

Lấy tiền mua rượu cho chàng uống chơi.“
(Ca dao)
Tuy nhiên, rượu vào thì lời ra, thần trí không còn tỉnh táo. Có người vì nghiện rượu mà bê tha, đánh mất chính mình:

Công dụng của rượu thuốc

“Tay tiên chuốc chén rượu đào
Đổ đi thì tiếc, uống vào thì say“.
(Ca dao)

- Cơ địa mình có hợp với rượu không?
- Liều lượng bao nhiêu là an toàn?
- Cách dùng như thế nào?
- Có nhất thiết phải dùng rượu (rượu thuốc) không?
Bởi vì như bạn biết đấy, rượu thuốc cũng là một loại thuốc có dược tính cao và nếu dùng quá liều thì nó sẽ phản tác dụng. Trên thế giới đã có rất nhiều trường hợp ngộ độc, tử vong, vô sinh… vì dùng rượu thuốc sai cách.
Người xưa có câu” “Tửu năng hành huyết, tửu năng tà“, có nghĩa là: rượu có thể giúp máu huyết lưu thông nhưng cũng có thể gây hại. Chỉ có người dùng thông minh mới có được lợi ích tuyệt vời mà rượu mang lại. Ngược lại, những người lạm dụng rượu thì sẽ trở thành nạn nhân của rượu – nói đúng hơn là của chính mình.
***

