• Thảo dược
  • Làm đẹp
  • Món ngon dễ làm
  • Sức khỏe
  • Góc trồng cây
  • Trà dư tửu hậu
  • Sáng tác văn học
  • Kinh nghiệm cá nhân
  • Yêu
  • Sống

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Trà dư tửu hậu » Vì sao ngày Tết, người Việt Nam hay ăn dưa hành củ kiệu?

Vì sao ngày Tết, người Việt Nam hay ăn dưa hành củ kiệu?

21/01/2021 26/02/2021 Cây Hoa Lá

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh“

Đó là câu đối quen thuộc mà người Việt Nam xưa hay treo vào ngày Tết. Ngày nay, tục lệ treo câu đối không còn phổ biến như trước nhưng thói quen ăn dưa hành, củ kiệu của người Việt thì vẫn còn.

Bạn có biết vì sao khi điểm danh những món ngon ngày Tết thì lại không thể bỏ qua dưa hành củ kiệu không?

Dưa kiệu ngày Tết
Dưa kiệu ngày Tết

Bạn biết đấy, Tết cổ truyền là lúc người phương Đông dành những gì tốt đẹp nhất cho gia đình và “dĩ thực vi tiên” – chuẩn bị những món ăn ngon là cách cụ thể nhất để thể hiện tình yêu thương ấy.

“Ngày xuân là Tết ăn chơi”. Thế nhưng, ăn uống nhiều quá thì lại sinh ra chướng bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Chính vì thế, ông bà ta từ xưa đã biết cách kết hợp khéo léo sao cho món ăn này hỗ trợ món ăn kia để giúp dễ tiêu và đỡ ngán hơn.

Mâm cơm ngày tết

Đặc biệt, dưa hành củ kiệu là món lên men, có vị chua ngọt dễ ăn và tự thân hai thành phần này cũng đã có nhiều chất xơ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Không chỉ thế, đây còn là món ăn giúp gan đỡ mệt hơn khi cơ thể liên tục nạp những thức ăn dầu mỡ.

Và cũng thật thú vị khi so sánh nét đẹp ngày Tết của người miền Bắc với người miền Nam. Nếu như ở xứ hoa đào, dưa hành và bánh chưng là bộ đôi ẩm thực không thể thiếu ngày xuân thì ở xứ hoa mai, củ kiệu và bánh tét cũng là hai món thường trực mà nhà nào cũng sẵn dành đón Tết.

Dưa hành củ kiệu ngày xuân
Dưa hành – bánh chưng
Củ kiệu - bánh tét
Củ kiệu – bánh tét

Và bạn biết đấy, cái củ kiệu và củ hành tím vừa cay vừa nồng, vậy mà khi đi qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ, nó lại ngọt giòn và chua chua đúng điệu!

Ai bảo con gái càng chanh chua thì muối củ kiệu càng ngon? Này, các anh hãy nhìn xem, bao nhiêu tâm tình gói ghém trong keo kiệu muối – nồng, mặn, chua, cay rồi mới chắt chiu từng miếng ngọt ngào!

Củ kiệu
Củ kiệu

Và ngộ thay, cái củ kiệu ta phơi vừa đủ độ, hơi héo hơi mềm nhưng khi cho vào ngâm giấm, nó lại trở nên giòn cứng tự nhiên. Không biết có phải vì đang thiếu nước mà gặp nước thì củ kiệu trương ra, hay tại nghe tiếng nhạc xuân và tiếng cười giòn của cô gái nhà bên mà lòng củ kiệu trắng tinh cũng vui hớn hở?

Dưa kiệu muối
Dưa kiệu muối chua ngọt

Bóng bẩy, trắng nõn… vị thì vừa đủ chua ngọt, chất thì vừa đủ dai giòn. Dưa hành củ kiệu đã trở thành món ăn mà thiếu nó thì không thể tận hưởng trọn vẹn hương vị ngày xuân của người dân đất Việt.

Không biết bạn có cảm thấy điều này không? Lúc ngồi trước những bữa ăn thịnh soạn đầy đủ thịt, cá, chả, nem…, khề khà chén rượu hay tán gẫu với bạn bè; trong vô thức, tay bạn lại gắp vào dĩa gỏi (mà ngày xuân thì chắc chắn là gỏi củ kiệu dưa hành; đặc biệt hơn thì có thêm ngó sen, củ sen, bắp cải, cà rốt… và vài lát tỏi).

Hình như cơ thể chúng ta cũng biết tự cân bằng, nhắc nhở chính mình giữa những món ăn khó tiêu và dễ tiêu, bổ béo và thanh đạm… Để rồi, trong không khí đất đời rộn ràng mùa xuân, nhà nhà tràn ngập yêu thương ấy; những món ăn cổ truyền lại hiện lên thật ấm cúng, đậm đà.

Bữa ăn ngày Tết Việt Nam
Bữa ăn ngày Tết Việt Nam

Và sẽ thật thiếu sót nếu nói rằng ai cũng có thể ăn dưa hành củ kiệu. Trên thực tế, có nhiều trường hợp không nên ăn những món ăn này, đó là người bị cao huyết áp, người bị viêm loét dạ dày, tá tràng và các bà bầu. Đặc biệt là các bà bầu, nếu ăn nhiều dưa hành củ kiệu thì sẽ dễ bị tiểu đường thai kỳ, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa hoặc tăng huyết áp…

Cuối cùng, xin được giới thiệu với bạn đọc bài thuốc từ củ hành tím của lương y Nguyễn Công Đức. Đây là bài thuốc đơn giản giúp giảm mỡ xấu, chống xơ vữa mạch máu, ổn định đường huyết và phòng ngừa bệnh gút.

Cách làm như sau: lấy 200 g củ hành tím bóc bỏ vỏ ngoài, rửa sạch rồi xắt lát ngang, sau đó cho vào keo thủy tinh, đổ thêm 750 ml rượu vang (rượu nho) vào và ngâm một tuần. Sau một tuần, ta có thể chắt nước ấy uống (mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần uống 30 ml).

Tham khảo: Dưa hành củ kiệu ngày Tết (L.Y Nguyễn Công Đức), https://www.youtube.com/watch?v=wvYhED5kl2A, ngày truy cập: 21/ 01/ 2021.

 

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
Post Views: 46

Bài viết liên quan

Thải độc gan với trà nhuận gan của lương y Nguyễn Công Đức
Gảy đàn cổ cầm
Cảm nhận khi nghe Văn Thủy Thiền Tâm – cổ cầm
Thất huyền cầm
Những điều cấm kỵ khi chơi cổ cầm (lục kỵ, thất bất đàn)

Chuyên mục: Trà dư tửu hậu

Bài viết trước « Củ gừng có giúp giảm cân không? 3 nghiên cứu quốc tế về củ gừng
Bài viết sau Ba phẩm chất của người tôn quý, ai có được hãy trân trọng »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Phụ nữ

Nên tha thứ hay là quên?

23/06/2022

Yoga

Sống thông minh là như thế nào?

23/06/2022

Phụ nữ đẹp

Bạn là người có cảm xúc hay không có cảm xúc?

20/06/2022

Thải độc gan với trà nhuận gan của lương y Nguyễn Công Đức

19/06/2022

Thiền định - thông minh

Cơ chế vận hành nghiệp lực và cách vượt ra khỏi nghiệp

19/06/2022

Yoga

Tinh hoa của Yoga – cách để sống trọn vẹn

17/06/2022

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!