Bởi vậy, người ta nói đừng tìm hiểu quá nhiều về những người nổi trong giới tâm linh vì bạn sẽ thấy nhiều chuyện buồn cười lắm.
Ví dụ, bạn sẽ thấy rất nhiều người tung hô và tin theo lời dạy của một ai đó, dù nó rất bất ổn luôn.
1. “Vị thầy” bảo: “Mọi hành động của các con từ ăn, uống, ngủ, ị… đều là chấp”.
-) Bạn ăn, uống, ngủ, đại tiện tiểu tiện…, đó không phải là chấp mà là những “thôi thúc khó cưỡng” của nghiệp. Nghiệp của thể xác hữu hình á (Nên ý này của “vị thầy” là nhầm hoàn toàn về khái niệm “chấp”).
2. “Vị thầy” bảo: “các con ngồi im chẳng làm gì cả là chấp”
-) Ngồi im chẳng làm gì cả cũng không phải “chấp” (Ý này của “vị thầy” chỉ đúng trong trường hợp người đó cố ngồi im để ra vẻ đang thiền định hay gì gì đó, thì đó là chấp tướng).
Còn như ai đó đi mỏi chân quá, muốn ngồi im thì đó là hoàn toàn tự nhiên, là như nhiên vi đạo, chứ “chấp” cái gì?
“Ở đời vui đạo cứ tùy duyên – Thấy đói thì ăn, mệt ngủ liền”. 2 câu này trích từ bài kệ “Cư trần lạc đạo” của Phật Hoàng Trần Nhân Tông á.
Ngoài ra, ngồi im chẳng làm gì có khi cũng là nghiệp. Nghiệp chỗ nào? Nếu bạn ngồi lâu quá sẽ mỏi lưng, đau đít, máu huyết không thông gây nhức mỏi – ) đó là nghiệp về thể xác. Cái này bạn khó hình dung, nhưng cái này dễ hơn nè: một người làm việc sai tư thế trong suốt 15 năm và bị gù lưng, thế là mọi người bảo: chắc ông ấy bị nghiệp gì rồi. Có khi cần thời gian để nhìn rõ nghiệp hé.
Sau đó bạn đứng dậy làm việc, làm việc lâu quá mỏi mệt cũng là nghiệp của cơ thể vật lý. Thế là bạn lại muốn ngồi, nằm để nghỉ ngơi. Cho nên, nếu vị thầy nói “mọi thứ đều nằm trong nghiệp và rất khó để thoát khỏi nghiệp” thì sẽ đúng hơn một tí.
3. Vị thầy bảo “ngay cả khi các con ko suy nghĩ gì thì cái biết các con đang ko suy nghĩ gì là chấp”. Ý này không sai nhưng rối rắm và có lẽ “vị thầy” cũng không biết làm thế nào cho nó sáng tỏ luôn. Những người đệ tử thì mặc định “cái gì khó hiểu là cao siêu”.
Vấn đề là: cuối cùng người đó có suy nghĩ không? Theo mọi người, một người đang vô niệm mà biết mình đang vô niệm thì cuối cùng người đó có thực sự vô niệm không? Câu trả lời là không. Đó là vì người đó còn mong cầu vào kết quả “vô niệm” ấy, nên họ mới bận tâm để ý xem mình có “vô niệm” chưa, và mới có tình trạng trên.
Rất nhiều người chơi hệ tâm linh bị vướng cái này, trước đây em cũng vướng mãi kaka, đó là cứ để ý xem mình đã thiền chưa, đã thế này thế kia chưa…
Cho đến khi mình không bận tâm kết quả nữa, không cần đạt đến cái gì cả, chỉ đơn giản như vậy thôi… thì tự nhiên mình vô niệm. Chỉ vậy thôi.
*** “Vị thầy” còn nói nhiều cái, có cái đúng có cái sai nên phân tích nữa thì chắc hết làm ăn gì luôn. Rồi banh chành bài giảng của người ta luôn. Như vậy cũng vô duyên.
Em viết bài này không phải vì “vị thầy” kích thích mọi người thưởng tiền cho ông ấy, nên em kỳ thị và bóc ra. Em cảm thấy đó là bình thường. Em cũng hay xin tiền mọi người, thỉnh thoảng nổi hứng xin chẳng vì gì cả.
Chỉ là nhiều bạn bè face em đang tò mò về “vị thầy” ấy. Trong khi xem xét các bài giảng, em cũng thấy nhiều chỗ đúng, hay, nhưng khi nhiều chỗ sai được cài vào, những người thiếu cảnh giác, thiếu nền tảng… sẽ bị cuốn theo luôn và kết quả là gì?
Mỗi ngày họ không sáng hơn, mà bị cuốn vào hổ lốn lý thuyết và cao siêu và tung hô và mù mịt.