Trong một cuộc điều tra những người sống trên 100 tuổi tại Bắc Kinh, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng:
Những người này, tuy có khác nhau về hoàn cảnh sống, sở thích, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt nhưng lại đều có hai điểm chung, đó là:
Nội dung chính ⇒
1. Thích lao động
Những người sống trên 100 tuổi trong cuộc khảo sát nói trên đều có một điểm chung là thích lao động và tích cực vận động.
Thật vậy, cấu tạo của cơ thể người là để thích nghi với cuộc sống vận động. Cho nên, chúng ta mới có các khớp xương ngắn dài khác nhau và gân nối liền xương, cơ phủ ngoài xương nhằm đảm bảo cho cơ thể vững vàng, mềm dẻo mà vẫn linh hoạt.
Khi chúng ta siêng năng vận động vừa đủ (theo khả năng của mình), chức năng của các bộ phận trong cơ thể (nhất là xương) sẽ được kích hoạt, khí huyết cũng được lưu thông.
Ngược lại, nếu lười lao động, nằm nhiều, cơ thể sẽ bị trì trệ, dễ bệnh tật và chắc chắn rằng sẽ không thể nào sống khỏe được!
Vâng! Ngạn ngữ Anh có câu: “Không có người trường thọ nào là kẻ lười cả!” .
2. Tâm tính tốt bụng, dễ chịu
Những người sống thọ trong cuộc khảo sát kể trên còn có một điểm chung khác nữa, đó là họ đều là những người dễ chịu, tính tình hòa nhã, rộng mở và tốt bụng.
Nói cách khác, tâm lý họ đều ổn định, cân bằng và không có ai trong số họ là người khó chịu, hẹp hòi, nhỏ nhen hay độc ác.
Thật vậy, dân gian có câu: Xởi lởi trời cho, so đo trời lấy. Chỉ cần tâm tính bạn tốt, trời xanh ắt chẳng phụ lòng.
Và các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng, những kẻ tính tình hẹp hòi, nhỏ nhen, nóng nảy… đều chết sớm vì các loại bệnh khác nhau như tim mạch, ung thư,…; ít có ai sống hơn 60 tuổi.
Bạn biết không, chỉ cần một cơn nóng giận nổi lên, động mạch của bạn lập tức bị thu hẹp. Và nếu cơn nóng giận ấy kéo dài, bạn thậm chí có thể đối diện với cái chết.
Bạn không thấy khi nóng giận, chúng ta rất khó thở sao? Và dân gian hay nói “tức chết” là có thật đấy.
Ở Mỹ, từng có trường hợp một người đàn ông 53 tuổi chứng kiến vợ và con trai cãi nhau, lúc đó, người con trai dùng dao đâm người mẹ (tức vợ của ông) chết ngay tại chỗ. Trong trạng thái vừa sợ hãi, vừa giận dữ và vừa đau đớn, người đàn ông 53 tuổi này đã ngã xuống đất, chết ngay. Sau khi khám nghiệm tử thi, các bác sĩ kết luận ông ta chết không phải vì bệnh mà vì quả tim bị co thắt cao độ dẫn đến ngừng đập.
Vì vậy, hãy biết cách kìm chế nỗi sợ hãi, đau xót cũng như cơn giận dữ, bạn nhé!
Siêng năng lao động và giữ tâm lý cân bằng – đây chính là chìa khóa của sức khỏe và tuổi thọ!
Xem thêm: Vì sao có những người tâm trạng luôn nặng nề, mất năng lượng?
Xem thêm: Vì sao u buồn, lo lắng lại làm hại dạ dày?
Tư liệu tham khảo
- Hồng Chiêu Quang (Huỳnh Phụng Ái dịch), Bác sĩ tốt nhất là chính mình, tập 1, NXB Trẻ, trang 71.