Nấm kim châm là loại nấm mới được biết đến trong những năm gần đây (cùng với nấm bào ngư). Nhờ có màu trắng bắt mắt và độ dai ngon mà hiện nay, nấm kim châm đã trở thành một trong những loại nấm được ưa chuộng nhất.
Tuy nhiên, trong thời gian qua cũng đã có nhiều trường hợp ngộ độc vì nấm kim châm. Vì vậy, trong bài viết này, mình xin chia sẻ với các bạn những kiêng kỵ khi ăn loại nấm này nhé!

Nội dung chính ⇒
Nấm kim châm kỵ gì?
Đây là trường hợp mà em mình đã gặp phải, đó là: nấm kim châm kỵ nước dừa. Sau khi đi làm về, em mình mua một bọc nước dừa để uống cho giải khát, thanh nhiệt. Sau đó, em mình nấu mì cùng với nấm kim châm. Bạn biết đấy, nấm kim châm có tính hàn, nước dừa cũng tính hàn và đây là 2 thực phẩm cực Âm. Hơn nữa, em mình lại ăn vào buổi chiều tối (cũng là Âm tính). Vì vậy, em mình bị mất cân bằng âm dương và bị rối loạn tiêu hóa (chóng mặt, nôn mửa). Sau khi tự móc cổ họng để nôn hết thức ăn ra thì em mình ra tiệm, mua thêm thuốc uống.
Vì vậy, khi ăn nấm kim châm, bạn nên tránh uống nước dừa và các loại nước sâm, nước mát nói chung nhé (vì chúng đều có tính hàn, gây lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa).
Ngoài ra, nấm kim châm còn kỵ với sữa bò. Được biết, nếu dùng hai loại này cùng lúc, bạn sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, nấm kim châm cũng kỵ với thịt lừa. Nếu dùng chung, bạn sẽ bị đau thắt ngực, thậm chí tử vong.

Tác hại của nấm kim châm, ai không nên dùng nấm kim châm?
Nếu ăn nấm kim châm chưa được nấu chín (hoặc chưa chín hẳn) thì bạn sẽ bị ngộ độc nấm. Lúc này, bạn phải nôn cho hết nấm ra.
Ngoài ra, những người bao tử yếu, hay bị tiêu chảy, khó tiêu, lạnh bụng… cũng không nên ăn nấm kim châm.
Nấm kim châm có tác dụng gì?
Nấm kim châm rất tốt cho trí não và khí huyết, là loại nấm giúp giảm béo, giảm huyết áp và ngăn ngừa ung thư. Không chỉ thế, mỗi tuần ăn nấm kim châm một hoặc hai lần còn giúp cơ thể dẻo dai.
Được biết, nấm kim châm hợp với những người sau đây:
- Người dễ đau nhức, bầm tím cơ thể… nên ăn nấm kim châm.
- Người suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, cơ thể yếu ớt… nên ăn nấm kim châm.
- Người béo phì, thừa cân, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch… nên ăn nấm kim châm.
- Người bị ung thư, táo bón, thiếu máu, cao huyết áp… nên ăn nấm kim châm.
Lưu ý: Rửa sạch, nấu chín kỹ rồi mới ăn. Không ăn nấm đã bị hỏng, nhũn, nhớt… vì sẽ gây ngộ độc.

Nấm kim châm nấu với món gì?
Nếu bạn chưa biết kết hợp nấm kim châm với gì để tăng giá trị dinh dưỡng thì sau đây sẽ là gợi ý dành cho bạn:
- Kết hợp cùng đậu hũ: Nấm kim châm có tác dụng chống ung thư rất tốt, cụ thể là khống chế sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư. Trong khi đó, đậu hũ chứa nhiều đạm thực vật, giúp bồi bổ sức khỏe cho người gầy yếu và người bị ung thư.
- Kết hợp nấm kim châm cùng thịt gà: Nấm kim châm chứa nhiều chất kẽm và lysine nên tốt cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường sức sống của cơ thể. Vì vậy, chế biến nấm kim châm cùng với thịt gà (hoặc chế biến riêng và ăn cùng bữa ăn) sẽ giúp nâng cao giá trị dinh dưỡng của bữa ăn.
- Kết hợp nấm kim châm với súp lơ xanh: Bông cải xanh giúp bổ máu, ngừa cảm cúm, nâng cao khả năng giải độc của gan, ngoài ra còn giúp tăng sức đề kháng. Vì vậy, nếu kết hợp nấm kim châm và súp lơ xanh trong cùng bữa ăn thì giá trị dinh dưỡng sẽ cao hơn.
Nguồn: Thôi Hiểu Lệ, Kỵ và hợp trong ăn uống.