Như thế nào mới là tâm linh?
Với mình, tâm linh là sắp xếp cuộc sống này sao cho vui vẻ hơn, duyên dáng hơn, bình thản hơn.
“Grace” có nghĩa là ân sủng, cũng có nghĩa là duyên dáng.
Còn chuyện giải thoát cao siêu khoan hãy bàn tới, bởi vì muốn sống đàng hoàng ở đây có khi còn chưa xong.
Suốt ngày nghĩ về khai sáng, giác ngộ mà ra đường cái gì cũng bị lừa, như vậy lại càng thảm hại.
Cách thực hành của mình đơn giản như vầy:
1. Trước khi đưa ra quyết định, mình sẽ tự hỏi: Quyết định này có khôn ngoan, sáng suốt chưa? Hay chỉ là mình muốn rồi mình làm thôi?
(Sáng suốt, khôn ngoan là hai từ Sadhguru hay nói).
2. Quyết định này có giúp cuộc sống của mình tốt lên không? Hay sẽ làm cuộc sống mình rối rắm hơn?
(Đây cũng là cái Sadhguru hay nói).
3. Điều quan trọng là: mỗi ngày thức dậy, mình nhìn vào gương. Nếu thấy mặt mình vui vẻ tươi tắn thì thôi, nếu thấy mặt mình hầm hầm bí xị như đưa đám… là mình tán cái bốp.
– “Mày đã sống kiểu gì mà cái mặt mày như thế này?”.
Sau đó, mình nhéo nó và kéo nó ra cho nó cười. Cười lên cho đẹp gái coi.
Bạn đừng vội gọi đó là nụ cười giả tạo. Bạn có nghe về sự tác động của hành vi lên tâm trạng chưa?
Ví dụ, bạn chỉ cần đứng thẳng, ngẩng mặt cao một chút thôi, tâm thế của bạn cũng đã khác rồi. Tự tin và mạnh mẽ hơn, phải không?
Và bạn thử ngồi co rúm người lại trong 5 phút xem, bạn làm thử đi, tự nhiên bạn sẽ thấy tự ti hơn và nhút nhát hơn một chút. Nó là như vậy đó.
Cho nên tư thế rất quan trọng. Và các bài yoga cổ điển của Sadhguru là để thiết lập tư thế.
Quay lại chuyện của mình. Mình nhoẻn miệng cười và nhìn mình trong gương.
“Người này, đã trải qua bao nhiêu chuyện, rốt cuộc, nó cần gì?
Liệu nó có thể nhìn cuộc đời này bằng cái nhìn nồng hậu, nhẹ nhàng ôm lấy thế giới này không?”
Hay cuộc đời tát nó và nó trở thành sỏi đá?
Không. Thành công không phải là mang một gương mặt sắt thép lãnh đạm, tỏ vẻ không còn bị tổn thương.
Rõ ràng vẫn bị tổn thương mà, nhưng không sao cả. Chỉ cần có thể, nó vẫn muốn dịu dàng ôm lấy thế giới này.
Trên hành trình tâm linh, bạn chọn thờ cúng cũng được, tập yoga cũng được, làm kinh tế cũng được, ngồi thiền cũng được, đọc sách cũng được, đi trị mụn cũng được…
Miễn sao nó giúp nâng cao cuộc sống của bạn lên, chứ không phải trói bạn vào đó.
Tập hết các bài yoga mà chơi với ai cũng không hợp, không vui ngay cả khi một mình, vậy có ích gì!
Đọc thật nhiều kinh văn mà tư tưởng không thông, lại sống một cuộc đời đau khổ rúm ró!
Có người bảo mình vô thần, có người bảo mình mê tín.
Có sao đâu.
Có người bảo mình tâm linh còn hung dữ, tâm linh mà cũng biết buồn sao?
Có sao đâu. Bạn có nhận ra: thi thoảng buồn cũng là một vẻ đẹp không?
Mình còn ôm cái bắp cải hun cái chóc. Nếu đem cây hoa lá vô mùng ngủ chung được thì mình đã ôm rồi.
Cây hoa lá chấm com 🥰 Nhớ tên web bán hàng của mình chưa?
Cho nên tóm lại như vầy:
Miễn là đam mê giúp nâng cao cuộc sống của mình lên chứ không phải biến mình thành con nghiện thì cứ đam mê.
Miễn là việc thờ cúng giúp nâng cao mình lên chứ không phải biến mình thành con rối cuồng tín thì cứ thờ.
Không phải việc thờ cúng làm mình khổ. Mình ngu mới khổ.
Cho nên, thờ Linga Bhairavi cũng được. Thờ Sadhguru cũng được. Thờ Chúa Jesus, Phật hay cái cây hòn sỏi cũng được…
Miễn là nó giúp mình hạnh phúc.
Mình thích cái cảnh người Việt Nam trước khi đi xa, đến bàn thờ, đốt nén nhang vái ông bà phù hộ. Mình thích cái cúi đầu đỉnh lễ trước bàn ông thiên, trước các vị anh hùng dân tộc…
Nét đẹp đó gọi là văn hóa.
Chứ không phải có bằng cấp là văn hóa.
Có những cái cúi đầu hèn nhát, nhưng cũng có những cái cúi đầu khiến người ta khiêm nhường, rộng lớn lên thêm…
Cuộc đời cần sự trung dung, có lẽ vừa đủ là tốt nhất.
Còn cái tối thượng, một khi cái vừa đủ có rồi thì việc đi đến cái tối thượng không còn xa.
Bên trong cân bằng thì tự nhiên sẽ là nền tảng vững mạnh.
Còn chuyện tỉnh thức – khai sáng – giác ngộ…, thiết nghĩ không cần phải quan tâm tới.
Sadhguru nói đừng nghĩ đến hoa. Hãy nghĩ đến những nền tảng cơ bản: đất, phân, nước và ánh sáng mặt trời.
Mình tự hỏi: nếu một người biết họ phải làm gì, biết làm sao để hạnh phúc và họ đang đi trên con đường đó… thì có cần giác ngộ nữa không?
Nếu mọi người đều sống vui vẻ ở đây thì có cần đến thiên đường nữa không?
Không cần nữa.
Như Sadhguru đã nói: có bao giờ bạn nghĩ rằng đây đã là thiên đường rồi, nhưng cũng chính bạn đã làm nó rối tung lên, bởi vì bạn chưa biết làm thế nào để sống hạnh phúc.
💎
Bài này rất nhiều chủ đề đan xen lộn xộn, bạn có nhận ra không, nhưng mình dẫn dắt khéo nên bạn vẫn đọc hết 😆.
Tấm ảnh không liên quan gì nhiều đến bài viết, nhưng bạn vẫn chọn dừng lại và đọc bài viết đến hết.
Cũng như mình không giỏi tiếng Anh nhưng mình khéo nên mọi người tưởng mình rất giỏi.
Rõ ràng, giỏi chưa hẳn đã hay. Duyên dáng và khéo léo mới hay. Duyên dáng chính là ân sủng.
Sống duyên dáng, chết cũng duyên dáng.
Vì vậy, bạn đừng nản chí vì không giỏi bằng ai. Với những chất liệu mà bạn có, nếu bạn biết khéo léo và duyên dáng vận dụng nó thì bạn tự nhiên sẽ có được thứ bạn muốn.
✊✊
Có đứa cười khi mình chơi hệ tâm linh. Mình nhìn sự thay đổi của mình qua từng tấm ảnh và nói với nó: kệ tao! 🙂