• Thảo dược
  • Làm đẹp
  • Món ngon dễ làm
  • Sức khỏe
  • Góc trồng cây
  • Trà dư tửu hậu
  • Sáng tác văn học
  • Kinh nghiệm cá nhân
  • Yêu
  • Sống

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Bế kinh và đau bụng kinh, nên dùng hồng hoa hay nhụy hoa nghệ tây?

Bế kinh và đau bụng kinh, nên dùng hồng hoa hay nhụy hoa nghệ tây?

11/11/2020 01/03/2022 Cây Hoa Lá

Hồng hoa và nhụy hoa nghệ tây đều có tác dụng hoạt huyết, hóa ứ nên đều có thể điều trị bế kinh. Ngoài ra, với trường hợp huyết ứ không thông gây đau bụng kinh dữ dội (không chịu được) thì ta cũng có thể dùng hai loại thuốc này.

Tuy nhiên, giữa hồng hoa và nhụy hoa nghệ tây thì nên dùng loại nào sẽ tiết kiệm, hiệu quả và tiện lợi hơn?

Nội dung chính ⇒

  • Điểm giống nhau giữa hồng hoa và nhụy hoa nghệ tây
  • Điểm khác nhau giữa hồng hoa và nhụy hoa nghệ tây
  • Tư liệu tổng hợp

Điểm giống nhau giữa hồng hoa và nhụy hoa nghệ tây

* Giống nhau:

  • Về hình dáng: Nếu chỉ nhìn sơ qua, nhiều người sẽ nhầm lẫn hồng hoa với nhụy hoa nghệ tây vì hai loại này đều ở dạng các sợi nhỏ, khi pha với nước thì cho ra màu đỏ cam. Tuy nhiên, hồng hoa thì có màu đỏ và cam, các sợi dẹt và ngắn vụn hơn nhụy hoa nghệ tây (vì hồng hoa được lấy từ các cánh hoa của cây hồng hoa còn nhụy hoa nghệ tây thì được lấy các sợi nhụy).
Hồng hoa (hoa rum) thuốc trị bế kinh
Hồng hoa (hoa rum)
Nhụy hoa nghệ tây
Nhụy hoa nghệ tây
  • Về công dụng: Hồng hoa và nhụy hoa nghệ tây đều có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, tác động lên tử cung giúp điều trị bế kinh và giảm đau bụng kinh do ứ huyết (nên bà bầu uống nhầm sẽ bị sẩy thai).
  • Liều lượng: Liều dùng của hồng hoa và nhụy hoa nghệ tây thường là 3 g, có thể sắc hoặc hãm uống như trà.
  • Mùi vị: Mùi vị của hai loại này rất nhẹ và lạt, nhìn chung đều dễ uống.
  • Lưu ý khi dùng: Các bà bầu và những người đang bị xuất huyết, rong kinh hay thấy yếu mệt trong người, đang bị bệnh, âm hao tổn… thì không được dùng. Bên cạnh đó, các chị em đang bị rối loạn kinh nguyệt (khoảng nửa tháng có kinh một lần) cũng không được dùng. Ngoài ra, không nên dùng liên tục hai loại này trong thời gian dài vì sẽ làm hao tổn cơ thể (riêng hồng hoa có hoạt tính rất mạnh, nếu dùng nhiều sẽ dẫn đến rong kinh).

Điểm khác nhau giữa hồng hoa và nhụy hoa nghệ tây

  • Tác dụng hoạt huyết: Tác dụng hoạt huyết của hồng hoa mạnh hơn nhụy hoa nghệ tây nên hay được nhắc đến với công dụng làm tan máu bầm do té ngã chấn thương và giúp trục thai bị chết non trong bụng ra. Ngoài ra, hồng hoa cũng được dùng trong trường hợp phụ nữ sau sinh máu xấu ra không hết.
  • Công dụng chủ đạo: Hồng hoa nổi tiếng với tác dụng làm tan máu ứ, điều trị bế kinh còn nhụy hoa nghệ tây nổi tiếng với tác dụng làm mát máu, giảm trầm cảm, u uất và giúp điều trị mất ngủ do trầm cảm. Ngoài ra, nhụy hoa nghệ tây cũng được biết đến là loại thảo dược có tiềm năng trở thành nguyên liệu bào chế các thuốc điều trị béo phì, huyết áp cao, máu nhiễm mỡ…
  • Tác dụng phụ: Với hồng hoa, vị thuốc này có hoạt tính mạnh nên cần dùng đúng liều và khi thấy hết bệnh thì ngưng, không được dùng thêm (khi bị bế kinh, ta uống không quá 10 lần và khi thấy có kinh lại thì ngưng, nếu uống nữa sẽ bị rong kinh). Với ngụy hoa nghệ tây, vị thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như khô miệng, hồi hộp, buồn nôn hoặc nhức đầu… Nếu dùng quá liều (hơn 5 g), người bệnh có thể sẽ trúng độc và nếu uống quá nhiều, từ 12 đến 20 g thì thuốc này có thể dẫn đến tử vong).
  • Giá cả: Hồng hoa rẻ hơn nhụy hoa nghệ tây rất nhiều lần. Ở nước ta, 1 kg hồng hoa giá sỉ chỉ khoảng từ 800 – 1  triệu đồng trong khi 1 kg nhụy hoa nghệ tây có giá từ gần 200 đến 500 triệu đồng (giá bán lẻ hai loại trên sẽ cao hơn). Hiển nhiên, vì nhụy hoa nghệ tây rất nhẹ nên mỗi lần ta chỉ dùng vài sợi là đủ.
  • Chất lượng: Hồng hoa được nhập chủ yếu từ Trung Quốc còn nhụy hoa nghệ tây thì được nhập từ nhiều nước khác nhau. Mặt khác, hồng hoa ít khi bị làm giả còn nhụy hoa nghệ tây thì dễ bị làm giả hoặc pha trộn các loại khác vào do giá cả đắt đỏ của nó.

