Rau mồng tơi là loại rau quen thuộc, vừa giúp đẹp da lại vừa điều trị bệnh. Tuy nhiên, có một số lưu ý khi dùng loại rau này, bạn nhé! 1. Điều trị chứng lỗ mũi thở ra hơi nóng như lửa Cách điều trị rất đơn giản: bạn lấy lá mồng tơi tươi (lượng vừa đủ), đem nấu canh với cua đồng (lấy cua ngâm rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước rồi đổ vào nồi canh), khi canh chín thì đổ ra tô và ăn vào buổi trưa là được (thường thì chỉ ... Xem chi tiết
Thảo dược
Giời leo bôi thuốc gì? Thuốc trị giời leo tốt nhất
Hạt gạo mà chúng ta nấu cơm ăn hàng ngày - trong y học cổ truyền gọi là cánh mễ, có thể điều trị giời leo (giời ăn). Và chắc rằng bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng hạt gạo còn có thể điều trị được rất nhiều bệnh thường gặp như trúng thực, tiêu chảy, say tàu xe, bị thương chảy máu... 1. Dùng gạo trị giời leo Giời leo là tình trạng trên da nổi lên một vết phồng dài, lở loét (do con giời bò ngang và để lại chất độc trên ... Xem chi tiết
Tác dụng của đậu xanh trong y học cổ truyền
Đậu xanh nổi tiếng là loại đậu giúp bổ nguyên khí, làm nảy nở da thịt, giải độc và thanh nhiệt. Vì vậy, những người thường ăn đậu xanh sẽ có vóc dáng đẹp, nở nang. Không chỉ thế, đậu xanh còn được dùng trong nhiều bài thuốc như: 1. Đậu xanh giải các chứng ngộ độc thực phẩm Khi có người bị trúng độc, bạn hãy nhanh chóng lấy hạt đậu xanh nghiền nát rồi hòa với nước và đưa cho người bị trúng độc uống. Nước đậu ... Xem chi tiết
Tác dụng và tác hại của trà nụ vối có thể bạn chưa biết
Ờ miền Nam thì ít người biết trà nụ vối nhưng ở Tây Nguyên và miền Bắc thì trà nụ vối rất quen thuộc. Không chỉ thế, người dân còn dùng lá vối phơi khô để làm trà. Trà này rất thơm và dễ uống. Cây vối có tên khoa học là gì? Cây vối mà chúng ta hay hái lá, hái nụ để phơi khô làm trà là cây vối nhà, có tên khoa học là Syzygium nervosum (tên đồng nghĩa: Cleistocalyx operculatus). Cây thuộc dạng thân gỗ nhưng không ... Xem chi tiết
Nên dùng ấm đất, ấm điện hay ấm nhôm để sắc thuốc? (nấu thuốc)
Có nhiều người sắc thuốc Nam, thuốc Bắc để uống nhưng uống mãi không thấy hiệu quả. Thật ra, phương pháp sắc thuốc là phương pháp kinh điển của Đông y nhưng bạn phải sắc đúng cách mới có hiệu quả cao. Danh y Lý Thời Trân từng nhấn mạnh: “Uống thuốc thang, dẫu phẩm chất thuốc tốt và bào chế đúng phép nhưng sắc lỗ mãng, vội vàng, dùng lửa không đúng độ thì thuốc cũng không công hiệu”. Vì vậy, sắc thuốc là ... Xem chi tiết
Công dụng của thanh cao hoa vàng – vị thuốc quý dân gian
Bạn có biết cây thanh cao hoa vàng nổi tiếng nhất với tác dụng gì không? Đó là điều trị sốt rét. Công dụng này đã được dân gian Việt Nam và Trung Quốc dùng từ hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên, đến năm 2015, nhà nghiên cứu nữ người Trung Quốc là bà Đồ U U (屠呦呦) mới chiết xuất thành công "thanh hao tố" (artemisinin) sau mấy mươi năm nghiên cứu và chứng minh được tác dụng điều trị sốt rét của nó. Kết quả nghiên cứu ... Xem chi tiết
Tản mạn: người Việt Nam nên dùng thuốc Nam hay thuốc Bắc?
