Trái cóc mà loại trái cây mà chỉ cần nói tên cũng đã khiến nhiều người thèm chảy nước miếng. Trái cóc non giòn khấu, có thể nhai luôn hạt; đến khi lớn lên thì vừa chua vừa giòn, lúc chín vàng thì chua ngọt, thơm ngon khó cưỡng.
Nội dung chính ⇒
Trái cóc bao nhiêu calo, ăn cóc có giúp giảm cân không?
Được biết, 100 g trái cóc cung cấp khoảng 43 calo và đây là mức năng lượng tương đối thấp.
Trong khi đó, loại trái cây này lại chứa ít chất béo nhưng đa phần trong đó là chất béo tốt, giúp khắc chế chất béo xấu và làm giảm sự tích tụ mỡ xấu trong cơ thể.
Ngoài ra, chất xơ có trong trái cóc còn giúp bạn có cảm giác mau no, từ đó hỗ trợ giảm cân. Vì vậy, nếu bạn đang muốn giảm béo thì có thể ăn thêm một ít cóc.
Lưu ý: Không ăn quá nhiều và không ăn lúc đói (để tránh ảnh hưởng đến dạ dày).
Trên thực tế, để giảm cân hiệu quả bằng chế độ ăn uống, bạn cũng cần chú ý đến những nguyên tắc cơ bản trong giảm cân.
Xem thêm: 5 nguyên tắc giúp giảm cân, giảm mụn lành mạnh
Trái cóc có chứa các chất dinh dưỡng gì, có tác dụng gì?
Nếu ăn cóc với lượng vừa phải (mỗi tuần 2 lần, mỗi lần 100 g) thì sẽ mang lại nhiều lợi ích như:
- Cung cấp vitamin A giúp mắt sáng khỏe, mau lành vết thương.
- Cung cấp vitamin C giúp tăng sức đề kháng, chống oxy hóa, phục hồi sức khỏe và giảm sạm nám từ bên trong.
- Cung cấp vitamin B1 hỗ trợ quá trình tạo hồng cầu trong máu.
- Bổ sung chất Sắt, tốt cho người thiếu máu do thiếu Sắt.
- Bổ sung Can xi và Phốt pho giúp xương răng chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương.
- Làm chậm lão hóa, thanh nhiệt, giúp da đẹp, ít mụn.
- Kiểm soát mỡ máu (cholesterol máu).
- Giúp thanh lọc cơ thể, tỉnh táo tinh thần, xua tan cơn buồn ngủ.
- Giúp giảm ho, kích thích thèm ăn.
- Giúp giảm nguy cơ bị sỏi thận.
Bà bầu ăn trái cóc được không?
Bà bầu có thể ăn cóc nhưng không nên ăn quá nhiều (không quá 100 g/ ngày).
Lưu ý: Thỉnh thoảng ăn một lần thì được, không nên ăn liên tục và cần gọt vỏ trước khi ăn.
Nếu ăn quá nhiều, axit và chất xơ có trong quả cóc sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, gây hại cho hệ tiêu hóa.
Lưu ý khi ăn cóc
- Nên gọt vỏ rồi mới ăn.
- Không ăn quá 300 g quả cóc mỗi ngày (mỗi người chỉ cần ăn khoảng 100 g là đủ, mỗi tuần ăn 2 lần là được).
- Không ăn lúc đang đói vì sẽ ảnh hưởng đến bao tử.
- Trẻ nhỏ không nên ăn nhiều.
- Người bị viêm loét bao tử cũng không nên ăn.
***
Ngày nay, ở Nam Bộ có nhiều giống cóc khác nhau, trong đó, loại cóc hay được dùng để làm cóc lắc là cóc Thái (vì trái không quá chua, hạt nhỏ, giòn ngon và nhiều trái).
Còn để làm cóc muối hay ăn trái chín thì vẫn là cóc thường, trái to.
Bạn biết đấy, trái cóc chín cây ăn rất thơm và ngọt ngon (dù có kèm vị chua nhẹ). Nếu chưa từng ăn qua thì hãy thử nhé! Cóc chín chấm muối ớt, nhắc thôi là đã thấy thèm!
Tư liệu tổng hợp
- Ăn trái cóc có tác dụng gì, Sức khỏe đời sống.
- Công dụng của trái cóc, báo Lao Động.
- Ăn trái cóc có lợi gì? Bà bầu ăn cóc được không, trang VOH.
- Tác dụng của quả cóc, https://caythuoc.org/trai-coc-mien-tay-va-10-tac-dung-doi-voi-suc-khoe.html
- Ăn trái cóc, quả cóc có mập không?, trang Viện thẩm mỹ nevada.