• Giỏ hàng
  • Viết vu vơ
  • 0 - ₫0

Cây Hoa Lá chấm com

Trang chủ » Thảo dược » Hạt thảo quyết minh có tác dụng gì? Liều dùng thảo quyết minh

Hạt thảo quyết minh có tác dụng gì? Liều dùng thảo quyết minh

08/08/2021 13/11/2022 Cây Hoa Lá

Cây muồng (hay còn gọi là cây muồng hôi, muồng ngủ, muồng muồng, muồng lạc…), các bạn biết chứ!.

Vâng, hạt của nó chính là vị thuốc “thảo quyết minh” trong Đông y, nổi tiếng trong điều trị mất ngủ, táo bón, cao huyết áp và nhiều bệnh về mắt.

Nội dung chính ⇒

Toggle
  • Thảo quyết minh là cây gì?
  • Uống trà thảo quyết minh (hạt muồng) có tác dụng gì?
  • Dược liệu thảo quyết minh (hạt muồng) có tác dụng gì? 
  • Cách dùng thảo quyết minh làm dược liệu
  • Các bài thuốc chữa bệnh có dùng thảo quyết minh (quyết minh tử)
  • Tư liệu tham khảo

Thảo quyết minh là cây gì?

Thảo quyết minh là một loại cây họ Đậu, có tên khoa học là Senna tora.

Cây thảo quyết minh
Cây thảo quyết minh

Hạt của cây nhỏ như hạt đậu xanh nhưng có hình thoi và lúc già, đem phơi khô thì có màu nâu đen, nhẵn bóng. Khi nấu nước (hãm trà), hạt này sẽ mềm dần và hơi nở ra (ngâm nhiều lần nước thì hạt sẽ tiết ra chất nhớt).

Hạt muồng (thảo quyết minh) có tác dụng gì
Hạt muồng (thảo quyết minh)

Uống trà thảo quyết minh (hạt muồng) có tác dụng gì?

Trà thảo quyết minh có vị nhạt và hơi đắng nhẹ (hầu như không đắng), có hương thơm nhẹ của trà hạt nói chung và rất dễ uống.

Bạn có thể uống lúc còn ấm hoặc pha nước đá uống (nếu bạn không bị tiểu đường thì có thể cho thêm chút đường vào để trà ngon, dễ uống hơn (nên dùng đường phèn nhé!.)

Được biết, đây là loại trà có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, trừ phong nhiệt. Vì vậy, những người hay bị nóng trong người, nóng gan, táo bón gây nổi mụn thì có thể dùng trà này.

Lưu ý: chỉ nên uống 10 g mỗi ngày, không nên uống quá nhiều vì sẽ gây tiêu chảy (thảo quyết minh có tính hơi hàn).

Trà thảo quyết minh (hạt muồng) có tác dụng gì
Trà thảo quyết minh

Dược liệu thảo quyết minh (hạt muồng) có tác dụng gì? 

Thảo quyết minh được dùng chữa rất nhiều bệnh, trong đó có các bệnh như:

  • Viêm gan và xơ gan cổ trướng: thảo quyết minh tốt cho gan, giúp thanh can hỏa.
  • Loét giác mạc, viêm kết mạc cấp tính, tăng nhãn áp và quáng gà: thảo quyết minh tốt cho gan mà theo nguyên lý Đông y thì gan khai khiếu ra mắt, vì vậy, nó cũng có tác dụng hỗ trợ mắt.
  • Táo bón thường xuyên: thảo quyết minh có tác dụng nhuận tràng nên giúp điều trị táo bón rất hiệu quả. Trong trà thanh nhiệt thảo dược, thảo quyết minh thường được kết hợp với cam thảo Bắc để hạn chế nhược điểm “gây táo bón” của cam thảo.
  • Cao huyết áp, kể cả mất ngủ do cao huyết áp: vị thuốc này vừa có tác dụng hạ huyết áp vừa có tác dụng an thần.
  • Trẻ em suy dinh dưỡng do hấp thu kém.
  • Giúp ích thận, lợi tiểu.

