• Thảo dược
  • Làm đẹp
  • Món ngon dễ làm
  • Sức khỏe
  • Góc trồng cây
  • Trà dư tửu hậu
  • Sáng tác văn học
  • Kinh nghiệm cá nhân
  • Yêu
  • Sống

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Trái ô môi có tác dụng gì, rượu ô môi trị bệnh gì?

Trái ô môi có tác dụng gì, rượu ô môi trị bệnh gì?

28/09/2021 01/03/2022 Cây Hoa Lá

“Quả gì ngọt, chát, đắng, cay

Ăn suốt cả ngày mà vẫn thấy ngon?“

Đó chính là ô môi. Ăn vào vừa ngọt, vừa đắng, vừa hơi chát xít nhưng lại thơm nồng, cay nhẹ như hơi rượu vậy.

Trái ô môi miền Nam
Trái ô môi miền Nam

Cho nên, ăn ô môi bao giờ cũng có cảm giác say say, người lớn con nít Nam Bộ đều thích.

Tuy nhiên, với những người không biết ăn thì có thể sẽ thấy nó hôi.

Thật ra, bẻ một miếng ô môi, bỏ vào miệng nhai, nhâm nhi như một món ăn vặt thì vui thú vô cùng. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thì sẽ gây nóng trong người, bạn nhé! (ăn hơn 5 trái sẽ dễ bị sốt).

Quả và hoa ô môi
Quả và hoa ô môi

Nội dung chính ⇒

  • Trái ô môi có tác dụng gì?
  • Trái ô môi ngâm rượu trị bệnh gì?
  • Lá ô môi chữa bệnh lác, ghẻ ngứa và lang ben 
  • Lưu ý khi dùng ô môi làm thuốc
  • Cây ô môi có tên khoa học là gì?
  • Tư liệu tham khảo

Trái ô môi có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền thì quả ô môi (phần cơm quả màu đen bên trong) có chứa đường, chất nhầy và tác dụng nhuận tràng, gây xổ.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn những quả chín già và có vị ngọt rõ rệt (vẫn pha lẫn chút chát đắng nhưng vị ngọt là nổi trội).

Cách ăn như sau: Bạn lấy trái ô môi chín già, chặt thành từng khúc ngắn (cho dễ đẽo), sau đó dùng dao đẽo dọc theo hai bên sườn của nó, chừa lại hai lườn gỗ cứng để sau khi đẽo xong thì ta cầm hai lườn gỗ này, đẩy qua đẩy lại (ngược hướng nhau) cho các miếng nhỏ bên trong lung lay, rời ra và ta có thể ăn dễ dàng (nhai và nhả phần bã).

Quả ô môi có tác dụng gì
Quả ô môi

Trái ô môi ngâm rượu trị bệnh gì?

Ngoài cách ăn chơi thì những người lớn tuổi và các quý ông còn thích dùng trái ô môi để làm rượu thuốc.

Được biết, rượu ô môi là loại rượu bổ, giúp giảm nhức mỏi cơ thể (đặc biệt là nhức lưng, thấp khớp).

Ngoài ra, rượu ngâm từ quả ô môi còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, điều trị kiết lỵ và tiêu chảy (nhờ có chứa tanin – chất làm nên vị chát).

Cách ngâm rượu như sau:

Lấy phần bên trong quả (sau khi đã róc vỏ và bỏ hạt), cho vào keo thủy tinh và ngâm cùng rượu trắng (loại rượu thông thường với nồng độ khoảng 30 độ), đổ rượu vào sao cho rượu ngập lên một khoảng, ngâm khoảng 1 tháng là có thể bắt đầu uống.

Tỉ lệ ngâm: thường thì dân gian ước lượng cứ 3 quả ô môi là một lít rượu.

Cách dùng: mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần là một chung nhỏ khoảng 30 ml (uống trước bữa cơm).

Lưu ý: Người bị bệnh gan, bệnh Gút hoặc kỵ với rượu thì không nên dùng.

Cây ô môi có tác dụng gì
Cây ô môi

Lá ô môi chữa bệnh lác, ghẻ ngứa và lang ben 

Ca dao Nam Bộ có câu:

“Bần cưa khúc bự, vô phương vác

Ô môi xức lác, hay hơn muồng”.

