• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

💗💗💗💗💗💗💗GIÁ 99 k/ quyển 💗💗💗💗💗💗🌿🌿🌿🌿NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA MÌNH NHÉ 🌿🌿🌿🌿

Sách Tư duy thành công trong mọi ngành nghề bài học từ Sadhguru
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Uống trà hoa hòe có tốt không và tác dụng phụ của hoa hòe

Uống trà hoa hòe có tốt không và tác dụng phụ của hoa hòe

14/10/2021 12/11/2022 Cây Hoa Lá

Trà hoa hòe là loại trà nổi tiếng với tác dụng mát máu và điều trị đau mắt đỏ. Tuy nhiên, ngoài hai công dụng này thì hoa hòe còn có nhiều công dụng đáng quý khác. Vậy, cách dùng như thế nào?

Trà hoa hòe
Trà hoa hòe

Nội dung chính ⇒

  • Hoa hòe mua ở đâu?
  • Trà hoa hòe có tác dụng gì, chữa bệnh gì?
  • Bà bầu có uống trà hoa hòe được không?
  • Những người không nên dùng trà hoa hòe? Tác dụng phụ của trà hoa hòe
  • Các bài thuốc kết hợp
    • 1. Điều trị đại tiện ra máu
    • 2. Điều trị tiểu ra máu
  • Phân biệt
  • Mở rộng
  • Tư liệu tham khảo

Hoa hòe mua ở đâu?

Bạn có thể mua hoa hòe tại các hiệu thuốc Đông y hoặc mua qua mạng. Tuy nhiên, nếu mua qua mạng thì bạn cần lựa chọn nơi bán uy tín để đảm bảo sản phẩm chất lượng, không bị mốc hoặc vụn nát nhé!

Hoa hòe
Hoa hòe

Trà hoa hòe có tác dụng gì, chữa bệnh gì?

Hoa hòe là loại dược liệu có tính hàn, khi pha thành trà có vị hơi chát đắng nhưng dễ uống, thơm nhẹ và có nhiều công dụng đáng quý như:

  • Giúp thu liễm, làm se.
  • Giúp mát máu, cầm máu.
  • Giúp thanh nhiệt, điều trị bệnh đau mắt, sốn mắt do phong nhiệt.
  • Điều trị bệnh do huyết nhiệt (máu nóng).
  • Chữa bệnh cao huyết áp, giúp hạ huyết áp.
  • Phòng ngừa đứt mạch máu não.
  • Tốt cho tim mạch, tăng cường sức co bóp cơ tim.
  • Góp phần phòng ngừa xơ vữa động mạch và đột quỵ; làm chậm xơ vữa động mạch.
  • Góp phần giảm mỡ máu, hỗ trợ giảm béo.
  • Giúp dễ ngủ.
  • Tăng sức bền thành mạch máu.
  • Kháng khuẩn, chống viêm loét.
  • Gây hưng phấn nhẹ.

Cách dùng hoa hòe làm thuốc (liều lượng): Hái nụ hoa hòe chưa nở, đem phơi khô và để dùng dần. Mỗi lần dùng, bạn lấy khoảng 10 g, cho vào chảo, sao vàng (hoặc không cần sao cũng được), sau đó hãm với nước sôi và uống trong ngày như nước trà (có thể hãm nhiều lần nước cho ra hết chất thuốc).

Cây hoa hòe
Cây hoa hòe

Cũng với liều lượng trên, nếu bạn cho hoa hòe vào nồi đất rồi đem sao tồn tính (sao đen nhưng chỉ cháy khoảng 70 %) rồi dùng thì nó lại giúp cầm máu mạnh hơn trong các trường hợp như: chảy máu cam, băng huyết, thổ huyết, đại tiện ra máu, lỵ ra máu (xích bạch lỵ), tiểu tiện ra máu…

Lưu ý: Hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng và không được dùng quá liều.

Bà bầu có uống trà hoa hòe được không?

Bà bầu không nên dùng trà hoa hòe vì loại trà này làm tăng co bóp tử cung, có thể gây động thai, thậm chí gây hư thai nếu dùng quá nhiều.

Ngoài ra, phụ nữ sau sinh (đang cho con bú) cũng không nên dùng vì thảo dược này có tính hàn, không tốt cho các bà mẹ sau sinh.

Những người không nên dùng trà hoa hòe? Tác dụng phụ của trà hoa hòe

  • Trẻ nhỏ không nên dùng.
  • Người huyết áp thấp không nên dùng.
  • Hoa hòe có tính hàn nên người thể tạng hàn, ăn uống chậm tiêu, hay tiêu chảy, lạnh bụng, lạnh tay chân… cũng không nên dùng. Nếu cần dùng thì nên hỏi thầy thuốc để được kết hợp với các loại thuốc có tính ấm (để trung hòa lại).
  • Người bị thiếu máu không nên dùng.
  • Hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng (để được hướng dẫn liều lượng, cách thức dùng riêng hoặc kết hợp).
  • Không nên uống khi bạn đang uống các loại thuốc khác (để tránh tương tác thuốc). Nếu muốn uống, bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ/ thầy thuốc xem có phù hợp không, uống cách khoảng thời gian bao lâu…

Các bài thuốc kết hợp

1. Điều trị đại tiện ra máu

Lấy 15 g hoa hòe (đã phơi khô), 15 g hoa hòe (đã phơi khô và sao tồn tính) và 30 g chi tử (quả dành dành phơi khô), tất cả cùng xay nát rồi chia thành nhiều lần uống, mỗi lần uống 6 g bột thuốc ấy (ngày uống 2 lần và nên hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng).

