• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH NHÉ 🔔🔔

Cùng mình hoàn thiện bản thân
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Sức khỏe » 10 lối sống sẽ khiến bạn chết dần chết mòn, tránh càng sớm càng tốt

10 lối sống sẽ khiến bạn chết dần chết mòn, tránh càng sớm càng tốt

25/06/2021 25/07/2021 Cây Hoa Lá

Bạn có biết không, rèn luyện và bảo dưỡng sức khỏe là một điều rất quan trọng.
Mình biết một người, vì làm quá sức mà tử vong khi tuổi còn rất trẻ.
Thật vậy, rất nhiều người trong chúng ta đang tự hủy hoại chính mình mà không hay biết, đến khi đối diện với sinh tử thì mới hối hận muộn màng.
Dưới đây là 10 lối sống nguy hại mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra:

Nội dung chính ⇒

  • 1. Thức khuya – lối sống cực kỳ có hại
  • 2. Ít khám bệnh, ít chú ý tình trạng sức khỏe bản thân
  • 3. Tình dục quá độ
  • 4. Thích tốc độ – lối sống đầy rủi ro, nguy hiểm
  • 5. Hay tức giận, lo lắng
  • 6. Lười đọc
  • 7. Hay uống rượu bia
  • 8. Hay ăn vặt
  • 9. Hút thuốc lá
  • 10. Nghiện ti vi, điện thoại
  • Tư liệu tham khảo

1. Thức khuya – lối sống cực kỳ có hại

Có một lần mình thức giấc vào lúc 2 giờ sáng và đăng một status vu vơ lên Facebook rồi ngủ tiếp. Thế nhưng, chưa kịp ngủ thì đã thấy có người like. Vài phút sau, vài người khác bắt đầu like và lúc ấy mình phát hiện ra: giới trẻ ngày nay ngủ rất trễ.
Tác hại của thức khuya - lối sống kém lành mạnh
Thức khuya rất hao tổn sức khỏe
Nếu bạn sống ở các thành phố, bạn sẽ thấy rằng vào lúc 2 giờ sáng, ngoài đường phỗ vẫn còn rất nhiều người làm việc, ăn uống, vui chơi…
Và bạn có biết, con người tồn tại trong sự tương giao với vũ trụ: ban ngày hoạt động và ban đêm nghỉ ngơi. Nếu thường xuyên sống “chệch giờ” với vũ trụ, cơ thể bạn sẽ gặp phải một số trục trặc nào đó (nếu không thì cũng khó duy trì sức khỏe bình thường).
Không chỉ thế, theo các chuyên gia, những người thức khuya, thiếu ngủ sẽ dễ bị béo phì, tiểu đường, ung thư… và tinh thần lẫn độ tập trung cũng kém.

2. Ít khám bệnh, ít chú ý tình trạng sức khỏe bản thân

Nhiều người rất sợ phải đi khám bệnh (vì sợ rằng khám xong sẽ “bể” ra nhiều bệnh khác).
Khám sức khỏe định kỳ là cách kiểm soát bệnh tốt nhất
Khám sức khỏe định kỳ là cách kiểm soát bệnh tốt nhất
Thậm chí, theo mình được biết, rất nhiều chị em phụ nữ bị bế kinh nhiều tháng liền mà vẫn không đi khám bệnh. Trong khi đó, có rất nhiều loại thuốc giúp điều trị bế kinh rất hay (như hồng hoa – hoa rum chẳng hạn ).
Và nhiều người, sau một thời gian bỏ bê bản thân, bỏ lỡ các dấu hiệu bệnh tật mà cơ thể cảnh báo thì mới phát hiện ra mình bị ung thư.
Vì vậy, chú ý nhiều hơn đến sức khỏe bản thân sẽ giúp bạn phát hiện bệnh tật sớm hơn, có nhiều phương án để điều trị hơn, kết quả điều trị cao hơn và chi phí cũng rẻ hơn.

3. Tình dục quá độ

Tình dục là bản năng của con người và nó không có gì là xấu. Tuy nhiên, nếu tình dục quá độ, bạn sẽ dễ bị đau lưng, suy yếu thận, bủn rủn mất sức, tinh thần kém tập trung, hao tổn tinh khí…
Tình dục quá độ
Để hạn chế tình dục quá độ, bạn có thể tạo thêm cho mình các sở thích khác để “đánh lạc hướng” tâm trí.
Ngoài ra, mỗi ngày ăn 20 g rau răm cũng làm giảm ham muốn tình dục (tuy nhiên, cách này không nên lạm dụng trong thời gian dài và thông thường chỉ dùng cho các cánh đàn ông đang có vợ hậu sản, cần kiêng quan hệ tình dục trong thời gian đầu).

