Tại sao chúng ta lại yêu Đức Chúa Trời? Vì ông ấy không gây vướng víu cho chúng ta.
Thật ra, yêu người bên cạnh mình cũng như yêu Chúa, nhưng vấn đề là: nếu bạn bắt đầu yêu người bên cạnh mình, bạn sẽ bắt đầu vướng vào đủ thứ vấn đề.
Vì vậy, Bhakti Yoga đã chuyển trọng tâm của bhakti sang một thứ gì đó xa vời, để bạn không bị vướng víu.
Vì vậy, việc bhakti có dành cho những người xung quanh bạn hay thế giới xung quanh bạn, Chúa của bạn hay Guru của bạn, đó không phải là vấn đề.
Đối tượng của bhakti là gì không quan trọng.
Cường độ cảm giác của bạn mới là điều quan trọng.
Đó là cường độ mà bạn có thể cảm nhận được sự tận tâm.
Bhakti có nghĩa là tận tâm, cũng có nghĩa là tan biến.
Bởi vì con đường của sự tận tâm là con đường của sự tan biến.
Vì vậy, khi bạn chọn một Guru hay một Thượng đế thì bạn sẽ không bị vướng víu.
Đó là một mối tình an toàn bởi vì ngay cả khi bạn cố gắng vướng vào họ, họ cũng không vướng bận với bạn.
Vì vậy, chuyển trọng tâm của chúng ta sang Guru hay Thượng đế là vì: đó là một mối tình rất an toàn.
Bạn có thể cảm nhận bằng tất cả cường độ của mình và họ sẽ không bị cuốn vào.
Bây giờ, để có được cảm giác mãnh liệt, bạn cần một đối tượng mà bạn tìm kiếm – thứ gì đó mà bạn nhìn nó cao hơn chính mình. Chỉ khi đó, bạn mới có thể có sự mãnh liệt đó trong bạn.
Mặt khác, nếu nó trở nên quá cao thì sẽ không có tình yêu, chỉ có sự tôn kính.
Vì vậy, nói chung, một guru chỉ đóng một vai trò ở trên cao tại một thời điểm nào đó. Còn lúc khác, anh ấy cũng như bạn.
Vì vậy, có khi bạn không biết mình nên tách bản chất người ra khỏi Guru hay chiết ra Thượng Đế từ Guru đó.
Vì vậy, đây là một sự kết hợp tốt, bởi vì bây giờ, bạn có thể yêu vị Guru ấy như một người đàn ông, đồng thời, bạn cũng có thể nhìn lên anh ta.