Dân gian xưa, trong hoàn cảnh sống thường xuyên băng rừng vượt suối đã luôn nhắc nhau rằng: ở những nơi có rắn độc sinh sống thì xung quanh đó sẽ có cây thuốc giải độc rắn. Nhà nghiên cứu thực vật Pamela Weathers cũng nói: ở những nơi trên thế giới hay bị sốt rét thì cây thanh cao hoa vàng mọc rất nhiều (thanh hao hoa vàng là cây chuyên điều trị sốt rét). Thật vậy, có đôi khi chúng ta phải bất ngờ và biết ... Xem chi tiết
Tác dụng và tác hại của đậu bắp có thể bạn chưa biết
Đậu bắp không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc quý, vừa giúp làm đẹp vừa điều trị bệnh. Ăn đậu bắp có gây nhức mỏi và khí hư bạch đới không? Theo lương y Nguyễn Công Đức thì ăn đậu bắp không gây nhức mỏi và cũng không gây khí hư bạch đới (ở phụ nữ). Tác hại của đậu bắp Có một số điều cần lưu ý là: Mỗi ngày chỉ nên ăn 100 g trở lại, không nên ăn sống (mà nên luộc, hấp cơm, nấu canh, kho, xào...). Những ... Xem chi tiết
Lá tía tô trị bệnh gì, uống lá tía tô nhiều có tốt không?
Gọi là rau nhưng tía tô thực chất là một vị thuốc trong y học cổ truyền với tên gọi "tử tô", "tử" có nghĩa là màu tía (vì lá cây có màu tía). Đây là vị thuốc chuyên "giải biểu", nghĩa là thúc cho cơ thể tiết ra mồ hôi, từ đó giúp giải cơn sốt do cảm lạnh gây ra. Lá tía tô giúp tăng huyết áp Theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì sau khi uống nước nấu từ lá tía tô (khoảng 10 lá mỗi ngày), huyết áp của mình tăng ... Xem chi tiết
Uống nước lá dứa có tốt không? Cách sử dụng lá dứa
Ở Nam Bộ có cây lá dứa, hay còn gọi là cây dứa thơm (người miền Bắc gọi là lá nếp). Lá dứa thơm (lá nếp) có tác dụng gì? Toàn cây lá dứa đầy các bẹ lá, xé ra ngửi thì rất thơm và nếu lấy lá tươi xay nát cùng với nước thì sẽ vắt được thứ nước vừa thơm, vừa có màu xanh rất đẹp. Nước này dùng để tạo màu cho các món bánh, xôi, chè, rau câu... (nhất là món bánh đúc lá dứa). Không chỉ thế, nếu dùng lá dứa ... Xem chi tiết
Ăn cà pháo sống có tốt không và tác hại của cà pháo
Bạn có tin rằng trái cà pháo có thể chữa bệnh nhưng cũng có thể gây bệnh không? Nếu bạn thấy tò mò thì hãy cùng mình tìm hiểu tiếp nhé! Ăn cà pháo sống có tốt không? Nếu bạn ăn cà pháo ở dạng ăn sống (như chấm mắm, chấm cá kho, muối xổi, làm gỏi, muối chua...) thì sẽ có nguy cơ bị ngộ độc đấy! Vì sao như vậy? Theo các chuyên gia thì trong trái cà pháo sống có chứa nhiều solanin - đây là chất độc nên ... Xem chi tiết
Tác dụng của cà tím và món ngon từ cà tím
Bạn có biết vì sao khi ăn cà tím thì nên nướng lên không? Đó là vì cà tím là thực phẩm Âm tính, vì vậy, để cân bằng Âm - Dương thì phải đem nướng lên (lửa mang tính Dương). Nhiều người có thói quen ăn cà tím sống (xắt mỏng rồi chấm cá, chấm mắm, ăn với rau...). Tuy nhiên, đây lại là thói quen rất có hại cho sức khỏe. Được biết, trong trái cà tím có chứa solanin và đây là chất độc. Tuy nhiên, khi chúng ta ... Xem chi tiết
Tác dụng của cây râu mèo và cách sử dụng cây râu mèo
Râu mèo là cây thuốc nổi tiếng với tác dụng lợi tiểu. Vì vậy, nó được ứng dụng để điều trị rất nhiều bệnh có liên quan đến đường tiết niệu như: Gút, viêm bàng quang, viêm thận, sỏi đường tiết niệu... Ngoài ra, cây râu mèo còn được dùng điều trị thấp khớp và nhiều bệnh khác. Tác dụng của cây râu mèo trong Đông y Vị thuốc râu mèo trong y học cổ truyền là phần cành lá hoặc toàn cây râu mèo (Orthosiphon ... Xem chi tiết
Công dụng của rau càng cua và tác hại của rau càng cua
Rau càng cua là loại rau dân dã nhưng rất quý vì nó điều trị được rất nhiều bệnh. Vì vậy, trong thời gian qua, nhiều nơi đã trồng rau này để cung cấp cho các khu chợ và siêu thị với giá khá cao. Tuy nhiên, so với loại rau càng cua mọc hoang dại trong tự nhiên (trong các chậu cảnh, nơi ẩm ướt)... thì rau càng cua ở chợ có dược tính thấp hơn. Vì vậy, nếu dùng làm thuốc thì bạn nên chọn lại tự nhiên để mang ... Xem chi tiết
Tác dụng và tác hại của hạt dẻ cười
Nếu bạn là người thích ăn vặt mà lại muốn tốt cho sức khỏe thì đừng bỏ qua hạt dẻ cười nhé! Đây là loại hạt thơm ngon nên mọi lứa tuổi đều yêu thích, nhất là món hạt dẻ cười rang muối (có bán sẵn trên thị trường). Vậy, bạn có thắc mắc loại hạt này có công dụng gì không? Và mỗi ngày nên ăn bao nhiêu thì sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất? Hạt dẻ cười là hạt gì? Cây dẻ cười có tên khoa học là Pistacia ... Xem chi tiết
Tác hại của hoa đậu biếc – dùng sao cho an toàn?
Thời gian gần đây, hoa đậu biếc trở thành một trong những loại hoa tạo màu phổ biến nhất. Tuy nhiên, hoa đậu biếc không an toàn như chúng ta vẫn nghĩ. Hoa đậu biếc có ăn sống được không? Hoa đậu biếc có thể ăn được và nhiều người thường hái hoa tươi để ăn sống (như 1 loại rau sống). Tuy nhiên, hoa này chỉ đẹp chứ không ngon và cũng không thể ăn nhiều vì sẽ gây ngộ độc (nếu dùng quá liều). Tác hại của hoa ... Xem chi tiết
Lá lựu, hoa lựu, quả lựu… có tác dụng gì?
Bên cạnh quả lựu với những lợi ích tuyệt vời thì hoa lựu, vỏ quả lựu và lá lựu cũng là những vị thuốc quý. Lá lựu có tác dụng gì? Y học cổ truyền có ghi lại nhiều bài thuốc từ lá lựu, trong đó có hai bài đáng chú ý sau: - Giúp làm sạch các nốt đậu mùa: hái lá lựu tươi, rửa cho sạch bụi rồi nấu lấy nước, sau đó để nguội và dùng nước này để rửa ngoài da thường xuyên (mỗi ngày 3 lần). - Giúp tan máu bầm (ngoài ... Xem chi tiết
Cây muồng trâu có tác dụng gì, chữa bệnh gì?
Cây muồng trâu hay mọc gần bờ sông và đây là loại cây nổi tiếng trong điều trị các bệnh ngoài da như lang ben, lác (hắc lào), nấm da... Công dụng làm thuốc của lá muồng trâu Lá muồng trâu có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm rất mạnh. Vì vậy, nó thường được dùng trong các bài thuốc ngoài da. 1. Lá muồng trâu chữa bệnh lang ben Vào buổi chiều tối, hái 9 lá muồng trâu (tươi), 9 ngọn rau răm (tươi), rửa nhẹ nhàng cho ... Xem chi tiết
Kim tiền thảo có tác dụng gì, nên uống kim tiền thảo trong bao lâu?
Cây kim tiền thảo, có nơi gọi là cây mắt trâu vì lá của nó có hình dạng như mắt con trâu. Đây là cây thuốc nổi tiếng trong Đông y, mọc bò lan, rất dễ sống và chuyên điều trị sỏi đường tiết niệu, sỏi túi mật, sỏi bàng quang, viêm thận và viêm gan. Kim tiền thảo dễ uống không? Đây là cây thuốc có vị ngọt nhẹ và có mùi thơm nên rất dễ uống. Lúc trước, cha tôi thỉnh thoảng lại nhổ dây tươi, đem cắt nhỏ ra, ước lượng ... Xem chi tiết
Rau hẹ bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý, điều trị di mộng tinh và xuất tinh sớm
Nên ăn gì để tăng cường sinh lý nam giới? Vâng, đó là ăn hẹ. Dân gian bảo rằng rau hẹ là món quà dành cho quý ông vì: Lá hẹ giúp trợ thận, bổ dương. Hoa hẹ (bông hẹ) là món "chồng ăn, vợ khen". Hạt hẹ là vị thuốc cổ truyền chuyên điều trị xuất tinh sớm, di mộng tinh, viêm tuyến tiền liệt... Vậy, cách dùng như thế nào, liều lượng bao nhiêu và có cần kiêng kị gì không? Ăn bông hẹ (hoa hẹ) có tác dụng ... Xem chi tiết
Tác dụng của rau hẹ với nam giới và nữ giới
Rau hẹ là loại rau ăn quen thuộc hàng ngày nhưng lại có thể điều trị được hàng chục loại bệnh khác nhau. Vậy, các công dụng đó là gì? Rau hẹ có tác dụng gì? Thân lá hẹ: Theo y học cổ truyền, rau hẹ có tính ấm, giúp bổ dương, hỗ trợ thận và làm tan máu ứ. Bên cạnh đó, vị cay của rau hẹ còn giúp long đờm và làm tăng khí ở phổi. Hoa hẹ: Hoa hẹ (hoa của loại hẹ chuyên cho hoa) có tác dụng nhuận phổi, tan ... Xem chi tiết
Đau bụng kinh làm sao cho đỡ đau? (cách chọn thuốc đắp, thuốc uống)
Đau bụng kinh, làm sao cho đỡ đau? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ. Đau bụng kinh nên uống thuốc gì để giảm đau? Có nên dùng thuốc Tây không? Trong bài viết này, mình sẽ không hướng dẫn các bạn cách dùng thuốc Tây vì mình rất sợ các tác dụng phụ của nó. Thay vào đó, mình sẽ chia sẻ với các bạn cách dùng các vị thuốc Đông y quen thuộc để giảm đau bụng kinh. Hơn nữa, với những bạn sợ uống thuốc, ... Xem chi tiết
Cách trị đau bụng kinh bằng lá ngải cứu, không cần uống thuốc
Giả sử bạn đang bị đau bụng kinh nhưng lại sợ uống thuốc thì phải làm thế nào? Vâng, có một giải pháp cho bạn đây, đó là trồng một cây ngải cứu nhé! Một cây là đủ rồi. Để làm gì ư? Vâng, để chườm lên bụng. Trị đau bụng kinh bằng cách chườm ngải cứu Vâng, đầu tiên, bạn hái cành lá của nó (khoảng 2, 3 nắm, càng nhiều càng tốt), dùng tươi, đem hơ lên ngọn lửa nóng (lá ngải cứu tươi hơ trên lửa sẽ héo và cháy ... Xem chi tiết
Tác dụng của cây diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa)
Ở quê thì hầu như ai cũng biết đến cây chó đẻ - vị thuốc "diệp hạ châu" trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, cây chó đẻ có công dụng gì thì không phải ai cũng biết rõ. Diệp hạ châu là cây chó đẻ? Cây chó đẻ có rất nhiều loại như chó đẻ răng cưa, chó đẻ thân xanh, chó đẻ dáng đẹp... Trong đó, diệp hạ châu là cây chó đẻ răng cưa, hay còn gọi là cây răng cưa, cây chó đẻ, cây diệp hạ châu ngọt (vì khi nhai có vị ngọt ... Xem chi tiết
Tác dụng của cây cam thảo đất và cách sử dụng
Ở Miền Nam không có cây cam thảo mà chỉ có cây cam thảo đất. Sở dĩ gọi cam thảo đất là vì lá cây có vị ngọt hậu như cam thảo (chỉ cần bạn hái lá tươi, cho vào miệng nhai là sẽ cảm thấy vị ngọt đặc trưng của nó). Ngoài ra, toàn cây cam thảo đất còn được dùng thay thế cam thảo để giải độc cơ thể và hạ sốt (trong trường hợp thiếu cam thảo). Vì vậy, ngoài tên gọi cam thảo đất, cây còn được gọi là cam thảo ... Xem chi tiết
Tác dụng của lá ngải cứu và cách dùng ngải cứu
Cây ngải cứu có tác dụng gì? Ngày xưa, những nhà có đàn bà con gái thường hay trồng cây ngải cứu. Bạn biết để làm gì không? Để những khi bị đau bụng kinh thì hái vài nắm thật to, đem hơ trên lửa cho nóng, ấm, thơm rồi cho vào miếng vải, chườm khắp lên bụng. Một lát sau, bụng sẽ bớt đau. Để hái một nắm lá, nấu lấy nước uống giúp giảm đau bụng kinh, cải thiện kinh nguyệt khó khăn do thiếu máu và cầm máu khi ... Xem chi tiết
Uống Atiso có tác dụng gì đối với sức khỏe? Nên uống trà hoa hay trà lá atiso?
