• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH NHÉ 🔔🔔

Cùng mình hoàn thiện bản thân
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Sức khỏe » Tác dụng phụ đáng sợ của các loại thuốc tẩy giun sán – Cách tẩy giun an toàn

Tác dụng phụ đáng sợ của các loại thuốc tẩy giun sán – Cách tẩy giun an toàn

19/11/2021 28/02/2022 Cây Hoa Lá

Tẩy giun (sổ lãi) định kỳ là việc làm cần thiết vì khả năng nhiễm giun sán của chúng ta là khá cao (nhất là ở vùng quê).

Và bạn biết đấy, trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm giun sán nhất vì chúng có thói quen ngậm đầu móng tay; cầm thức ăn bằng tay; đánh rơi thức ăn xong lại nhặt lên ăn…

Trẻ em

Ở người trưởng thành, nếu ăn rau cải không rửa kỹ hay ăn các loại thịt, cá, cua, ốc chưa nấu chín kỹ… thì nguy cơ nhiễm giun sán cũng rất cao.

Nội dung chính ⇒

  • Bị giun sán có nguy hiểm không?
  • Thuốc tẩy giun có tốt không?
    • Lưu ý:
  • Dấu hiệu, biểu hiện khi bị nhiễm giun sán
  • Cách tẩy giun tự nhiên, không cần dùng thuốc
    • 1. Tẩy giun bằng cà rốt
    • 2. Tẩy giun lãi bằng hạt bí rợ (bí đỏ, bí ngô)
    • 3. Tẩy giun bằng trái khóm
    • 4. Tẩy giun bằng nước ép chanh và chuối chín
  • Tư liệu tham khảo

Bị giun sán có nguy hiểm không?

Giun sán có thể gây hại và gây nguy hiểm cho bạn. Cụ thể như sau:

  • Khi bị nhiễm giun sán, bạn sẽ bị chúng sống ký sinh trong cơ thể và lấy các chất dinh dưỡng mà bạn hấp thụ từ thức ăn.
  • Giun sán cản trở sự hấp thu dinh dưỡng và làm rối loạn tiêu hóa, gây suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, dễ bị nhiễm các bệnh khác.
  • Giun sán có thể gây ra các biến chứng như: tắc ruột, viêm nhiễm cơ quan sinh dục (do giun kim đẻ trứng ở hậu môn và bò sang cơ quan sinh dục), giun chui ống mật, thiếu máu nặng (do giun móc làm tổn thương niêm mạc ruột, gây xuất huyết)…
  • Giun sán có thể dẫn đến bệnh gan, bệnh phổi.

Vì vậy, nếu phát hiện bị giun sán thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn loại thuốc phù hợp (vì mỗi loại thuốc có những chống chỉ định khác nhau và có tác dụng phụ khác nhau).

Với trường hợp không có dấu hiệu nhiễm giun sán thì bạn cũng nên xổ giun định kỳ 6 tháng một lần (để phòng ngừa). Nếu có thể, bạn nên chọn các giải pháp xổ giun tự nhiên (bằng cây cỏ thảo dược, trái cây, hạt…) vì chúng an toàn hơn thuốc tẩy giun (nhưng chỉ chọn những giải pháp an toàn, bạn nhé! – mình sẽ giới thiệu ở cuối bài).

Lưu ý: Với trường hợp trong nhà có 1 người bị nhiễm giun kim thì ta nên xổ giun cho tất cả thành viên trong nhà.

Thuốc tẩy giun có tốt không?

Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều loại thuốc Tây tẩy giun (có loại dành cho người lớn, loại dành cho trẻ em). Thường thì trẻ từ 2 tuổi trở lên mới được chỉ định dùng thuốc tẩy giun nhưng trong một số trường hợp, trẻ 1 tuổi bị nhiễm giun cũng được bác sĩ cho dùng các loại thuốc phù hợp.

Nhìn chung, thuốc tẩy giun (thuốc Tây) hiện nay đều dễ dùng, mang lại hiệu quả cao và giá thành cũng tương đối rẻ (chỉ khoảng 20 – 30 ngàn đồng). Tuy nhiên, chúng lại có những tác dụng phụ riêng như:

  • Albendazol có thể tẩy nhiều loại giun như giun đũa, giun tóc, giun kim, giun móc… Tuy nhiên, nó có thể gây đau bụng, mất ngủ, mệt mỏi…. Nếu dùng liều cao trong thời gian dài (để tẩy một số loại giun sán đặc biệt như ấu trùng sán lợn…) thì thuốc này có thể gây rối loạn tiêu hóa, tổn thương não, ban đỏ, rụng tóc…
  • Mebendazol có thể tẩy giun kim, giun đũa, giun tóc, giun móc nhưng có thể gây tiêu chảy, nhức đầu nhẹ…
  • Niclosamid (niclocide) có thể diệt các loại sán như sán lợn, sán dây ruột, sán bò, sán cá (nhưng không diệt được ấu trùng sán lợn). Thuốc này có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, hoa mắt…
  • Praziquantel (biltricid, cysticid) có thể tiêu diệt sán lá gan nhỏ, sán bò, sáng mèo, sán máng, sán lá ruột, sán lá phổi, sán chó, sán lợn, sán cá… nhưng có thể gây nhức đầu, buồn nôn, ngứa, sốt nhẹ, tăng men gan (nhẹ), choáng váng (vì vậy không nên lái xe, sử dụng máy móc… sau khi dùng thuốc).

Lưu ý:

  • Có một số loại thuốc nên uống vào buổi tối hoặc uống sau khi ăn (không cần nhịn đói), vì vậy, bạn hãy hỏi bác sĩ thời gian uống cụ thể nhé!
  • Phụ nữ mang thai không được uống.
  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi không được uống (nếu muốn dùng phải hỏi ý kiến bác sĩ).
  • Người bị bệnh gan nặng, suy gan không được uống.
  • Người mẫn cảm với thành phần của thuốc không nên uống.
  • Nếu bị dị ứng với thuốc tẩy giun (phát ban, nổi mề đay…) thì nên đến gặp bác sĩ.

Dấu hiệu, biểu hiện khi bị nhiễm giun sán

  • Cảm thấy ngứa ở hậu môn hoặc ở bụng.
  • Xuất hiện phát ban, mụn đỏ và ngứa.
  • Đau dữ dội vùng bụng.
  • Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân.
  • Buồn nôn, ho.
  • Phân có máu…

Cách tẩy giun tự nhiên, không cần dùng thuốc

Có nhiều cách tẩy giun tự nhiên như:

1. Tẩy giun bằng cà rốt

Củ cà rốt (củ cải đỏ) có chứa nhiều lưu huỳnh tự nhiên nên có tác dụng tẩy giun. Bên cạnh đó, nó còn chứa các vitamin A và C nên giúp tăng sức đề kháng.

Củ cà rốt trồng tự nhiên
Củ cà rốt trồng tự nhiên

Vì vậy, bạn có thể lấy 2 củ cà rốt vừa phải, rửa sạch rồi ăn sống vào buổi sáng, lúc đói (hoặc xay sinh tố uống cũng được).

Thời gian: dùng liên tục 1 tuần.

2. Tẩy giun lãi bằng hạt bí rợ (bí đỏ, bí ngô)

Hạt bí rợ là loại hạt có thể ăn được (nấu canh, rang…) và đặc biệt là có tác dụng tẩy giun sán.

Hạt bí rợ
Hạt bí rợ

Cách dùng cụ thể như sau:

  • Tẩy giun đũa: Bạn lấy một ít hạt bí rợ (khoảng 40 g nếu dùng cho trẻ nhỏ, 60 g nếu dùng cho người lớn), rang lên cho chín rồi ăn (ăn vào lúc đói, tốt nhất là vào buổi sáng, lúc vừa thức dậy và ăn liên tục từ 3 – 5 ngày).
  • Tẩy giun kim: Bạn lấy 40 g hoặc 50 g hạt bí rợ, giã nát ra rồi hòa với 1 ly nước và uống (uống lúc đói, mỗi ngày 2 lần và uống liên tục 1 tuần). Nếu là trẻ nhỏ thì giảm liều lượng xuống.
  • Tẩy sán: Bạn lấy 100 g hạt bí rợ (nếu là trẻ nhỏ 3 – 4 tuổi thì lấy 30 g; nếu là trẻ 5 – 7 tuổi thì lấy 50 g; nếu là trẻ 7 – 10 tuổi thì lấy 75 g); tách bỏ vỏ, chỉ lấy nhân hạt giã nát rồi thêm một ít nước và mật ong (hoặc đường), trộn đều, uống vào buổi sáng, lúc bụng đói.

