Cách làm xà phòng handmade rất đơn giản.
🌿
Bạn có thể tự làm xà phòng tại nhà bằng cách:
– Mua phôi xà phòng và glycerine trên mạng. Mình sẽ để link chỗ mình mua ở cuối bài nhe. Mình mua trên Shopee ak. Thấy giá ổn, chất lượng cũng ổn. Còn bạn có chỗ khác bán uy tín thì bạn cứ mua nhé!

– Mua thêm dầu nền (tùy bạn chọn, ví dụ như dầu oliu, dầu argan, dầu sachi & hoa hồng) và một số nước ép thảo dược, phụ liệu, tinh dầu… nếu bạn thích.
Nguyên tắc chung: cắt nhỏ phôi xà phòng ra, đem hấp (chưng cách thủy) cho chảy ra hết thì tắt bếp, đem xuống, sau đó cho thêm các nguyên liệu khác vào, trộn đều và đổ ra khuôn.
Xong thì đổ ra khuôn (nếu đổ ra khuôn cứng thì nên thoa chút dầu ăn để dễ lấy ra khi xà phòng nguội lại, đặc lại…).
Nếu có điều kiện thì bạn có thể mua khuôn silicon mềm có bán sẵn trên mạng, tầm 35 k/ khuôn 6 ngăn.
🌿
Lưu ý:
Các nguyên liệu khác nên chiếm tỉ lệ ít thôi.
Ví dụ dùng 1 kg phôi xà phòng thì tổng các nguyên liệu khác (dạng chất lỏng) tầm 200 g trở lại thôi. Nếu pha nhiều hơn thì xà phòng sẽ mềm hơn.
– Glycerine là chất giữ ẩm, bạn dùng với tỉ lệ khoảng 2 – 4 % thôi, nghĩa là 1 kg phôi xà phòng thì dùng 20 – 40 g glycerine thôi nhé!
– Tinh dầu cho vài giọt thôi nhé, vừa đủ thơm thôi vì nhiều quá sẽ gây bỏng da. Dầu nền cũng cho 5 – 10 ml là được.

Ghi chú:
– Xà phòng handmade có nhiều ưu điểm hơn xà phòng công nghiệp và bạn có thể lựa chọn mùi hương yêu thích nhưng sẽ tốn kém hơn nhiều.
– Vì chúng ta không cho thêm chất bảo quản nên chỉ dùng được một vài tháng, không thể để nửa năm đến hơn 1 năm như xà phòng công nghiệp nhé!
– Hiện giờ đa phần phôi xà phòng đều có dùng NaOH để tham gia quá trình xà phòng hóa. Cho nên, nói là xà phòng hữu cơ thì chỉ là cách nói tương đối thôi. Dùng hóa chất trong hoàn cảnh “không dùng không được” và dùng đúng liều để an toàn – như vậy cũng là tốt rồi.
– Xà phòng là để tắm, nếu muốn dùng rửa mặt hay gội đầu thì cần điều chỉnh thêm nhiều thứ vì da mặt người dùng rất nhạy cảm, đa dạng và phức tạp về tình trạng.
🌿
Sau khi làm xong, bạn nên dùng quỳ tím test lại độ pH xem nó nằm trong khoảng 4,5 – 10 không (quỳ tím rất rẻ). Nếu nằm ngoài khoảng này thì chưa dùng được nhé! Bạn cần cho thêm một số chất để điều chỉnh lại độ pH của nó.

