• Thảo dược
  • Món ăn bài thuốc
  • Trà dư tửu hậu
  • Góc trồng cây
  • Cây có độc
  • Làm đẹp

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ về cây hoa lá!

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Hoa vạn thọ (nhãn thọ), phân loại và công dụng làm thuốc

Hoa vạn thọ (nhãn thọ), phân loại và công dụng làm thuốc

26/01/2020 13/04/2020 Cây Hoa Lá

Nhiều người thích hoa vạn thọ (nhãn thọ) vì tính dễ trồng, màu sắc tươi sáng và ý nghĩa vạn thọ của nó. Tuy nhiên, cũng có người không thích hoa này vì cho rằng mùi hương của nó hơi gắt, ngai ngái và khó chịu. Vâng, trăm hoa trăm vẻ.

Nội dung chính ⇒

  • Cây vạn thọ (nhãn thọ), loại nào được dùng làm thuốc?
  • Công dụng làm thuốc của cây vạn thọ cao (vạn thọ kép)
  • Lưu ý khi dùng hoa vạn thọ
  • Tư liệu tổng hợp

Cây vạn thọ (nhãn thọ), loại nào được dùng làm thuốc?

Cùng với hoa mai vàng và hoa cúc vàng, hoa vạn thọ đã dần trở thành một trong những loài hoa đặc trưng của ngày Tết Việt Nam.

Người nông dân bên những chậu hoa vạn thọ vàng tươi (bông nhãn thọ)
Người nông dân bên những chậu hoa vạn thọ vàng tươi

Hàng năm, vào những ngày rằm lớn hay giáp Tết, bạn có thể thấy những chiếc xe chở đầy hoa vạn thọ xuôi ngược trên khắp nẻo đường. Ở miền Nam, nhiều người gọi hoa vạn thọ là “nhãn thọ”.

Hoa vạn thọ có nhiều loại khác nhau, bao gồm những loài cùng chi Vạn thọ và những loại lai giống sau này. Mặc dù vậy, chỉ có một vài loại được biết đến với công dụng làm thuốc như vạn thọ lùn và vạn thọ cao.

"Vạn thọ lùn" (hay còn gọi là "Khổng tước thảo" 孔雀草 - Tagetes patula)
“Vạn thọ lùn” (hay còn gọi là “Cúc vạn thọ đơn”, “Đằng cúc”, “Khổng tước thảo” 孔雀草 ), thân nhánh lõa xõa, cao khoảng 40 cm, hoa nhỏ, màu vàng sẫm, tên khoa học là Tagetes patula
Cây vạn thọ cao
“Vạn thọ cao” (hay còn gọi là “Cúc vạn thọ kép”, “Vạn thọ cúc” 万寿菊 ), thân nhánh khá thẳng, cao khoảng 60 – 80 cm, hoa to và có màu vàng sáng, tên khoa học là Tagetes erecta

Hai loại vừa nêu trên đều có thể dùng làm thuốc, tuy nhiên, cây vạn thọ cao là loại được dùng phổ biến hơn và cũng có nhiều công dụng hơn. Vì vậy, trong bài viết này, Cây Hoa Lá xin được giới thiệu về loại vạn thọ cao này.

Công dụng làm thuốc của cây vạn thọ cao (vạn thọ kép)

Cây vạn thọ cao có vị đắng. Theo tư liệu y học cổ truyền, hoa và lá vạn thọ cao có các tác dụng như:

1. Điều trị mụn nhọt

Hái lá vạn thọ tươi, rửa sạch, giã nát rồi đắp ngoài da.

2. Điều trị viêm da làm mủ, viêm vú, viêm tuyến mang tai

Lấy hoa tươi, giã nát, đem trộn với giấm rồi đắp lên (4).

3. Điều trị ho gà

Lấy 15 g hoa, sắc lấy nước rồi cho thêm chút đường cát vào và uống (4).

4. Điều trị kinh phong, quai bị, hoa mắt 

Lấy 4 – 12 g lá và hoa, sắc uống mỗi ngày (2) (3).