Những lưu ý khi dùng rượu thuốc
Rượu và rượu thuốc đã có mặt trong rất nhiều phương diện của đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, có những lưu ý khi dùng rượu mà chúng ta không thể bỏ qua, đó là:
1. Không phải rượu thuốc nào cũng uống được
Rượu thuốc có loại vừa thoa ngoài da, vừa làm thuốc uống nhưng cũng có loại chỉ để uống và có loại chỉ để xoa bóp ngoài da.
Được biết, đa phần các loại rượu xoa bóp đều có độc, ví dụ như rượu hùng hoàng là loại có độc, vì vậy, khi dùng thì chỉ bôi thoa ngoài da nhằm mục đích sát trùng.
2. Có những trường hợp không nên dùng rượu vì sẽ gây hại cho sức khỏe, đó là:
- Trẻ nhỏ.
- Những người sắp có ý định sinh con.
- Các bà bầu, bà mẹ sau sinh và đang cho con bú.
- Người hút thuốc lá, bị bệnh gan, bệnh cao huyết áp, tiểu đường, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, lao phổi, loét dạ dày, gãy xương, bệnh ngoài da, mụn nhọt, bệnh gút…
- Người dị ứng và mẫn cảm với rượu.
3. Không nên uống quá nhiều rượu bổ
Người xưa khuyên chúng ta chỉ nên dùng rượu thuốc khi cần điều trị bệnh và nếu dùng rượu bổ thì nên dùng có chừng mực theo chỉ dẫn của thầy thuốc, không nên uống liên tục vì sẽ gây hại cho cơ thể.
Chẳng hạn, uống quá nhiều rượu bổ nhân sâm dễ gây chướng bụng và mất cảm giác thèm ăn; uống nhiều rượu bổ nhung hươu có thể khiến chảy máu mũi, sốt và nóng cồn cào…
4. Không nên uống hoặc kết hợp tùy tiện
Bản chất của rượu thuốc chính là một loại thuốc. Vì vậy, chúng ta không được uống bừa bãi, tùy tiện.
Trước khi uống, bạn phải đảm bảo tình trạng sức khỏe của mình phù hợp với loại rượu thuốc đó cũng như cần hiểu rõ tính chất, công dụng, liều dùng của nó (có nhiều loại rượu thuốc sẽ có tác dụng phụ, có nhiều loại dược liệu ngâm rượu cần sao lên rồi mới ngâm…).
5. Chọn rượu chất lượng và đúng nồng độ để ngâm
Ngâm rượu thuốc, điều tối kỵ là rượu kém chất lượng vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thang thuốc, thậm chí còn có thể gây ngộ độc nếu dùng rượu giả.
Hiện nay, đa phần các thang rượu thuốc đều dùng rượu trắng từ 50 – 60 độ để ngâm vì nếu dùng rượu có nồng độ thấp thì khó hòa tan được các hoạt chất có trong thuốc.
Ngược lại, nếu dùng rượu có nồng độ quá cao thì lại làm chất thuốc cứng lại (vì cồn trong rượu sẽ hút hết lượng nước ít ỏi có trong thuốc), vì vậy, quá trình hòa tan dược chất cũng sẽ kém hiệu quả .
Tuy nhiên, cũng cần nói rằng, với những người uống rượu kém thì có thể dùng rượu hoa quả, rượu nếp hoặc rượu trắng có nồng độ thấp để ngâm. Hiển nhiên, nếu dùng các loại này thì thời gian ngâm phải dài hơn.
6. Dùng rượu thuốc còn phải tùy vào tình trạng sức khỏe người bệnh, chẳng hạn như:
- Với những người lớn tuổi, khí huyết hư nhược thì nên dùng loại rượu thuốc bổ cả khí và huyết, đồng thời liều dùng cũng phải giảm xuống (tuy nhiên, với những người lớn tuổi mà sức khỏe vẫn cường tráng thì liều dùng có thể tăng lên một chút theo hướng dẫn của thầy thuốc).
- Những người gầy yếu, hay bị bốc hỏa do âm suy khí hư, tân dịch tổn thì nên dùng rượu thuốc có tác dụng tư âm bổ huyết.
- Với những người ngày thường hay uống rượu thành quen thì khi dùng rượu thuốc, ta phải gia tăng liều lượng lên một chút theo hướng dẫn của thầy thuốc (không tăng quá nhiều, nhất là những loại rượu có chứa một lượng độc nhỏ như rượu rắn…). Ngược lại, với những người ngày thường ít uống rượu thì ta nên dùng với liều ít hơn liều quy định rồi từ từ tăng lên cho đúng liều lượng (đồng thời có thể dùng nước sôi để nguội hòa loãng với rượu cho dễ uống).
- Với những chị em phụ nữ đang có kinh (mà kinh nguyệt vẫn bình thường) thì không nên uống các loại rượu thuốc có tính hoạt huyết.
7. Uống rượu cũng cần kiêng cử, ghi chú
Khi uống rượu cũng như rượu thuốc thì không được dùng cùng các loại thuốc khác (nhất là thuốc tây) vì nhiều loại thuốc khi uống cùng với rượu sẽ gây hại cho cơ thể, thậm chí gây tử vong.
Bên cạnh đó, có những bài thuốc rượu còn yêu cầu người uống phải kiêng cử một số món ăn nhất định.
Ngoài ra, nếu bạn ngâm rượu tại nhà thì các keo rượu thuốc cũng cần được dán giấy, ghi rõ tên, công dụng, liều dùng và hạn dùng để tránh dùng nhầm và tránh dùng quá liều (cũng như các hậu quả không đáng có khác).
***
Rượu là sản phẩm tinh hoa của nhân loại nhưng không phải là loại thức ăn, thức uống có thể tiêu thụ hàng ngày. Nếu biết cách dùng, rượu có thể giúp làm đẹp, trị bệnh, nấu ăn, tăng thêm hương vị cho cuộc sống…
Ngược lại, nếu dùng sai cách, lạm dụng hoặc để bị nghiện thì rượu sẽ là “thuốc độc” giết chết cả linh hồn và thể xác, tàn phá cơ thể người uống lẫn hạnh phúc gia đình.
“Khi say đánh bậy nhau rồi
Tỉnh ra mới biết là người anh em”.
(Ca dao)
Tư liệu tổng hợp
- Rượu trắng, https://vi.wikipedia.org/wiki/R%C6%B0%E1%BB%A3u_tr%E1%BA%AFng
- Những câu ca dao, tục ngữ đặc sắc nhất về rượu, https://stthay.net/bai-viet/nhung-cau-ca-dao-tuc-ngu-dac-sac-nhat-ve-ruou.html
- Mẫn Đào, 999 bài thuốc ngâm rượu, trang 5 – 37.
- Dùng rượu thuốc thế nào cho đúng cách?, https://www.qdnd.vn/van-hoa-giao-duc/dien-dan-van-hoa-ruou-bia/su-dung-ruou-thuoc-khong-dung-co-the-chuoc-hoa-vao-nguoi-645929
Xem thêm: Trái mơ miền Bắc có công dụng gì?