Đó là vì dân gian cho rằng lá ô môi trị bệnh lác hay hơn lá muồng trâu (lá muồng trâu cũng điều trị lác, cách dùng Tại đây).

Cách dùng lá ô môi điều trị lác: hái lá tươi, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên da (đắp thường xuyên, mỗi ngày 3 lần).

Bên cạnh đó, theo y học cổ truyền, lá ô môi không chỉ điều trị lác (hắc lào) mà còn điều trị ghẻ ngứa, lang ben và lở ngứa ngoài da (kể cả chứng nước ăn chân).

Cách dùng như sau: Hái một ít lá ô môi (nên hái lá non), rửa sạch, giã nát rồi cho thêm một ít phèn chua (đã giã nát) và một ít muối vào (muối bọt hay muối cục đều được), trộn đều. Tiếp theo, rửa sạch vùng da bị bệnh, lau khô rồi đắp hỗn hợp thuốc lên, đắp nhiều lần trong ngày để bệnh mau khỏi.

Lưu ý khi dùng ô môi làm thuốc

  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên dùng.
  • Trẻ nhỏ dưới 7 tuổi không nên dùng.
  • Người sức khỏe yếu, người lớn tuổi cần hỏi ý kiến bác sĩ (thầy thuốc) trước khi dùng.
  • Người đang bị bệnh (đặc biệt là bệnh về bao tử, bệnh gan, bệnh thận…) cũng không được dùng.

Cây ô môi có tên khoa học là gì?

Cây ô môi có tên khoa học là Cassia grandis.

***

Với mình, cây ô môi và trái ô môi chính là ký ức tuổi thơ, là đặc sản trong lòng trẻ con Nam Bộ.

Các thi nhân có thể thích hoa ô môi vì nó đẹp, vì nó “rụng tơi bời” gợi niềm thương cảm… còn với con nít thì trái ô môi mới thực sự là bảo bối. Mùa ô môi về, từng tốp năm tốp bảy rủ nhau đi hái ô môi, xong thì đem về nhà, mỗi ngày lấy ăn một ít.

Trái ô môi chín già thì mới ngọt ngất, hơi the the, còn nếu bẻ nhầm trái sống thì rất chát và đắng, không ngon chút nào.

Ô môi cũng như sầu riêng, chỉ những người biết ăn mới thấy nó ngon.

Và có một điều khá thú vị, đó là: người ta gọi trái ô môi là “cây ô môi”, ví dụ như “đưa cây ô môi đây, chị róc vỏ cho” thì có nghĩa là hãy đưa trái ô môi đây. Có lẽ vì trái ô môi thuôn dài, đen thui nên người ta liên tưởng nó như một cái cây, một khúc cây chăng?

Tư liệu tham khảo

  1. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.
  2. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 2.
  3. Võ Văn Chi, Cây thuốc An Giang, Ủy ban Khoa học và kỹ thuật An Giang.
  4. Cây ô môi có tác dụng gì đối với sức khỏe?, báo Dân tộc.
  5. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2.

Xem thêm: Công dụng làm thuốc của lá muồng trâu

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
Post Views: 46

Bài viết liên quan

Thuốc gì trị nám nội tiết tốt nhất?
Uống tinh trùng có đẹp da không? Nuốt tinh trùng có lây HIV không?
Cà phê kỵ gì
Cà phê kỵ gì? 3 món không nên ăn khi đã uống cà phê

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: bệnh về da/ kiết lỵ/ lác (hắc lào)/ lang ben/ nấm da/ nhuận tràng/ phong thấp/ tiêu chảy/ tiêu hóa/ xương khớp

Bài viết trước « Cải bó xôi (rau chân vịt) có tác dụng gì? Bà bầu ăn được không?
Bài viết sau Bông điên điển có tác dụng gì và nấu món gì ngon? »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Phụ nữ

Nên tha thứ hay là quên?

23/06/2022

Yoga

Sống thông minh là như thế nào?

23/06/2022

Phụ nữ đẹp

Bạn là người có cảm xúc hay không có cảm xúc?

20/06/2022

Thải độc gan với trà nhuận gan của lương y Nguyễn Công Đức

19/06/2022

Thiền định - thông minh

Cơ chế vận hành nghiệp lực và cách vượt ra khỏi nghiệp

19/06/2022

Yoga

Tinh hoa của Yoga – cách để sống trọn vẹn

17/06/2022

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!