Atiso là loại trà thanh nhiệt rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, bạn có thắc mắc nên uống trà từ hoa hay từ lá của cây thì sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất không? Uống atiso có tác dụng gì? Vâng, đáp án chính là tùy mục đích sử dụng của bạn. Hiện nay, trên thị trường đa phần bán các sản phẩm từ hoa atiso. Tuy nhiên, có những loại bệnh chúng ta phải dùng lá atiso thì mới hiệu quả, bạn nhé! Hoa atiso có ăn ... Xem chi tiết
Hạt thảo quyết minh có tác dụng gì? Liều dùng thảo quyết minh
Cây muồng (hay còn gọi là cây muồng hôi, muồng ngủ, muồng muồng, muồng lạc...), các bạn biết chứ!. Vâng, hạt của nó chính là vị thuốc "thảo quyết minh" trong Đông y, nổi tiếng trong điều trị mất ngủ, táo bón, cao huyết áp và nhiều bệnh về mắt. Thảo quyết minh là cây gì? Thảo quyết minh là một loại cây họ Đậu, có tên khoa học là Senna tora. Hạt của cây nhỏ như hạt đậu xanh nhưng có hình thoi và lúc già, ... Xem chi tiết
Hoa dành dành có tác dụng gì, vị thuốc chi tử điều trị bệnh gì?
Hoa dành dành mọc riêng lẻ từng cánh, trắng như ngọc và đặc biệt rất thơm. Hương thơm hoa dành dành đằm thắm hơn hoa nhài, nhu mì và ngọt ngào khó tả. Không chỉ là loài hoa đẹp, dành dành còn là vị thuốc nữa đấy! Bạn đã nghe qua chưa? Trà hoa dành dành có tác dụng gì? Cũng như hoa nhài, hoa hồng... hoa dành dành có thể làm thành trà hoa để điều trị bệnh. Theo y học cổ truyền, trà hoa dành dành có tác dụng ... Xem chi tiết
Công dụng của ngưu tất – vị thuốc cổ truyền
Nói về tác dụng của vị thuốc ngưu tất, danh y Tuệ Tĩnh đã viết như sau: "Ngưu tất cũng như rễ cỏ xước Tính bình, chua, đắng, khỏe gân cốt Chữa khớp, tê liệt, mạnh dương tinh Điều huyết, tiểu thông, trừ cơn sốt". Vậy, ngoài các công dụng trên thì rễ cây ngưu tất còn có công dụng nào khác và cách dùng như thế nào? Ngưu tất là vị thuốc gì? Vị thuốc ngưu tất là phần rễ củ của cây ngưu tất (có tên khoa học ... Xem chi tiết
Hoa mộc hương có tác dụng gì? Rượu quế hoa có tác dụng gì?l
Cây mộc hương (tên khoa học: Osmanthus fragrans) còn được gọi là quế hoa. Cây ra hoa nhỏ xíu nhưng nhiều và mỗi hoa có 4 cánh dày, rất thơm. Mặc dù vậy, cây mộc hương lại rất ít khi đậu quả. Dân gian có câu: "Dầu bông quế, dầu bông lài Xức vô tới Tết còn hoài mùi thơm". Bông quế ở đây chính là một tên gọi khác của hoa mộc hương. Ngoài ra, nó còn được gọi là hoa mộc tê, hoa mộc, quế hoa... Mộc hương (quế ... Xem chi tiết
Cây cỏ xước (ngưu tất Nam) có tác dụng gì, chữa bệnh gì?