3. Tẩy giun bằng trái khóm

Trong trái khóm (hay còn gọi là quả dứa, quả thơm) có enzyme bromelain. Enzyme này có tác dụng chống lại sán dây và giun.

Vì vậy, bạn có thể ăn một miếng khóm mỗi ngày, liên tục từ 3 – 5 ngày nhé!

Trái khóm
Trái khóm

4. Tẩy giun bằng nước ép chanh và chuối chín

Chanh có tác dụng diệt ký sinh trùng còn chuối thì có tác dụng nhuận tràng, giúp loại bỏ giun.

Vì vậy, bạn có thể lấy 1 trái chuối chín, xay nát rồi trộn với nước cốt chanh (1 muỗng nhỏ – loại muỗng cafe) và ăn hoặc uống như sinh tố, dùng liên tục từ 3 – 5 ngày, mỗi ngày 1 lần.

Tư liệu tham khảo

  1. Có nên tẩy giun (sổ lãi) định kỳ cho trẻ nhỏ không?, http://viendinhduong.vn/vi/dinh-duong-tre-em/khi-nao-nen-tay-giun-cho-tre.html
  2. Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc chống giun lãi, https://suckhoedoisong.vn/tac-dung-khong-mong-muon-khi-dung-thuoc-chong-giun-san-16915642.htm
  3. Uống thuốc tẩy giun lãi vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?, https://soyte.namdinh.gov.vn/hoi-dap/uong-thuoc-tay-giun-vao-thoi-diem-nao-trong-ngay-la-tot-nhat-6
  4. Lưu ý khi tẩy giun lãi cho trẻ nhỏ, https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/luu-y-khi-tay-giun-cho-tre/
  5. Cách tẩy giun lãi an toàn, https://hellobacsi.com/benh-tieu-hoa/van-de-tieu-hoa-khac/mach-ban-cac-cach-tay-giun-an-toan/
  6. Tẩy giun lãi bằng phương pháp tự nhiên, https://thanhnien.vn/tay-giun-bang-phuong-phap-tu-nhien-post512542.html
  7. Tẩy giun lãi không cần dùng thuốc, https://tienphong.vn/tay-giun-bang-thuc-pham-an-toan-hieu-qua-khong-can-dung-thuoc-post810380.tpo

Xem thêm: Bác sĩ tốt nhất là chính mình

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 39

Bài viết liên quan

Rau tần ô
Quả thị thơm có tác dụng gì, chữa bệnh gì? (Diospyros decandra)
Nhức răng phải làm sao
Cách trị đau răng có lỗ, hết đau răng tại nhà
Thải độc gan với trà nhuận gan của lương y Nguyễn Công Đức

Chuyên mục: Sức khỏe Thẻ: giun sán

KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 🔔🔔

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « 6 lời khuyên giúp bạn sống thực tế và ý nghĩa hơn
Bài viết sau Là phụ nữ, hãy nhớ 3 điều sau để anh ấy thích bạn hơn »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Bảo vệ: TƯ DUY KINH DOANH BỀN VỮNG – 12 BÀI HỌC TỪ SADHGURU

28/01/2023

Bảo vệ: Bản thảo: Tư duy kinh doanh bền vững – 12 bài học từ Sadhguru

24/01/2023

Vì sao Sadhguru lại giao thiệp với các lãnh đạo?

21/01/2023

Cứu đất save soil bài ca cứu đất tôn vinh đất

Giới thiệu sách sắp in: Tư duy kinh doanh bền vững – 12 bài học từ Sadhguru

21/01/2023

Sadhguru

Kinh tế có quan trọng với người thực hành tâm linh không? (Sadhguru)

20/01/2023

Sadhguru

Chuẩn bị gì cho tương lai? (Sadhguru)

20/01/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!