Cách dùng thảo quyết minh làm dược liệu

Cách dùng: lấy 10 g thảo quyết minh (muồng ngủ) cho vào chảo, sao qua sao lại bằng lửa nhỏ cho đến khi thơm nhẹ thì đổ ra, để nguội rồi nấu lấy nước uống.

Các bài thuốc chữa bệnh có dùng thảo quyết minh (quyết minh tử)

  • Chữa bệnh cao huyết áp: nếu không muốn uống dưới dạng thuốc sắc, bạn có thể lấy thảo quyết minh xay nát thành bột rồi thêm chút đường và đổ nước sôi vào, để nguội rồi uống (mỗi lần uống 3 g bột, ngày uống 3 lần).
  • Chữa bệnh cao huyết áp, tim hồi hộp, khó ngủ hoặc ngủ không ngon, ngủ hay mê: lấy 20 g thảo quyết minh, 6 g tim sen (sao lên) và 15 g mạch môn (mua tại tiệm thuốc Bắc đều có), tất cả đem nấu lấy nước uống.
  • Chữa viêm giác mạc cấp tính: lấy 10 g thảo quyết minh, 5 g mộc tặc, 5 g quả quan âm và 10 g hạt cúc hoa (tất cả đều có ở tiệm thuốc Bắc), cùng nấu lấy nước uống.
  • Chữa đại tiện ra máu và bệnh trĩ ra máu (đại tiện táo): lấy 10 g thảo quyết minh (sao lên) và 10 g hoa hòe, cùng nấu lấy nước uống.

Lưu ý: Dùng đúng liều lượng và tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng chữa bệnh. Nếu uống quá liều, ban sẽ bị tiêu chảy và khó tiêu hóa (lúc này cần ngưng thuốc ngay, bạn nhé).

***

Với mình, thảo quyết minh là loại trà ngon và thân thiện với sức khỏe. Nó ngon ở chỗ có màu nâu bắt mắt, vị không đắng mà chỉ lạt lạt, chát nhẹ và nếu bạn cho thêm chút đường để pha nước đá thì sẽ rất ngon. Không chỉ thế, nó còn thân thiện với sức khỏe vì không gây táo bón (mà còn điều trị táo bón).

Mặc dù vậy, bạn không nên lạm dụng để tránh các tác dụng phụ nhé!

Tư liệu tham khảo

  1. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, NXB Y học, HN, 2018, trang 175.
  • Chia sẻ lên Facebook
  • Chia sẻ lên Twitter
  • Chia sẻ lên LinkedIn

Bài viết liên quan

Ăn chay đúng cách – chia sẻ từ bác sĩ Wynn Tran và Lương Lễ Hoàng
Ăn chay đúng cách – chia sẻ từ bác sĩ Wynn Tran và Lương Lễ Hoàng
Đứng lên chóng mặt, choáng váng, xây xẩm là bệnh gì?
Đứng lên chóng mặt, choáng váng, xây xẩm là bệnh gì?
Tụt huyết áp nên ăn gì? Huyết áp thấp có ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục không?
Tụt huyết áp nên ăn gì? Huyết áp thấp có ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục không?

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: bệnh gan/ bệnh trĩ/ đại tiện ra máu/ hạ huyết áp/ lợi tiểu/ mất ngủ/ mụn nhọt/ nhuận tràng/ sáng mắt/ táo bón/ thanh nhiệt/ trị mụn/ trĩ ra máu/ viêm gan vàng da/ viêm kết mạc/ xơ gan cổ trướng

Bài viết trước « Hoa dành dành có tác dụng gì, vị thuốc chi tử điều trị bệnh gì?
Bài viết sau Uống Atiso có tác dụng gì đối với sức khỏe? Nên uống trà hoa hay trà lá atiso? »

Sidebar chính

Danh mục sản phẩm

  • Ăn uống (2)
  • Chuỗi hạt trang sức (1)
  • Đồ dùng hàng ngày (8)
  • Sản phẩm cho sức khỏe (17)
  • Sản phẩm làm đẹp (2)
  • Sản phẩm thánh hiến và nghi lễ (2)

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!