Khi nghe ai đó nhắc đến “thiên hoa phấn”, bạn sẽ nghĩ đó là tên của một loài hoa hay một loại phấn? Đều không phải nhé, đó là rễ của dây qua lâu – một loại dây leo thuộc họ Bầu bí mà quả, hạt và rễ của nó đều là các vị thuốc.
Nội dung chính ⇒
Vài nét về dây qua lâu
Dây qua lâu còn được gọi là quát lâu 栝楼 hay bạc bát, vương qua, bát bát trâu, dưa trời… Dây có tên khoa học là Trichosanthes kirilowii, thuộc họ Bầu bí: Cucurbitaceae (1).
Rễ qua lâu là dạng rễ củ, thuôn dài như củ khoai mì và có thắt khúc. Khi dùng làm thuốc, rễ qua lâu được gọi là “thiên hoa phấn” hay “qua lâu căn”. Ở nước ta, dây qua lâu phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc.
Đặc điểm thiên hoa phấn (qua lâu căn)
Để có rễ qua lâu làm thuốc, người ta chờ lúc thu hoạch xong quả và hạt của dây qua lâu thì đào lấy rễ, rửa sạch đất cát rồi cạo bỏ lớp vỏ ngoài. Tiếp theo, rễ qua lâu được cắt thành từng đoạn và chẻ dọc ra rồi phơi khô.
Với người trồng, nếu muốn rễ qua lâu to mập và nhiều bột hơn thì khi cây có hoa, người ta sẽ hái hết hoa (không cho tạo thành quả) để dưỡng chất nuôi rễ được nhiều hơn.
Đặc điểm
Xét về tính chất, rễ qua lâu cứng và nếu cắt ngang thì sẽ thấy bên trong có màu trắng (các xơ có màu hơi vàng). Xét về chất lượng thì loại nhiều bột, màu trắng và ít xơ là tốt.
Theo y học cổ truyền, thiên hoa phấn có vị ngọt chua (có tư liệu ghi là vị nhạt hơi đắng), có tính hàn và chuyên dùng cho các bệnh do nhiệt gây ra.
Thiên hoa phấn có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền, thiên hoa phấn thông vào các kinh Vị, Phế, Đại tràng và có các công dụng như:
- Hạ sốt, lợi sữa.
- Điều trị trĩ, mụn lở.
- Giúp hạ đường huyết.
- Giúp giảm táo bón, lòi dom.
- Điều trị sưng vú.
- Điều trị vàng da.
- Giúp bài nùng, tiêu thũng, tiêu mủ.
- Giúp sinh tân, tiêu khát, giáng hỏa, giảm khô miệng.
Cách dùng: Mỗi ngày, lấy từ 8 – 16 g, nấu lấy nước uống (2) (3).
Khi dùng thiên hoa phấn cần lưu ý gì?
1. Thiên qua phấn là vị thuốc gây sảy thai và được dùng để phá thai, vì vậy, phụ nữ mang thai tuyệt đối không được dùng.
2. Thiên hoa phấn có tính lạnh nên những người thuộc thể tạng hư hàn không được dùng. Bên cạnh đó, những người bị bệnh không phải do thực nhiệt thì không được dùng.
3. Khi dùng kết hợp các vị thuốc khác thì cần tránh “ô đầu” (hay còn gọi là thảo ô, xuyên ô) vì các vị thuốc này phản nhau (hơn nữa ô đầu còn là vị thuốc rất độc).
4. Thuốc dễ bị mối mọt làm hư hoại, vì vậy, cần chú ý bảo quản ở nơi khô ráo và kiểm tra thường xuyên (2) (3) (4).
Các bài thuốc chữa bệnh có dùng thiên hoa phấn
1. Dùng cho người đen sạm (thiên hoa phấn chữa nám da do nắng)
Lấy 16 g thiên hoa phấn, nghiền nát rồi hòa với nước đun sôi để nguội, sau đó gạn lấy nước uống (uống liên tiếp vài ngày) (3).
Gợi ý: Hiện tại đã có thuốc chữa nám da từ bên trong của lương y Nguyễn Công Đức. Mình – người viết bài này đã liên lạc với lương y và bán lại sản phẩm Viên uống Mori của ông. Kết quả cho thấy, nhiều khách hàng của mình đã cải thiện đáng kể. Nếu bạn chưa từng dùng lần nào thì mua thử 1 hộp với giá 300 ngàn (miễn ship). Sau khi dùng, nếu thấy cơ thể bình thường, nghĩa là bạn hợp với thuốc này, khi đó, bạn chỉ cần uống 8 – 12 hộp là sẽ hết nám từ bên trong. Liên hệ mình qua sdt hoặc zalo 0979 254 124 nhé!
2. Chữa chứng vàng da ở trẻ em
Lấy 10 g thiên hoa phấn, nghiền nát rồi hòa với nước đun sôi để nguội, sau đó gạn lấy lớp nước trong mà uống (nếu trẻ thấy khó uống thì bạn có thể để thêm một chút mật ong cho dễ uống) (3).
3. Điều trị chứng phụ nữ sinh xong sữa không xuống
Lấy thiên hoa phấn đốt tồn tính cho cháy lớp vỏ ngoài chừng 70 % rồi nghiền nát thành bột, mỗi ngày uống khoảng 16 đến 20 g bột này (3).
4. Điều trị chàm và dùng ngoài da
Lấy thiên hoa phấn tán bột, dùng ngoài da để điều trị chàm (hoặc hãm lấy nước để rửa vết thương).
5. Điều trị cảm mạo khiến thân thể cứng đơ, không quay cổ được (có kèm biểu hiện mạch trầm)
Dùng thiên hoa phấn, quế chi, thược dược, táo Tàu, sinh khương (mỗi vị 7 g) và cam thảo Bắc (5 g), nấu lấy nước uống trong ngày (2).
6. Điều trị viêm amidan mãn tính
Dùng 8 g thiên hoa phấn, 16 g sinh địa, 12 g ngưu tất, 12 g củ mài, 12 g huyền sâm, 6 g xạ can, 8 g đan bì, 8 g sơn thù, 8 g địa cốt bì, 8 g phục linh, 8 g tri mẫu và 8 g trạch tả, tất cả cùng nấu lấy nước uống, sắc mỗi ngày một thang (4).
Tư liệu tổng hợp
- Qua lâu, https://vi.wikipedia.org/wiki/Qua_l%C3%A2u
- Phạm Thiệp – Lê Văn Thuần – Bùi Xuân Chương, Cây thuốc bài thuốc và biệt dược, NXB Y học, 2000, trang 231.
- Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, 1999, trang 629.
- Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 530.