Cây cỏ xước có tác dụng gì? Cây cỏ xước, bạn biết chứ? Nó là vị thuốc "Nam ngưu tất" trong y học cổ truyền và khác với cây ngưu tất nhé (rất nhiều người nghĩ rằng cây cỏ xước là cây ngưu tất). Hình dáng của hai cây này thì khá giống nhau nhưng công dụng thì khác nhau. Vậy, làm cách nào để phân biệt chúng? Cây cỏ xước (Nam ngưu tất) khác cây ngưu tất ở điểm nào? Tên khoa học: cây cỏ xước (Nam ngưu ... Xem chi tiết
Nụ hoa tam thất có tác dụng gì? Tác hại của hoa tam thất
Nụ hoa tam thất có tác dụng gì? Bạn biết đấy, ngoài củ tam thất thì nụ hoa tam thất cũng là dược liệu quý của xứ sở Tây Bắc. Nếu có dịp đến Lào Cai, bạn sẽ thấy những vùng trồng tam thất chuyên để lấy hoa và chính hoa tam thất cũng được người dân nơi đây dùng làm trà uống (giúp hạ huyết áp, điều trị mất ngủ, nóng nhiệt...). Nụ hoa tam thất có tác dụng gì, điều trị bệnh gì? Theo các ghi chép từ dược thư cổ ... Xem chi tiết
Công dụng của chi tử (quả dành dành)
Hoa dành dành to vừa phải nhưng rất trắng, rất đẹp và thơm. Mùi hương của nó nhu mì, dễ chịu và càng ngửi càng thích. Vì vậy, những người thích trồng cây hầu như đều trồng cho mình một bụi dành dành, vừa để ngắm, vừa để trang trí và còn để dùng làm thuốc. Vâng, quả dành dành chính là vị thuốc "chi tử" trong y học cổ truyền. Vậy, công dụng của chi tử là gì? Công dụng của chi tử (quả dành dành) Theo y ... Xem chi tiết
Tác dụng của rau cải xoong và cách chế biến rau cải xoong
Có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng một loại rau bình thường như xà lách xoong (rau cải xoong) lại có thể điều trị được rất nhiều bệnh như: chán ăn, ho, bí tiểu, viêm phế quản, sạn mật, tiểu đường... Thật vậy, đây là một trong những loại rau giàu dược tính, vừa có thể nấu ăn lại vừa trị bệnh. Rau cải xoong giúp giảm cân Điểm cộng đầu tiên khi nói đến rau cải xoong là loại rau này cung cấp rất ít năng lượng ... Xem chi tiết
Xuyên tâm liên có tác dụng gì, điều trị bệnh gì?
Xuyên tâm liên là vị thuốc được Bộ Y tế đề xuất trong điều trị Covid 19 bằng y học cổ truyền. Cụ thể, với những bệnh nhân nhiễm Covid 19 (dương tính, F0) nhưng không có biểu hiện của bệnh hoặc có các biểu hiện nhẹ (mệt mỏi, ho khan, nhức đầu, đau họng...) thì có thể dùng thuốc này để điều trị tại nhà (dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, đề phòng trường hợp bệnh viện quá tải hoặc không thể đến bệnh viện). Ngoài ra, với ... Xem chi tiết
Cách chữa suy nhược thần kinh tại nhà
Suy nhược thần kinh có các biểu hiện thường thấy là: dễ mệt mỏi, dễ hưng phấn, dễ buồn bã, chán nản, ngủ không ngon, hoa mắt, ù tai... Ngày nay, suy nhược thần kinh không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà còn có chiều hướng gia tăng ở độ tuổi trung niên và thanh niên. Cách chữa suy nhược thần kinh tại nhà Sau đây là một số món ăn, bài thuốc giúp khắc phục chứng suy nhược thần kinh: 1. Trà vỏ lê cải thiện suy nhược ... Xem chi tiết
Cây hoa phù dung có tác dụng gì? Cách dùng hoa phù dung làm thuốc
Bạn có biết trong Đông y, lá và hoa phù dung là hai vị thuốc chữa trị mụn nhọt mưng mủ rất hay. Cách dùng rất đơn giản: Bạn chỉ cần hái lá và hoa tươi, rừa sạch, giã nát rồi đắp lên các nốt mụn nhọt mưng mủ, khi thấy khô thì đắp cái khác là được. Bằng cách này, thuốc sẽ thúc vỡ mủ, sau đó hút mủ và giúp giảm đau. Không chỉ thế, cây phù dung còn có nhiều công dụng bất ngờ khác. Tên khoa học: Hibiscus ... Xem chi tiết
Canh hoa quỳnh, rượu hoa quỳnh và các bài thuốc chữa bệnh
Hoa quỳnh mang nét đẹp đài các, thanh sạch, yếu mềm và chỉ nở về đêm. Vì vậy, rất ít người được nhìn thấy hoa quỳnh nở. Và bạn biết không, hoa quỳnh không chỉ để ngắm mà còn để làm món ăn, bài thuốc. Vậy, hoa quỳnh có tác dụng gì? Hoa quỳnh có ăn được không? Canh hoa quỳnh có tác dụng gì? Chỉ cần hai đóa hoa quỳnh vừa nở, bạn đã có thể dùng làm nguyên liệu nấu ăn rồi. Trước tiên, bạn hái 2 đoá hoa (khoảng ... Xem chi tiết
Hoa nhài (hoa lài) có tác dụng gì? Các món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ hoa nhài
Hoa nhài (tức nhài ta) vừa trắng vừa thơm, có thể ướp hương, hãm trà, nấu ăn, làm thuốc... nên được rất nhiều người yêu thích. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua những công dụng của loại hoa này, bạn nhé! Trà hoa nhài (hoa lài) có công dụng gì? Theo y học cổ truyền, hoa nhài có tác dụng bổ thận, trợ dương, giúp sáng mắt và làm đẹp da. Thông thường, dân gian dùng hoa hãm với nước sôi rồi ... Xem chi tiết
Tác dụng và tác hại của củ cải trắng
Củ cải trắng không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc quý điều trị nhiều loại bệnh. Khi bị va chạm bầm giập ngoài da, bạn chỉ cần giã nát một ít củ cải tươi, đắp lên rồi bó lại là vết máu bầm sẽ dần dần tan hết. Vậy, củ cải trắng có tác dụng gì? Một điều đặc biệt của củ cải trắng là lúc còn sống có vị cay, tính mát nhưng đem nấu lên thì lại có vị ngọt, tính bình. Củ cải trắng làm món gì? có tác dụng gì?Củ cải ... Xem chi tiết
Ăn đu đủ có tốt không? Lưu ý khi ăn đu đủ chín
Lưu ý khi ăn đu đủ chín Bạn có biết: Trái đu đủ chín nếu ăn hàng ngày thì sẽ ức chế sự thụ thai (tránh thai). Trái đu đủ xanh nếu ăn sống ba ngày liên tục thì sẽ gây sảy thai. Ăn nhầm hạt đu đủ cũng có thể gây sảy thai. Thế nhưng, cây đu đủ lại là cây thuốc quý trong cuộc sống hàng ngày. Nhựa đu đủ có thể làm mờ các nốt tàn nhang và trị được hắc lào mới phát (chấm gọn lên da). Trái đu đủ ... Xem chi tiết
Tác dụng của quế hoa, khi dùng làm thuốc cần lưu ý gì?
Hoa mộc hương (quế hoa) là loại hoa rất thơm, có thể dùng ướp trà, hãm trà, tạo hương cho mỹ phẩm, dầu gội... và làm thuốc chữa bệnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu công dụng của loại hoa quý này nhé! Cây mộc hương (quế hoa) là cây gì? Cây mộc hương trước đây thường được gọi là quế hoa, hoa quế, hoa mộc tê, hoa mộc..., thuộc dạng cây gỗ nhỏ, phân nhánh nhiều và rất chậm lớn. Cây có tên khoa học là ... Xem chi tiết
Rau sam có tác dụng gì? Ăn rau sam cần lưu ý gì để không tổn thương thận?
Rau sam là loại rau hoang dại nhưng ăn được và rất bổ dưỡng (nên rất được yêu thích ở Trung Quốc). Không chỉ chứa nhiều axit béo - omega 3 giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, rau sam còn chứa nhiều vitamin (như A, C, B1, B2...) và khoáng chất. Rau sam có tác dụng gì? Theo y học cổ truyền, rau sam có tác dụng lọc máu, làm mát cơ thể và kháng sinh (giúp chống lại các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu và đường ... Xem chi tiết
Mật ong kỵ gì? 18 loại thực phẩm cần kiêng kỵ khi dùng mật ong
Mật ong là loại thực phẩm cao cấp, vừa giúp làm đẹp lại vừa bổ cho sức khỏe. Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý khi dùng mật ong để tránh bị ngộ độc và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Mật ong có chất độc không? Theo nhà nghiên cứu Đỗ Tất Lợi (trong quyển Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam) thì nếu ong thợ hút mật từ những bông hoa có độc như hoa cà độc dược, hoa thuốc lá, hoa phụ tử... thì phần mật thu được ... Xem chi tiết
Tác dụng của chuối hột và cách nấu nước chuối hột làm thuốc
Ở quê tôi, người ta trồng cây chuối hột để lấy thân non làm gỏi cho bữa cháo khuya. Mẹ tôi bảo: "Trái chuối hột mà ăn uống gì, nó ngon là ngon cái cây. Gỏi cây chuối hột đãi đám cưới là ngon nhất". Gọi là cây chuối hột vì quả của nó chứa rất nhiều hột bên trong. Thông thường, người ta trồng chuối hột để lấy thân làm gỏi và lấy quả làm thuốc (quả của nó khi chín thì ngọt ngào, khá ngon nhưng vì có nhiều hạt to ... Xem chi tiết
Công dụng của đương quy và cách dùng đương quy
Đương quy (当归) là vị thuốc Bắc rất dễ uống vì có vị ngọt, mùi thơm (rễ củ giống củ sâm nên gọi là sâm đương quy). Từ xưa đến nay, đương quy vẫn luôn là vị thuốc hàng đầu trong điều trị các bệnh phụ khoa. Đương quy là thuốc gì? Cây đương quy có tên khoa học là Angelica sinensis (1), thuộc dạng thân thảo và thân cây có màu tím, hoa màu trắng. Công dụng làm thuốc của sâm đương quy, đương quy có tác dụng ... Xem chi tiết
Công dụng của đảng sâm và ai không nên dùng đảng sâm?
Không phải thuốc nào cũng đắng và minh chứng là các vị đại táo, đảng sâm, long nhãn, đương quy... đều ngọt. Đảng sâm được gọi là "nhân sâm của người nghèo" vì giá của nó rẻ hơn nhiều so với nhân sâm, hơn nữa, nó còn có vị ngọt hoàn toàn, rất dễ uống chứ không đắng nhẹ như nhân sâm. Vậy, vị thuốc đảng sâm có công dụng gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé! Đảng sâm là cây gì? Đảng sâm hay còn ... Xem chi tiết
Công dụng của dầu mè đen và cách sử dụng dầu mè đen
Công dụng của dầu mè đen là gì và cách dùng như thế nào, hãy cùng mình tìm hiểu nhé! Dầu mè đen nguyên chất là vị thuốc quý, có thể dùng thoa ngoài da khi bị bỏng lửa (phỏng) và ghẻ ngứa rất hay. Ngoài ra, dầu mè đen còn chữa được nhiều bệnh hiếm gặp khác. Bạn có thể mua dầu mè đen tại siêu thị hoặc các cửa tiệm tạp hóa lớn (giá cả cũng không quá cao so với các loại dầu thực vật khác). 1. Cách dùng dầu mè ... Xem chi tiết
Công dụng của mè đen, ăn nhiều vừng đen có tốt không?
Công dụng của hạt mè đen (vừng đen) là gì, bạn đã biết chưa? Hạt mè đen (hạt vừng) đã được dùng làm thuốc từ rất lâu. Sách Bản thảo cương mục nhấn mạnh công dụng của hạt mè là bồi bổ ngũ tạng còn sách Nam dược thần hiệu thì nhấn mạnh công dụng của nó nhuận tràng. Trên thực tế, hạt mè còn được dùng trong rất nhiều bài thuốc khác và trong hai loại mè trắng, mè đen thì dân gian thường dùng mè đen làm thuốc (vì mè ... Xem chi tiết