Lưu ý khi dùng hoa vạn thọ

1. Hoa vạn thọ rất dễ bị sâu, vì vậy, khi hái bạn nên xem kỹ và chọn hoa sạch, không bị sâu bệnh. Nếu là vạn thọ mua thì các bạn nên cẩn trọng và tốt nhất là không nên dùng làm thuốc.

2. Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.

Xem thêm: Cây mai vàng có tác dụng chữa bệnh không?

Tư liệu tổng hợp

  1. Vạn thọ, https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%A1n_th%E1%BB%8D
  2. Nguyễn Văn Đàn – Vũ Xuân Quang – Ngô Ngọc Khuyến, Cây hoa chữa bệnh, NXB Y học, trang 102.
  3. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, trang 591.
  4. Võ Văn Chi, Cây thuốc An Giang, Ủy ban Khoa học và kỹ thuật An Giang, trang 178.

Bài viết liên quan

Hồng hoa
Hồng hoa trị đau bụng kinh có phải là hoa hồng không? Hồng hoa là vị thuốc gì?
Hoa lan tiêu (lăng tiêu)
Hoa lăng tiêu (lan tiêu) giúp tan máu bầm, điều trị bế kinh và viêm loét âm đạo
Ngọc trai (trân châu)
Ngọc trai (trân châu) có thực sự giúp đẹp da và điều trị bệnh?

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: chống viêm/ ho/ trị mụn

Bài viết trước « Quả cherry (anh đào) có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Bài viết sau Hương chiên đàn đã được người Trung Hoa dùng trong trị liệu từ khi nào? »

Sidebar chính

Bài viết nổi bật

Hoa

Phân biệt 5 loại hoa: vô ưu, sa la, ưu đàm, ngọc kỳ lân và vàng anh lá bé

24/11/2020

Đường thốt nốt nguyên chất mua ở đâu

Đường thốt nốt truyền thống, không hóa chất được bảo quản bằng gì?

15/10/2020

Sương sâm

Cách vò lá sương sâm làm thạch và công dụng của sương sâm

14/09/2020

Cây sương sâm mua ở đâu cách ươm cây sương sâm

Cách ươm hạt, giâm cành, nhân giống cây sương sâm (lá lông và lá trơn)

01/07/2020

Cách nấu sâm bổ lượng ngon nhất và chi tiết từng bước (lưu lại để dùng)

25/06/2020

Nhang đàn hương

Hương chiên đàn đã được người Trung Hoa dùng trong trị liệu từ khi nào?

03/02/2020

hoa-xac-thoi

Những loài hoa lớn nhất, nhỏ nhất và chậm ra hoa nhất trên thế giới

07/01/2020

Cây và trái si rô

Cây si rô là cây gì? Công dụng và cách nhân giống cây si rô (Carissa carandas)

31/12/2019

Cây quế trong ca dao, thơ ca là những cây gì?

07/12/2019

“Cây quế cung trăng”, tương truyền có phải là cây mộc hương?

03/12/2019

Chiên đàn thụ và tượng Phật

Hình tượng cây chiên đàn hay chính là hoàng thân Miên Thẩm? (Chiên đàn thụ)

26/11/2019

Trương Chi

Chén bạch đàn trong truyện Trương Chi được làm từ gỗ gì? (đàn hương)

23/11/2019

Nhất chi mai (Nhị độ mai)

“Đêm qua sân trước một nhành mai” có phải là cây Nhất chi mai?

22/11/2019

Dưa hành củ kiệu

Vì sao ngày Tết, người Việt Nam hay ăn dưa hành củ kiệu?

21/01/2021

Củ gừng

3 nghiên cứu về tác dụng giảm cân của gừng

03/01/2021

Sương sâm hạt é

Cách giảm cân từ củ gừng, rau cần tây và sương sâm, hạt é

31/12/2020

NHẬN BÀI VIẾT MỚI QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Copyright © 2021 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Đăng nhập