4. Thích tốc độ – lối sống đầy rủi ro, nguy hiểm

Vâng, đây là lối sống có thể dẫn con người đến nghĩa trang bất cứ lúc nào. Đua xe, chạy xe tốc độ cao… hay chơi các môn thể thao cảm giác mạnh, tốc độ cao đều tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro của nó.

5. Hay tức giận, lo lắng

Khi não của bạn căng thẳng (stress, tức giận, suy nghĩ tiêu cực…), cơ thể của bạn sẽ yếu đi.
Tức giận
Lúc này, các tuyến nội tiết (đặc biệt là tuyến thượng thận) sẽ bị áp lực và kiệt sức. Vì vậy, hệ miễn dịch của cơ thể cũng kém hiệu quả và hình thành bệnh tật.
Ngoài ra, căng thẳng và lo âu còn là nguyên nhân gây đau dạ dày, khó tiêu, ăn không ngon, mất ngủ… và cao huyết áp

6. Lười đọc

Bạn có biết, hội chứng mất trí nhớ ở người già chính là hậu quả của việc lười hoạt động não bộ (lười tư duy) khi còn trẻ không?
Mặt khác, việc đọc sách báo, tư duy, xử lý tình huống… sẽ giúp não khỏe mạnh và phòng ngừa tốt hơn hội chứng này (hội chứng mất trí nhớ Alzheimer).

7. Hay uống rượu bia

Rượu vang (rượu nho) dù có lợi cho sức khỏe nhưng nếu uống quá nhiều thì cũng trở thành có hại.
Uống rượu - lối sống tàn phá cơ thể
Huống chi, rượu và bia mà chúng ta hay uống hàng ngày vốn dĩ đã có hại, vậy mà nhiều người vẫn lấy bia rượu ra làm thước đo mức độ xã giao!
Và như bạn đã biết, uống nhiều rượu bia còn làm tổn thương gan, gây bệnh tiểu đường và nhiều bệnh khác.

8. Hay ăn vặt

Đồ ăn vặt ngon! Vâng, thực sự như vậy. Tuy nhiên, chúng lại chứa nhiều đường và chất béo nên ăn nhiều sẽ dẫn đến béo phì, nóng nhiệt, nổi mụn,bệnh tim mạch và các bệnh liên quan.

9. Hút thuốc lá

Vâng! Thuốc lá là kẻ thù của sức khỏe, được mệnh danh là “khẩu súng khói”, là “que ung thư”.
Bởi vì chỉ cần bạn hút một điếu thuốc thôi thì huyết áp của bạn cũng đã tăng đáng kể và tuổi thọ của bạn cũng đang giảm đi một phần (vì khói thuốc lá có chứa chất độc nicotin).
Thuốc lá

10. Nghiện ti vi, điện thoại

Vâng, đây là một căn bệnh của thế kỷ XXI và không phân biệt già, trẻ, giàu, nghèo.
Muốn bớt nghiện điện thoại và tivi, bạn cần rèn luyện cho mình:
– Tính kỷ luật.
– Hoạt động nhiều hơn.
– Kết nối trực tiếp ngoài cuộc sống.
– Du lịch, làm việc, nấu ăn, vui chơi…
Xem thêm: Những nguyên tắc căn bản của tình yêu bền lâu

Tư liệu tham khảo

  1. Bác sĩ tốt nhất là chính mình, tập 2.
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 84

Bài viết liên quan

Nhức răng phải làm sao
Cách trị đau răng có lỗ, hết đau răng tại nhà
Thải độc gan với trà nhuận gan của lương y Nguyễn Công Đức
Uống tinh trùng có đẹp da không? Nuốt tinh trùng có lây HIV không?

Chuyên mục: Sức khỏe

KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 🔔🔔

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « 7 thói quen làm hại cơ thể, bạn có không?
Bài viết sau Có thô có tinh, không ngọt không mặn, ba bốn năm lần, bảy tám phần no nghĩa là gì? »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Bảo vệ: TƯ DUY KINH DOANH BỀN VỮNG – 12 BÀI HỌC TỪ SADHGURU

28/01/2023

Bảo vệ: Bản thảo: Tư duy kinh doanh bền vững – 12 bài học từ Sadhguru

24/01/2023

Vì sao Sadhguru lại giao thiệp với các lãnh đạo?

21/01/2023

Cứu đất save soil bài ca cứu đất tôn vinh đất

Giới thiệu sách sắp in: Tư duy kinh doanh bền vững – 12 bài học từ Sadhguru

21/01/2023

Sadhguru

Kinh tế có quan trọng với người thực hành tâm linh không? (Sadhguru)

20/01/2023

Sadhguru

Chuẩn bị gì cho tương lai? (Sadhguru)

20/01/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!