Tuy nhiên, thường thì sau khi bạn làm xong, độ pH của xà phòng cũng không quá chênh lệch đến mức lo ngại.
Quan trọng nhất vẫn là trải nghiệm người dùng.
Sản phẩm chất lượng cỡ nào mà không mang lại cảm giác dễ chịu cho người dùng thì không thể gọi là “thân thiện”.
Sau khi dùng xà phòng, nếu da bạn sạch, mịn, mát, dễ chịu… thì ổn. Ngược lại, nếu nó khô, bong lột, ngứa… thì không nên dùng.
🌿
Độ pH của xà phòng bao nhiêu là chuẩn? (ý kiến cá nhân)
Đa số ý kiến cho rằng độ pH của xà phòng nên bằng độ pH tự nhiên của da là 4,5 – 6,2 (tính axit). Họ cho rằng như vậy thì da sẽ cân bằng pH.
Tuy nhiên, trên thực tế, da chúng ta có cơ chế tự cân bằng. Sau khi bạn tắm rửa khoảng 30 phút, nó sẽ trở về độ pH vốn có của nó (có thể không đạt mức pH từ 4,5 – 6,2 vì da nhiều bạn đã bị mất cân bằng pH rồi).
Cho nên, độ pH của xà phòng không nhất thiết phải đúng với độ pH của da, bởi vì độ pH của nước cũng đã cao hơn độ pH lý tưởng của da rồi (độ pH của nước là 7). Và bạn thấy nó, chúng ta vẫn rửa mặt bằng nước từ trước đến giờ, có vấn đề gì đâu!
Theo một tư liệu mình tìm được thì xà phòng nên có độ pH từ 8 – 10 (tính kiềm, tức độ pH trên 7). Mình đồng ý với ý kiến này. Bởi vì ở độ pH này, xà phòng sẽ có khả năng làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn cao hơn.
Hiển nhiên, nếu bạn không đòi hỏi cao về tính làm sạch da thì bạn chọn loại có độ pH bằng độ pH tự nhiên của da cũng được.
Mặt khác, nhiều người e ngại rằng xà phòng có tính kiềm sẽ làm khô da.
Đó cũng là lý do mà khi làm xà phòng, bạn cần dùng thêm glycerine để giữ ẩm, một số dầu nền và một số thảo dược, phụ liệu khác… để da khô mà vẫn mịn, sạch và bớt mụn (mụn lưng, mụn mông 🤣 này nọ…).
Còn dùng thêm cái gì thì tùy vào mỗi người 😃😃.
Ví dụ: có người dùng khổ qua để làm xà phòng trị mụn lưng.
Còn bạn muốn mát lạnh thì cho thêm bạc hà hoặc các hương liệu khác, tuy nhiên, cần lưu ý phụ nữ mang thai không nên tiếp xúc nhiều với hương liệu và tinh dầu có tính phát tán nha (dễ sảy thai ak).
***
Đối với độ pH của da, nếu bạn muốn nó mang tính axit tự nhiên (để lớp màng axit đóng vai trò như một hàng rào phòng vệ) giúp da khỏe, ít bị nhiễm khuẩn, ít bị mụn, nấm này nọ… thì bạn nên ăn thực phẩm có tính kiềm, đại diện là các loại rau có lá màu xanh.
Khi ăn rau xanh (có tính kiềm), da chúng ta sẽ dần dần có tính axit. Đây cũng là tiêu chí cơ bản để cơ thể khỏe mạnh.
Tóm lại, với cơ thể khỏe mạnh thì độ pH của da sẽ có tính axit (nhỏ hơn 7) và độ pH của máu sẽ có tính kiềm (lớn hơn 7). Bởi vì, nếu máu có tính axit thì các cơ quan thanh lọc máu sẽ kiệt sức.
Có người sẽ hỏi: thịt có tính kiềm như rau xanh, vậy, có phải ăn nhiều thịt thì sẽ tốt cho sức khỏe và làn da không?
Không. Thịt là trường hợp ngoại lệ. Mặc dù nó có tính kiềm nhưng khi đi vào cơ thể, nó lại tạo ra nhiều axit hơn và điều này không tốt cho máu lẫn làn da.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy: ăn nhiều thịt làm tăng nguy cơ thừa axit uric (axit uric là sản phẩm của quá trình phân giải chất đạm có trong thịt), tăng nguy cơ bị Gút, suy thận, yếu sinh lý, táo bón và cả ung thư.
Nói chung thì việc ăn thịt là lựa chọn của mỗi người. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều thì sẽ “tự mình hại mình”.
Suy cho cùng, tôn sùng thịt hay tôn sùng rau quả… thì đều là cực đoan.
Bởi vì, ví dụ với rau bù ngót và rau cần tây, nếu ăn trong nhiều tháng liền… thì đều sẽ gây ngộ độc. Cái này – các tạp chí nghiên cứu quốc tế đều đã nói rồi.
Quay trở lại với bài này thì mình thấy xà phòng mình đang làm, độ pH nguyên cục là 8, độ pH sau khi hòa với nước là 10. Như vậy là ổn. Tắm xong da khô mà vẫn mịn.
Đường link mua phôi xà phòng:
Đường link mua glycerine thực vật: