻo. Bạn có thể mua vị thuốc này tại các tiệm thuốc Bắc hoặc các chợ lớn ... Xem chi tiết
Thảo dược
Thục địa là gì, có tác dụng gì, trị bệnh gì và mua ở đâu?
Vị thuốc "thục địa" là củ của cây địa hoàng được đem đồ, phơi rồi tẩm 9 lần như thế (gọi là "cửu chưng cửu sái") cho thành dược liệu (có màu đen nhánh, mềm, nhĩn và có vị ngọt). Thục địa mua ở đâu? Bạn có thể mua vị thuốc này tại các hiệu thuốc Bắc hoặc mua online qua các cơ sở uy tín. Thục địa nấu sâm bí đao, bà bầu uống được không? Thục địa là một vị thuốc thực thụ, vì vậy, phụ nữ mang thai chỉ nên dùng khi ... Xem chi tiết
Củ sen có tác dụng gì và tác hại của củ sen
Củ sen là loại thực phẩm quý - tinh hoa của cây sen. Xét về tính Âm - Dương thì củ sen mọc dưới nước (nước là Âm tính) nên nó thiên về Dương tính (theo quy luật cân bằng của tự nhiên). Vậy, củ sen có tác dụng gì và có tác hại không? Nếu có thì tác hại của nó là gì? Củ sen ăn sống được không? Củ sen có thể ăn sống nhưng bạn không nên ăn vì loại củ này mọc dưới bùn, dễ bị nhiễm các ký sinh trùng. Với trường ... Xem chi tiết
Tác dụng của hạt hướng dương và hoa hướng dương
Hoa hướng dương có màu vàng hấp dẫn và hương thơm dễ chịu. Hạt hướng dương rang giòn, ăn vào vừa béo, vừa ngon. Không chỉ thế, nhiều bộ phận của cây hướng dương còn được dùng làm thuốc. Hoa hướng dương có tác dụng gì? Theo y học cổ truyền, hoa hướng dương (cả cụm hoa) có các công dụng sau: Giúp hạ huyết áp, điều trị cao huyết áp. Giúp giảm đau, điều trị đau bụng kinh. Điều trị choáng váng, ... Xem chi tiết
Trà cỏ ngọt có tác dụng gì, đường cỏ ngọt có tốt không?
Người bị tiểu đường thường thèm ngọt nhưng nếu ăn bánh kẹo hoặc các thức ăn chứa nhiều đường thì sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường thường được khuyên dùng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (như rau tươi) và nếu muốn dùng đường để nêm nếm, pha nước uống hằng ngày thì nên dùng đường cỏ ngọt hoặc các loại đường chuyên biệt, dành riêng ... Xem chi tiết
Cỏ ngọt có tác dụng gì? Bị tiểu đường dùng cỏ ngọt được không?
Ngày nay, thỉnh thoảng chúng ta lại nghe nhắc đến cỏ ngọt. Và với những bệnh nhân tiểu đường thì cỏ ngọt còn là gia vị "sáng giá" giúp tạo vị ngọt cho món ăn mà không làm tăng đường huyết. Vậy, đường cỏ ngọt có những ưu điểm gì? Thứ nhất, cỏ ngọt đã được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp nhận là loại gia vị an toàn, không chứa calo. Thứ hai, chất tạo nên vị ngọt đặc trưng của cây cỏ ... Xem chi tiết
Cách dùng bí đao giúp giảm cân, điều trị mụn, nám và tiểu đường
Từ xưa, dân gian đã có kinh nghiệm dùng ruột quả bí đao còn tươi (có cả hạt), đem giã nát rồi thoa lên da để giảm mụn, giảm nám, giúp da trắng hồng và tươi tắn hơn. Không chỉ thế, những người bị thừa cân còn nấu canh bí đao ăn, mỗi lần khoảng 40 g, mỗi tuần ăn 3 lần để thông tiểu, lợi tiểu và giảm béo. Cũng chính vì thế, những người gầy ốm, thận yếu thì không nên ăn bí đao vì sẽ làm tình trạng bệnh nặng ... Xem chi tiết
Tác dụng của rau ngót và tác hại của rau ngót
Rau ngót là loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng, có thể xào, nấu canh, nấu mì và vắt lấy nước để tạo màu cho món bánh Tét thêm ngon! Tuy nhiên, có những điều cần lưu ý khi dùng loại rau này để không bị tác dụng phụ. Giá trị dinh dưỡng của rau ngót Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng cho thấy lá rau ngót có chứa chất đạm, chất đường, chất béo, vitamin A, B1, C và các khoáng chất như Can xi, Sắt, Phốt pho, ... Xem chi tiết
Rau kinh giới có tác dụng gì, chữa bệnh gì?
Kinh giới không chỉ là một loại rau gia vị mà còn là cây thuốc quý trong y học cổ truyền. Lá kinh giới có màu xanh ở cả hai mặt và có mùi hương đặc trưng. Kinh giới có tác dụng gì? Theo y học cổ truyền thì phần trên mặt đất của cây kinh giới (tức thân, cành, lá, hoa, quả) đều có thể dùng làm thuốc nhưng thường là dùng cành lá ở những cây vừa ra hoa (vì lúc này dược tính trong lá lên cao nhất). Sau khi thu ... Xem chi tiết
Nguyên liệu và cách nấu sâm bí đao, bí đao có tác dụng gì?
Bí đao là loại quả quen thuộc với tác dụng thanh nhiệt. Thế nhưng, ít ai biết rằng nó còn là vị thuốc điều trị phù thũng, giúp thông tiểu, giảm mụn, giảm cân, mát tim... Vậy, cách dùng bí đao như thế nào? Bí đao bao nhiêu calo, có giúp giảm cân không? Quả bí đao chứa một lượng nước lớn và các chất dinh dưỡng như: chất đạm, chất béo, chất xơ, Ca, P, Fe, caroten, vitamin B1, B2, C và vitamin PP. Điều đáng ... Xem chi tiết
Cách trị cao huyết áp tại nhà bằng thuốc nam
Cao huyết áp (tăng huyết áp) là một trong những loại bệnh phổ biến nhất ở Việt Nam, thường gặp ở người già, người béo phì... Thuốc điều trị cao huyết áp thì có rất nhiều, trong đó, có thể kể đến những vị thuốc dễ dùng sau đây: 1. Nụ tam thất điều trị cao huyết áp Nụ tam thất là vị thuốc có tác dụng an thần, hạ huyết áp và hợp với những người vừa bị cao huyết áp, vừa bị thừa cân, mất ngủ. Ở quê tôi, các cô ... Xem chi tiết
Cách chữa bệnh gút tại nhà và những thực phẩm bệnh gút cần kiêng kị
Có cách nào để chữa bệnh gút tại nhà không? Câu trả lời là có. Bệnh Gút thường gặp ở nam giới hơn và nếu điều trị sớm thì sẽ kiểm soát được căn bệnh này. Thuốc điều trị Gút thì có rất nhiều loại, từ thuốc Tây đến thuốc Bắc, thuốc Nam. Tuy nhiên, nhiều người thường chọn thuốc Nam vì giá thành rẻ, dễ tìm mua và ít tác dụng phụ hơn. Trong đó, có thể kể ra các loại cây, hoa, lá... có tác dụng điều trị Gút ... Xem chi tiết
Cách trị tiểu đường tại nhà theo kinh nghiệm dân gian
Y học cổ truyền có rất nhiều vị thuốc giúp hạ đường huyết và hỗ trợ điều trị tiểu đường, chẳng hạn như đậu xanh, nụ vối, củ cải trắng, lá ổi non, khổ qua rừng, cam thảo đất... Vì vậy, trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn cách trị tiểu đường tại nhà bằng các loại cây lá theo kinh nghiệm dân gian nhé! Vậy, cách dùng từng loại như thế nào? 1. Cách dùng đậu xanh điều trị tiểu đường tại nhà Công dụng ... Xem chi tiết
Tác dụng của khoai lang: giảm cân, trị táo bón, tiểu đục, di tinh, ngừa say tàu xe…
Có một sự thật khá thú vị, đó là: lá rau lang, nếu ăn sống thì dễ bị táo bón nhưng nếu nấu canh hoặc luộc lên ăn thì lại trị táo bón, giúp nhuận tràng. Vậy, ăn khoai lang có giúp giảm cân không? Khoai lang có tác dụng gì? Trong đời sống hàng ngày, lá và củ khoai lang đều là những vị thuốc quý. 1. Củ khoai lang ngừa say tàu xe Với những người bị say tàu xe thì chỉ cần bước lên xe là ruột gan cồn cào, đầu óc ... Xem chi tiết
Hoài sơn có tác dụng gì? Củ mài làm món gì?
Ở Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc có một loại khoai hay mọc trong rừng, trước đây thường được đào về, nấu ăn đỡ đói (hoặc làm thành bột để làm bánh) nhưng hiện nay thì đã trở thành đặc sản xuất khẩu, đó là khoai mài (hay còn gọi là củ mài, trong Đông y gọi là hoài sơn). Hoài sơn (củ mài) có tác dụng gì? Hoài sơn (củ mài) là một loại thực phẩm - dược liệu quý, có thể dùng làm đẹp, dưỡng sinh và điều trị ... Xem chi tiết
Giải thích các thuật ngữ y học cổ truyền (… nghĩa là gì?)
1. "Ác sang" là gì? Ác sang là từ dùng để chỉ các mụn nhọt độc hoặc những bệnh ngoài da có chảy nước vàng, gây tanh hôi, lở loét... 2. Ách nghịch là gì? Ách nghịch là bệnh nấc cụt, dân gian có mẹo điều trị nấc cụt là nhấp uống liên tục 7 ngậm nước nhỏ đối với nam (9 ngụm đối với nữ). 3. Âm dịch là gì? Thuật ngữ âm dịch trong y học cổ truyền là để chỉ các chất dịch có trong cơ thể. 4. Âm hư là ... Xem chi tiết
Củ hủ dừa có tác dụng gì và làm món gì ngon?
Ngoài mộng dừa thì củ hủ dừa cũng là một món ăn sang. Đó là vì mỗi cây dừa chỉ có một củ hủ và ta phải chặt cây dừa thì mới lấy được. Củ hủ dừa được lấy từ bộ phận nào của cây dừa? Củ hủ dừa là phần ngọn của cây dừa, bao gồm thân non, các bẹ lá non và lưỡi mèo (cụm bông mo non). Để có được củ hủ dừa, ta chặt ngang cây dừa, lấy phần ngọn rồi đẽo bỏ những phần cứng bên ngoài thì phần còn lại bên trong (non, ... Xem chi tiết
Mộng dừa có tác dụng gì, ăn nhiều có tốt không?
Trong trái dừa, thứ ngon nhất là nước dừa nhưng thứ độc đáo và hấp dẫn nhất lại là mộng dừa. Mộng dừa là cái gì, lấy từ đâu? Nếu hỏi mộng dừa là gì thì xin thưa: đó là phần mộng nằm trong trái dừa đang nảy mầm, chứa nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây dừa con trước khi rễ của nó kịp đâm xuyên qua lớp vỏ và lấy dinh dưỡng từ đất. Muốn có mộng dừa, bạn mua trái dừa khô về (còn nguyên vỏ), để ở nơi ẩm ... Xem chi tiết
Cách sử dụng la hán quả? Uống nước quả la hán hàng ngày có tốt không?
La hán quả là quả la hán - một loại thảo dược cổ truyền của người phương Đông. Từ xa xưa, người ta đã xem la hán quả như một loại quả "thần tiên", dẫu có tiền cũng không hoán đổi. Vậy, la hán quả có tác dụng gì mà lại được quý đến vậy? Phụ nữ mang thai có dùng được không và có thể mua ở đâu? Cách sử dụng la hán quả La hán quả ở dạng quả khô thường nhẹ, có vỏ ngoài màu nâu, trên vỏ vẫn còn bám một ít lông ... Xem chi tiết
Tác dụng của đậu trắng và tác hại của đậu trắng
Đậu trắng là một trong những loại đậu thơm ngon, bổ dưỡng. Vậy, bạn có biết tác dụng của đậu trắng là gì không? Không chỉ có mặt trong nhiều món ăn ngon như chè đậu trắng, mứt đậu trắng, xôi đậu trắng...; loại đậu này còn là vị thuốc quý, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh. Đậu trắng có chứa các chất dinh dưỡng nào? Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng cho thấy trong đậu trắng có chứa chất đạm, ... Xem chi tiết
Tác dụng của đậu đen với bệnh tiểu đường – Ai không nên uống nước đậu đen?
Ở Trung Quốc, đậu đen được gọi là ô giang đậu (乌豇豆) và được biết đến như một loại đậu giúp kéo dài tuổi thọ, duy trì sự toàn vẹn của cơ thể. Vậy, tác dụng cụ thể của đậu đen là gì? Ở nước ta, đậu đen được biết đến như một loại thực phẩm tốt cho thận, giúp tươi nhuận nhan sắc và làm đen tóc, đen râu. Không chỉ thế, đậu đen còn được biết đến với tác dụng điều trị tiểu đường (1). Tác dụng của đậu đen - Vì sao ... Xem chi tiết
Đậu xanh: một trong các loại đậu tốt cho người tiểu đường
Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen... là các loại đậu tốt cho người tiểu đường. Trong công trình Từ điển cây thuốc Việt Nam (bộ mới, tập 1, Võ Văn Chi) và công trình Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi), các tác giả đều đề cập đến cách dùng đậu xanh điều trị tiểu đường, đó là lấy đậu xanh nấu thành cháo để ăn hàng ngày. Ngoài ra, theo nguồn tin từ báo Nông nghiệp Việt Nam thì ta còn có thể điều trị tiểu ... Xem chi tiết
Trị gút (gout) bằng đậu xanh: đơn giản đến bất ngờ
Tôi có người anh họ bị Gút, khớp ngón chân cái sưng lên, đỏ ửng và rất đau. Bác sĩ bảo rằng anh ấy bị Gút không phải do di truyền mà do uống nhiều bia rượu và ăn nhiều chất đạm (và thực sự là vậy!). Thật ra, ban đầu anh ấy cũng không biết Gút là gì. Đến khi bị cơn đau hành hạ, anh mới lên mạng tìm hiểu và biết trường hợp của mình là dạng nhẹ, có thể điều trị nếu dùng đúng thuốc, giảm cân (anh ấy bị thừa cân) ... Xem chi tiết
Công dụng của đại hồi và tiểu hồi hương
Trong Đông y có hai vị thuốc với tên gọi rất trữ tình, đó là đại hồi hương và tiểu hồi hương. Trùng hợp là, hai vị thuốc này cũng đều được dùng làm gia vị trong ẩm thực. Đại hồi hương thường được dùng trong món bún bò quế, tiểu hồi hương thường được dùng trong món lẩu thái chua cay. Vậy, hai loại này có thể điều trị các bệnh gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé! Công dụng của đại ... Xem chi tiết
Cách trị cao huyết áp tại nhà: kinh nghiệm dân gian Hậu Giang
Bài viết sau đây chia sẻ kinh nghiệm điều trị cao huyết áp (giai đoạn đầu) của một độc giả. Được biết, bài thuốc đã được dân gian vùng Cần Thơ, Hậu Giang dùng trong nhiều năm qua, thường thì sau vài tháng dùng sẽ thấy huyết áp ổn định lại. Cách trị cao huyết áp (tăng huyết áp) tại nhà Trước tiên, bạn hái cành lá rau bù ngót (cắt nhỏ ra), toàn cây cỏ mần trầu (cắt nhỏ ra) và nhặt các lá sa kê vừa rụng (loại lá ... Xem chi tiết
Đậu săng (đậu chiều, đậu triều) có tác dụng gì, trị bệnh gì?
Ở miền Bắc, người ta gọi là cây đậu triều (đậu chiều) còn ở Miền Nam thì gọi là đậu săng. Có nơi, người ta còn gọi là đậu cọc rào. Ở nước ta, cây đậu triều thường được trồng để hái lá nuôi tằm, lấy quả non xào ăn, luộc ăn (chấm muối tiêu) và lấy hạt làm thức ăn (nấu chè, làm tương đậu...). Cho đến bây giờ, mình vẫn còn nhớ món đậu săng non luộc, chấm muối tiêu, ăn cả vỏ và hạt, ngon ơi là ngon! Ngon hơn cả đậu ... Xem chi tiết
Cây gòn có tác dụng gì? Vỏ cây gòn có gây kích dục?
Mủ gòn là loại thức uống quen thuộc của người Nam Bộ, thường được uống cùng hạt é, phổ tai, sương sâm và rong sụn. Thế nhưng, ít ai biết rằng mủ gòn còn là vị thuốc quý điều trị nhiều bệnh thường gặp và vỏ cây gòn cũng vậy! Mủ gòn được lấy từ đâu? Mủ gòn là chất gôm nhựa tiết ra từ thân cây gòn, thường là ở những cây gòn lâu năm, bị sâu ăn, côn trùng đục hoặc bị các tổn thương cơ học, đứt gãy... Mủ ... Xem chi tiết
Bông điên điển có tác dụng gì và nấu món gì ngon?
Hàng năm, miền Tây Nam Bộ đều có một mùa nước nổi. Thứ gắn liền với mùa nước nổi không chỉ là tôm, cá, cua... mà còn là những vạt bông điên điển vàng tươi. Nhắc đến bông điên điển là phải kể đến những món đặc sản như bánh xèo bông điên điển, canh chua bông điên điển cá linh và các món lẩu, bún, gỏi, xào... Mỗi món có một nét ngon riêng. Ăn bông điên điển có tác dụng gì, ăn nhiều có tốt không? Theo kinh ... Xem chi tiết
Công dụng của trái ô môi, trái ô môi ngâm rượu trị bệnh gì?
"Quả gì ngọt, chát, đắng, cay Ăn suốt cả ngày mà vẫn thấy ngon?" Đó chính là ô môi. Ăn vào vừa ngọt, vừa đắng, vừa hơi chát xít nhưng lại thơm nồng, cay nhẹ như hơi rượu vậy. Cho nên, ăn ô môi bao giờ cũng có cảm giác say say, người lớn con nít Nam Bộ đều thích. Tuy nhiên, với những người không biết ăn thì có thể sẽ thấy nó hôi. Thật ra, bẻ một miếng ô môi, bỏ vào miệng nhai, nhâm nhi như một món ăn ... Xem chi tiết
Tác dụng và tác hại của cải bó xôi, ăn nhiều cải bó xôi có sao không?
Cải bó xôi (rau chân vịt, rau bina) là loại rau được nhiều chị em ưa chuộng vì nó không chỉ giúp thanh nhiệt, giảm cân, giảm bọng mắt, đẹp da mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tác dụng của cải bó xôi (rau chân vịt) Cải bó xôi có hương vị gần giống như cải ngọt nhưng cọng cải nhỏ hơn. Trong ẩm thực, cải bó xôi thường được dùng để ăn sống, ép lấy nước uống, xào, nấu canh hoặc nấu cháo... (mỗi lần một ... Xem chi tiết
Uống nước lá lốt có tác dụng gì, trị bệnh gì và ăn nhiều có tốt không?
Lá lốt không lạ gì với chúng ta, nhất là món bò lá lốt (cả chay và mặn, cả nướng và chiên). Hương thơm của loại lá này thật sự rất hấp dẫn phải không? Trong y học cổ truyền, lá lốt còn là một vị thuốc quý, có thể điều trị được nhiều bệnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Lá lốt có tác dụng gì trong Đông y? Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị cay, tính ấm và có nhiều công dụng quý như: Giúp tán ... Xem chi tiết
Tác dụng và tác hại của ớt chuông
Ớt chuông là loại ớt không cay, ăn vào dai, mọng nước, thơm ngon và đặc biệt còn tốt cho mắt. Không chỉ thế, ớt chuông còn có nhiều công dụng quý khác mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé! Ớt chuông có chứa các chất dinh dưỡng gì, bao nhiêu calo? Có nhiều loại ớt chuông với các thành phần dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì chúng đều ít calo nên hỗ trợ giảm cân rất tốt (100 g ớt ... Xem chi tiết
Món ngon từ nấm bào ngư, tác dụng của nấm bào ngư
Nấm bào ngư có tác dụng gì đối với sức khỏe, nấu món gì ngon và bà bầu có ăn được không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé! Nấm bào ngư có chứa các chất dinh dưỡng gì? Nấm bào ngư có chứa chất đạm (với khoảng 18 loại axit amin), chất béo, chất xơ và các vitamin như B1, B2, B3, B5, B6, B9, D. Bên cạnh đó, nấm bào ngư còn chứa các khoáng chất như Đồng, Ka li, Can xi, Phốt pho, Sắt... Nấm bào ngư có tác ... Xem chi tiết
Tác dụng của nấm rơm là gì? Những bí mật về nấm rơm
Nấm rơm có tác dụng gì và có giúp điều trị liệt dương không? Phụ nữ mang thai có nên ăn nấm rơm không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé! Nấm rơm có chứa các chất dinh dưỡng nào? Nấm rơm là loại nấm giàu dinh dưỡng. Được biết, nấm rơm có chứa nhiều vitamin thiết yếu giúp chống oxy hóa, hỗ trợ xương khớp và giúp bền thành mạch (như vitamin B1, B2, B3, B5, B9 (axit folic), C...). Bên cạnh đó, nấm ... Xem chi tiết
Trái cà na làm món gì? Cà na có tác dụng gì?
Tới mùa cà na, mẹ tôi thường dặn thằng em tôi: "Thọc thì thọc chứ không được trèo nghe. Cây cà na, trèo mà lỡ té là chết đó". Dân gian quê tôi cũng kiêng, không cho con nít leo cây này vì họ cho rằng dù bạn té từ nhành cao hay nhành thấp xuống thì đều sẽ chết. Điều này thì không ai giải thích được và chỉ có thể ngoan ngoãn nghe theo thôi. Ông bà ta thường bảo "có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Không leo cà na ... Xem chi tiết
Tác dụng và tác hại của mủ trôm
Mủ trôm là loại thức uống thanh nhiệt rất quen thuộc của chị em phụ nữ. Nhìn chung, nếu bạn mua mủ trôm dạng khô rồi tự ngâm nở và làm nước uống thì rất tiết kiệm đấy! Tác dụng của mủ trôm Mủ trôm là mủ của cây trôm, có màu trắng (hơi vàng nhạt ở dạng khô) và khi ngâm vào nước thì nó sẽ nở nát ra. Khi mủ trôm đã nở hoàn toàn, ta có thể thêm đường, thêm nước đá và uống như một loại nước giải khát (có thể kết hợp ... Xem chi tiết
Lá ổi trị bệnh gì? Uống nước lá ổi có tốt không?
Lá ổi chứa nhiều tanin. Chất này làm nên vị chát, giúp thu liễm, làm se nên được ứng dụng rất nhiều trong y học. Lá ổi có tác dụng gì? Trước đây, mỗi khi bị đứt tay, tôi thường nhai lá ổi non đắp lên vì nó giúp cầm máu rất hay. Còn mấy đứa nhỏ ở xóm tôi, hễ bị tiêu chảy là hái vài lá ổi non, nhai rồi nuốt lấy nước (rất chát nhưng điều trị tiêu chảy rất hay). Có đứa không nhai lá ổi được thì ăn nửa trái ổi ... Xem chi tiết
Tác dụng và tác hại của đậu đen xanh lòng
Có hai loại đậu đen thường được bán trên thị trường là đậu đen lòng trắng và đậu đen lòng xanh. Vậy, công dụng của hai loại này có gì khác nhau? Nhận dạng đậu đen lòng xanh Hạt đậu đen lòng xanh có màu đen bóng (chứ không đen xỉn như đậu đen lòng trắng) và bên trong có màu xanh. Khi dùng nấu ăn, dân gian thường chọn loại đậu đen lòng trắng vì hạt nó to hơn, bùi hơn và giá thành rẻ hơn. Ngược lại, khi dùng ... Xem chi tiết
Hạt đậu ván có tác dụng gì, điều trị bệnh gì?
Trong y học cổ truyền, đậu ván trắng được gọi là bạch biển đậu, là loại thực phẩm - dược liệu điều trị nhiều bệnh thường gặp hàng ngày. Đậu ván trắng có tên khoa học là gì? Đậu ván trắng có tên khoa học là Lablab purpureus, có hoa màu trắng. Đây là loại đậu thơm ngon, rất bổ, hoa được dùng làm thuốc, quả non có thể xào ăn (hoặc luộc ăn). Hạt đậu ván trắng có mồng ở mép hạt, là loại đậu chứa nhiều ... Xem chi tiết
Tác dụng của biển súc, biển súc là cây gì?
Trong Đông y có vị thuốc biển súc 扁蓄 là phần cành lá rau đắng phơi khô. Tuy nhiên, loại rau đắng này khác với rau đắng biển và rau đắng đất mà ta hay dùng nấu canh. Biển súc là cây gì? Phân biệt và nhận dạng các loại rau đắng Cây biển súc (còn được gọi là rau đắng, cây biển hiện, cây càng tôm, cây xương cá...), có tên khoa học là Polygonum aviculare. Được biết, cây biển súc mọc chủ yếu ở Trung Quốc còn ... Xem chi tiết
Tác dụng của rau đắng đất là gì? Rau đắng đất tên khoa học là gì?
“Canh rau đắng, cá rô đồng Nồi cơm mẹ nấu thơm nồng ban trưa…” (Ca dao) Trong bài hát nổi tiếng "Còn thương rau đắng mọc sau hè" có câu: "Ai cách xa cội nguồn, một mình ngồi, nhớ lũy tre xanh, dạo quanh, khung trời kỷ niệm, chợt thèm rau đắng nấu canh". Rau đắng được nói đến ở đây là rau đắng đất (hay còn gọi là rau đắng lá vòng), có tên khoa học là Glinus oppositifolius. Lưu ý: Rau đắng đất khác với ... Xem chi tiết
Rau đắng biển có tác dụng gì?
Rau đắng biển là loại rau ăn quen thuộc ở miền quê, có lá nhỏ, trơn nhẵn, dày và mọng nước. Trong y học cổ truyền, rau đắng biển được biết đến với nhiều công dụng như: 1. Điều trị mụn nhọt, ghẻ lở Hái một nắm rau đắng biển (tươi), rửa sạch, giã nát rồi đắp lên (các này giúp giảm sưng viêm và làm mát da). 2. Điều trị sưng khớp, bong gân Nhổ một nắm rau đắng biển (nhổ cả rễ), rửa sạch rồi để ráo và đem hơ ... Xem chi tiết
Gạo nếp dùng để làm gì, chữa bệnh gì và ăn có nổi mụn không?
Ăn nếp có nổi mụn không? Chắc chắn đây là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Hãy cùng mình tìm hiểu về nếp nhé! Bạn có biết, hạt gạo nếp chính là vị thuốc "nhu mễ" trong y học cổ truyền và có thể dùng điều trị rất nhiều bệnh như: chảy máu cam không ngừng, sốt thương hàn, nôn mửa liên miên... và nhiều bệnh khác. 1. Dùng gạo nếp điều trị chảy máu cam không dứt Lấy 1 chén gạo nếp, đổ vào chảo, rang lên cho vàng ... Xem chi tiết
Đậu xanh giúp giảm mỡ máu, điều trị tiểu đường và Gút
Đậu xanh có tác dụng gì? Không chỉ nổi tiếng là loại hạt giúp điều trị giời ăn (bằng cách nhai nát, đắp lên); đậu xanh còn giúp hạ mỡ máu, điều trị Gút và tiểu đường. Cách dùng đậu xanh điều trị Gút (Gout, thống phong) Bạn có biết tại sao người bị Gút cần tránh thực phẩm chứa nhiều đạm nhưng đậu xanh - chứa rất nhiều đạm (28 %) lại được dùng điều trị Gút không? Đó là vì sau khi rang vàng 80 g đậu xanh rồi ... Xem chi tiết
Tác dụng của cây bạc hà, mua giống cây bạc hà ở đâu?
