• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

💗💗💗💗💗💗💗GIÁ 99 k/ quyển 💗💗💗💗💗💗🌿🌿🌿🌿NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA MÌNH NHÉ 🌿🌿🌿🌿

Sách Tư duy thành công trong mọi ngành nghề bài học từ Sadhguru
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Vỏ bưởi, tép bưởi có tác dụng gì, được dùng làm gì? (Citrus maxima)

Vỏ bưởi, tép bưởi có tác dụng gì, được dùng làm gì? (Citrus maxima)

25/01/2020 03/03/2022 Cây Hoa Lá

Vỏ bưởi, tép bưởi (Citrus maxima) có thể điều trị những bệnh gì? Ăn tép bưởi mang lại lợi ích gì và những người nào không nên dùng bưởi?

Nội dung chính ⇒

  • Vỏ bưởi giúp xua đuổi muỗi
  • Cách dùng vỏ bưởi
  • Công dụng của vỏ bưởi
  • Thành phần dinh dưỡng của tép bưởi
  • Ăn bưởi có tác dụng gì?
  • Cần lưu ý gì khi dùng vỏ bưởi, tép bưởi (Citrus maxima)?
  • Cây bưởi có tên khoa học là gì?
  • Tư liệu tổng hợp

Vỏ bưởi giúp xua đuổi muỗi

Đó là một thời, cứ mỗi buổi chiều, mẹ tôi lại lấy vỏ dừa khô đốt lên cho khói bay mịt mù để xua đuổi muỗi. Kỷ niệm về cuộc sống ngày ấy, tuy nghèo khó nhưng hiện lên thật ấm cúng, thật đẹp.

Bây giờ, khi có ai hỏi về những thứ giúp xua đuổi muỗi, bất giác trong tiềm thức tôi lại hiện lên những đám khói trắng ấy.

Tuy nhiên, trên thực tế, so với vỏ dừa khô thì vỏ bưởi khô đốt lên sẽ giúp xua đuổi muỗi tốt hơn (mặc dù khói của chúng đều khó chịu như nhau).

Vỏ bưởi phơi khô (phơi âm can) Citrus maxima
Vỏ bưởi khô (chỉ phơi gió cho khô dần, không phơi dưới ánh nắng trực tiếp để tránh hao hụt tinh dầu)

Thế nhưng, nói về vỏ bưởi thì không chỉ là công dụng đuổi muỗi. Trong y học cổ truyền, vỏ bưởi chính là vị thuốc khá quen thuộc với tên gọi cam phao.

Cách dùng vỏ bưởi

Khi dùng vỏ bưởi làm thuốc, cần lưu ý lựa chọn những quả bưởi sạch, an toàn, rửa sạch rồi gọt bỏ phần phao xốp trắng mềm bên trong, chỉ lấy lớp vỏ bên ngoài, thái mỏng và phơi âm can cho khô (tức phơi gió cho khô dần, tránh ánh nắng trực tiếp).

Vỏ bưởi làm thuốc (vỏ tươi)
Vỏ bưởi làm thuốc

Công dụng của vỏ bưởi

Vỏ bưởi vị cay, đắng, có mùi thơm và có tính ôn, bình. Theo y học cổ truyền, nước sắc vỏ bưởi có tác dụng:

  • Thúc đẩy máu huyết lưu thông, làm tan cơn uất hơi trong lồng ngực.
  • Điều trị ho, đờm tích đọng ở họng và phế quản.
  • Giúp dễ tiêu hóa, điều trị khó tiêu (5).

Cách dùng: lấy vỏ bưởi khô sao lên, sắc uống từ 4 – 12 g mỗi ngày (5).

Vỏ bưởi phơi khô (phơi âm can)
Vỏ bưởi khô (phơi âm can)

Bên cạnh đó, để điều trị viêm dạ dày và viêm ruột cấp tính, có thể lấy 10 g vỏ bưởi (vỏ ở quả già), 5 g lá trà và 2 lát gừng rồi nước uống, mỗi ngày một lần (3).

Ngoài ra, vỏ bưởi nấu nước tắm còn giúp sát trùng cho da và giúp các mạch máu tuần hoàn tốt hơn (3).

Thành phần dinh dưỡng của tép bưởi

Tép bưởi chứa lượng vitamin C rất cao (61 mg/ 100 g tép tươi) và có thể đáp ứng đến 73 % nhu cầu vitamin C mỗi ngày ở người trưởng thành. Ngoài ra, trong thịt quả bưởi còn chứa các vitamin B1, B2, B3, B6, các khoáng chất như Sắt, Magie, Mangan, Phốt pho, Na tri, Kẽm… cùng đường, chất xơ và chất béo (1).

Bưởi Năm Roi, trái cây đặc sản Tây Nam Bộ
Bưởi Năm Roi, trái cây đặc sản Tây Nam Bộ

Ăn bưởi có tác dụng gì?

Bưởi là loại quả rất tốt cho sức khỏe, vừa ngon miệng lại vừa ngăn ngừa được các bệnh do thiếu vitamin C. Trên thực tế, dùng bưởi đúng cách không chỉ giúp giảm thiểu bệnh tật mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.

Theo y học cổ truyền, tép bưởi có vị ngọt chua, tính hàn, có tác dụng khai vị, lọc máu, giúp nhuận tràng, dễ tiêu và làm giảm mệt mỏi. Với những người bị suy mật, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, tim mạch hay béo phì, tiểu đường thì ăn tép bưởi mỗi ngày cũng có tác dụng rất tốt.

Bưởi đào
Bưởi đào

Ngoài ra, ăn tép bưởi còn giúp giảm ho, sạch miệng và tăng sức đề kháng cho cơ thể (2) (3) (4).

Cần lưu ý gì khi dùng vỏ bưởi, tép bưởi (Citrus maxima)?

1. Bưởi có tính hàn nên những người tỳ vị hư hàn hay bị phong hàn (gây cảm mạo có đờm) không nên dùng (6).

2. Không nên ăn quá một trái bưởi mỗi ngày và không nên ăn vào buổi sáng, lúc đói (6).

3. Không ăn bưởi ngay sau khi uống rượu và hút thuốc (6).

4. Nên ăn tép bưởi thay vì ép lấy nước uống để giúp cơ thể hấp thu được lượng chất xơ hữu ích có trong tép bưởi (6).

5. Người suy nhược do can hỏa nhiệt không nên dùng bưởi (5).

6. Phụ nữ mang thai, người đang bị tiêu chảy, thiếu máu và đường máu thấp cũng không nên dùng (3).

7. Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.

Cây bưởi có tên khoa học là gì?

Cây bưởi có tên khoa học là Citrus maxima, thuộc họ Cam chanh: Rutaceae (1).

Bưởi là một trong những loại cây ăn quả phổ biến nước ta với nhiều giống cây nổi tiếng như bưởi Năm Roi, bưởi da xanh… Lá bưởi rất thơm và thường được dùng làm lá xông giải cảm.

Bưởi lễ dâng Phật (bưởi ép khuôn từ bưởi Năm Roi) Citrus maxima
Bưởi lễ dâng Phật – bưởi lễ Cát Tường

Tương tự như dừa và dưa hấu, quả bưởi cũng được ép khuôn để tạo ra các kiểu dáng với ý nghĩa riêng. Trong đó, có thể kể đến bưởi lễ “Chắp tay bái Phật” khá nổi tiếng trong những năm gần đây, có hình dáng hai bàn tay ôm lấy chiếc bình với ý nghĩa kính dâng lòng thành tâm cho đức Phật.

Bưởi lễ dâng Phật (Citrus maxima) - beautiful pomelo
Bưởi lễ dâng Phật – bưởi lễ Cát Tường cực đẹp mắt

Ngoài công dụng làm thức ăn, làm thuốc và trưng bày, trang trí, quả bưởi còn được chế biến thành các món ăn như chè bưởi, mứt vỏ bưởi (rất ngon!).

Mứt vỏ bưởi, món ăn ngon từ quả bưởi
Mứt vỏ bưởi

Xem thêm: Lá bưởi, hoa bưởi được dùng làm gì và có thể chữa bệnh không?

Tư liệu tổng hợp

  1. Bưởi, https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C6%B0%E1%BB%9Fi
  2. Minh Hạnh (biên soạn), Chữa bệnh bằng rau củ quả và động vật, NXB Văn hóa thông tin, trang 92.
  3. Vương Ngọc Điển, Trái cây chữa bệnh, NXB Phụ nữ, trang 24.
  4. Võ Văn Chi, Cây thuốc An Giang, Ủy ban Khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, trang 68.
  5. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 274.
  6. Lưu ý khi ăn bưởi, trang cafebiz.vn.
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 159

Bài viết liên quan

Lá cách non
Lá cách làm gì ngon? Món ăn từ lá cách
Cà phê kỵ gì
Cà phê kỵ gì? 3 món không nên ăn khi đã uống cà phê
Đường phèn
Đường phèn có tốt như nhiều người vẫn nghĩ?

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: béo phì/ ho/ mỡ máu cao/ tiểu đường/ tiêu hóa/ tim mạch

💎💎💎KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 💎💎💎🌿🌿🌿 NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ XEM NHÉ! 🌿🌿🌿

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Lá bưởi và hoa bưởi trị bệnh gì? (Citrus maxima)
Bài viết sau Vông mồng gà (osaka đỏ) là cây gì và có tác dụng chữa bệnh không? »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Sadhguru

Sự thật về Thượng đế (Sadhguru)

27/03/2023

Chúa ôm con che chở tình thương

Sadhguru trả lời: Chúa có dẫn bạn đến thiên đường không?

27/03/2023

Sadhguru Kỹ thuật nội tâm

Rơi nước mắt – một khía cạnh khác của Sadhguru – Bí mật lớn nhất của Sadhguru

25/03/2023

Chiếc nhẫn bằng đồng hình con rắn

Chiếc nhẫn bằng đồng, hình con rắn, được thánh hiến tại Isha, do Sadhguru thiết kế (giá 120 k)

11/03/2023

Hạt kim cang cho trẻ em Isha sadhguru

Hạt kim cang cho trẻ em dưới 14 tuổi, được thánh hiến tại Isha (Ấn Độ, Sadhguru đề xuất) giá 120 k

11/03/2023

Sách của Sadhguru

Sách của Sadhguru – vì sao đến nay vẫn chưa có ai dịch chính thức?

10/03/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!