Kết luận chung: Nếu bạn bị bế kinh, đau bụng kinh và trễ kinh do ứ huyết (thường máu kinh xấu, hôi, ít, vón cục thâm đen… và có kèm nhức lưng dữ dội) thì bạn nên dùng hồng hoa thay vì nhụy hoa nghệ tây (vì hồng hoa rẻ hơn, dễ mua hơn). Bạn có thể vào tiệm thuốc Bắc mua 30 đến 60 ngàn hồng hoa là đã đủ dùng.

Với đau bụng kinh và trễ kinh từ 5 – 10 ngày, bạn chỉ cần dùng hai hoặc ba lần mỗi tháng là sẽ khỏi (mỗi lần khoảng 3 g, tức múc khoảng 1 muỗng cafe đầy vung hồng hoa), mỗi ngày bạn uống 1 hoặc 2 lần.

Với bế kinh lâu ngày (có khi bế đến 4, 5 tháng), bạn uống liên tục mỗi ngày 1 hoặc 2 lần cho đến khi có kinh lại nhưng lưu ý không được uống quá 10 lần mỗi tháng (sau khi có kinh lại thì bạn ngưng, không được uống thêm).

Tư liệu tổng hợp

1. Nhụy hoa nghệ tây có thực sự tốt cho người dùng hiện nay?, https://cayhoala.com/nhuy-hoa-nghe-tay-co-thuc-su-tot/

2. Nhụy hoa nghệ tây điều trị được ung thư, mất ngủ và trầm cảm không?, https://caythuoc.org/nhuy-hoa-nghe-tay-dieu-tri-duoc-ung-thu-mat-ngu-va-tram-cam-khong.html

3. Hồng hoa, thuốc trị bế kinh, đau bụng kinh do ứ huyết và thai chết trong bụng không ra được, https://cayhoala.com/hong-hoa-thuoc-tri-be-kinh-dau-bung-kinh-do-u-huyet-va-thai-chet-trong-bung-khong-ra-duoc/

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
Post Views: 2

Bài viết liên quan

Ăn chay đúng cách – chia sẻ từ bác sĩ Wynn Tran và Lương Lễ Hoàng
Trà hoa hòe
Trà hoa hòe có tác dụng gì, uống có tốt không và phụ nữ mang thai dùng được không?
Bạch chỉ
Bạch chỉ là thuốc gì, có tác dụng gì và có giúp da trắng mịn không?

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: an thần/ bế kinh/ đau bụng kinh/ hoạt/ kinh nguyệt không đều/ mất ngủ/ trễ kinh

Bài viết trước « Hồng hoa, thuốc trị bế kinh, đau bụng kinh do ứ huyết và thai chết trong bụng không ra được
Bài viết sau Hoa lăng tiêu (lan tiêu) giúp tan máu bầm, điều trị bế kinh và viêm loét âm đạo »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Dầu gội thảo dược tự nhiên

Dầu gội thảo dược và 10 câu hỏi thường gặp nhất

26/05/2022

Thượng đế có thật không?

Có Thượng Đế thật không? Có thiên đàng và địa ngục không? Chết rồi sẽ về đâu?

18/05/2022

Các bài giảng của Sadhguru

Những lời dạy hay nhất của Sadhguru – phần 2

08/05/2022

Ám ảnh tình dục - liệu con người có thể vượt qua?

Nỗi ám ảnh tình dục – con người liệu có thể sống độc thân? (Sadhguru)

08/05/2022

Dầu gội thảo dược

Mua dầu gội thảo dược ở đâu? Những điều cần biết để có mái tóc khỏe đẹp

03/05/2022

Dầu gội thảo dược

Dầu gội thảo dược có tốt không?

02/05/2022

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!