Hiện mình có bán hơn 10 loại bạc hà lá thơm, giá chỉ 12 k/ bầu con, mình để danh sách ở cuối bài viết nhé! Bạn muốn mua thì liên hệ mình qua zalo 0979254124 ạ. Ở nước ta có nhiều loại bạc hà như bạc hà Á, bạc hà Âu, bạc hà Doublemint, bạc hà Nhật Bản... Nhìn chung, các loại bạc hà đều cho mùi hương thơm mát đặc trưng nhưng mỗi loại cũng có những nét riêng. Theo y học cổ truyền, bạc hà có vị cay và ... Xem chi tiết
Rau bợ trị sỏi thận và nhiều công dụng khác
Rau bợ còn được gọi là "tứ diệp thảo" vì mỗi lá của nó gồm có 4 thùy lá họp lại (khác với lá chua me đất thường có 3 thùy). Rau bợ có tác dụng gì và có thể trị sỏi thận không? Rau bợ có vị ngọt đắng, chứa chất đạm, chất đường, caroteen và vitamin C. Vì vậy, dân gian thường hái rau bợ về để làm rau ăn sống, chấm cá kho, luộc, xào hoặc làm thành món canh rau bợ nấu tôm. Trong y học, rau bợ được biết đến ... Xem chi tiết
Tác dụng làm thuốc của rau dừa nước
Rau dừa nước còn được gọi là "rau dừa trâu", có tính mát và giúp lợi tiểu, mát máu. Trong y học cổ truyền, rau dừa nước thường được dùng điều trị các chứng như: 1. Điều trị thủy thũng (phù thũng) Hái cả nhánh và lá rau dừa nước (càng nhiều càng tốt để dùng nhiều lần), rửa sạch rồi cắt ngắn, phơi khô. Mỗi ngày, bạn lấy 150 - 200 g, cho vào ấm đất rồi đổ 3 chén nước vào, nấu cho đến khi nước rút còn 1 chén ... Xem chi tiết
Cây ngò gai chữa bệnh gì? Cách sử dụng và nấu nước ngò gai
Rau ngò gai (rau mùi tàu) là loại rau quen thuộc trong các món bún, phở, canh chua... Mùi ngò gai làm nên hương vị đặc trưng, vừa kích thích vị giác, khứu giác lại vừa khử mùi: khử mùi cho món ăn và cả khoang miệng (sau khi ăn những món nhiều gia vị, dầu mỡ...). Vì vậy, nhiều quán ăn thường xắt nhỏ rau ngò gai để nấu súp (cho thực khách húp vào cuối bữa ăn). Cây ngò gai chữa bệnh gì? Trong y học cổ ... Xem chi tiết
Mẹo dân gian chữa ong đốt, sơ cứu khi bị bò cạp chích và rết cắn
Rết cắn, bò cạp chích và ong chích (ong đốt) là những trường hợp nguy hiểm, có thể dẫn đến chết người. Vì vậy, bạn cần đến ngay bệnh viện hoặc trạm y tế để được điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn ở xa bệnh viện hoặc trạm y tế thì cần dùng ngay các vị thuốc sơ cứu (để giải bớt độc, tránh chất độc lây lan trên đường di chuyển). Với việc sơ cứu, bạn cần thực hiện thật nhanh và nếu được người khác chở đi thì bạn mang ... Xem chi tiết
Tác dụng và tác hại của rau diếp cá
Rau diếp cá có tính mát và là loại rau nổi tiếng giúp điều trị trĩ, lòi dom, viêm tuyến sữa, đau mắt đỏ... và nhiều bệnh khác. 1. Rau diếp cá điều trị trĩ ra máu Dù là trĩ nhẹ hay trĩ nặng (đi đại tiện máu chảy nhiều) thì dùng rau diếp cá vẫn có hiệu quả. Đây là bài thuốc đã được nhiều người dùng qua và thấy có tác dụng thực sự. Cách dùng như sau: hái rau diếp cá tươi, rửa sạch rồi ăn sống trong các bữa ... Xem chi tiết