2. Điều trị tiểu ra máu

Lấy 30 g hoa hòe (sao tồn tính) và 30 g uất kim (mua trong tiệm thuốc Bắc), cùng xay nát thành bột rồi để uống dần, mỗi lần uống 6 g bột, ngày uống 2 lần (nên hỏi thầy thuốc trước khi dùng).

Ghi chú: vị thuốc uất kim chính là củ nghệ thực thụ – phần củ nhỏ, có màu trắng và tròn tròn như củ khoai lùn, chất thịt trắng, nhão nhầy, thơm nhẹ (chứ không phải phần củ nghệ màu vàng mà chúng ta hay làm gia vị).

Phân biệt

Cây hoa hòe có tên khoa học là Styphnolobium japonicum, khác với cây “hòe Bắc Bộ” (là cây sơn đậu căn, Sophora tonkinensis).

Mở rộng

Bạn biết không, trà hoa hòe có vị hơi đắng là vì nó có chứa rutin (6 – 30 %). Chất này giúp bền thành mạch máu và trong y học, chất này được dùng điều trị cao huyết áp, chảy máu cam, ho ra máu (thổ huyết) và tiểu tiện ra máu… (sắc uống từ 5 – 20 g mỗi ngày).

***

Trước đây, thời phong kiến, người ta quan niệm rằng nếu trồng cây hòe và cây quế hoa trước cửa thì sẽ thu hút tài lộc, giúp gia đình thịnh vượng, con cháu đề huề.

Vì vậy, trong thơ ca dân gian hay có hình ảnh cây hòe, ví dụ như thơ của Nguyễn Trãi “hòe lục đùn đùn tán rợp giương” hoặc thơ của Nguyễn Du “một cây cù lộc, một sân quế hòe”.

Tư liệu tham khảo

  1. Trà hoa hòe có tác dụng gì?, báo Sức khỏe đời sống.
  2. Uống trà hoa hòe có tốt không? trang hellobacsi.
  3. Trà hoa hòe có công dụng gì?, https://caythuoc.org/tra-hoa-hoe-giup-mat-mau-dieu-tri-dau-mat-do-va-bang-huyet.html
  4. Tác dụng điều trị bệnh của hoa hòe, trang giambeokeyclub.

Xem thêm: Hoa nhài có công dụng gì?

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 105

Bài viết liên quan

Ngủ đúng cách - Cơ thể này tự chữa lành
Nếu một ngày thức dậy, bạn bỗng thấy tâm trạng mình tệ hơn thì hãy làm những điều này (Sadhguru)
Ăn chay đúng cách – chia sẻ từ bác sĩ Wynn Tran và Lương Lễ Hoàng
Nấm mèo (mộc nhĩ tươi) kỵ gì
Mộc nhĩ kỵ gì? Cách sử dụng nấm mèo đen

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: cầm máu/ chảy máu cam/ đau mắt đỏ/ mất ngủ/ sáng mắt

💎💎💎KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 💎💎💎🌿🌿🌿 NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ XEM NHÉ! 🌿🌿🌿

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Bạch chỉ là thuốc gì, có tác dụng gì và có giúp da trắng mịn không?
Bài viết sau Ăn trái cóc có tốt không, có nóng và nổi mụn không? »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Chiếc nhẫn bằng đồng hình con rắn

Chiếc nhẫn bằng đồng, hình con rắn, được thánh hiến tại Isha, do Sadhguru thiết kế (giá 120 k)

11/03/2023

Hạt kim cang cho trẻ em Isha sadhguru

Hạt kim cang cho trẻ em dưới 14 tuổi, được thánh hiến tại Isha (Ấn Độ, Sadhguru đề xuất) giá 120 k

11/03/2023

Sách của Sadhguru

Sách của Sadhguru – vì sao đến nay vẫn chưa có ai dịch chính thức?

10/03/2023

Phụng Nghi Đồng Tuyết Nhi

Tâm sự vu vơ của tác giả Phụng Nghi – admin kênh “Cùng mình hoàn thiện bản thân”

09/03/2023

Tư duy thành công trong mọi ngành nghề bài học từ Sadhguru

Sách Tư duy thành công của Phụng Nghi chính thức ra mắt

07/03/2023

Chuỗi hật kim cang Isha do Sadhguru giới thiệu

Chuỗi hạt kim cang Rudraksha được thánh hiến tại Dhyanalinga, Isha – kén năng lượng của bạn (giá 400 k)

04/03/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!