• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH NHÉ 🔔🔔

Cùng mình hoàn thiện bản thân
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Trái sơ ri có tác dụng gì? Ăn sơ ri có nổi mụn không?

Trái sơ ri có tác dụng gì? Ăn sơ ri có nổi mụn không?

28/10/2021 28/02/2022 Cây Hoa Lá

Trái sơ ri thì không ai lạ gì. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề xung quanh loại trái cây này như: Ăn bao nhiêu là đủ? Phụ nữ mang thai ăn sơ ri được không? Ăn sơ ri có nổi mụn không?

Quả sơ ri
Sơ ri

Nội dung chính ⇒

  • Trái sơ ri chứa các chất dinh dưỡng gì?
  • Ăn sơ ri có tác dụng gì?
  • Nên ăn trái sơ ri chín hay chưa chín?
  • Bà bầu ăn sơ ri được không?
  • Ăn sơ ri có giúp đẹp da, giảm mụn không?
  • Mỗi ngày ăn bao nhiêu sơ ri là đủ, ăn nhiều có tốt không?
  • Lưu ý khi ăn sơ ri
  • Tư liệu tham khảo

Trái sơ ri chứa các chất dinh dưỡng gì?

Sơ ri là loại trái cây giàu vitamin C. Đây là loại vitamin rất cần cho sức khỏe: không chỉ giúp chống oxy hóa, tăng sức đề kháng mà còn giúp sản sinh collagen và làm đẹp da, giúp sáng da, bảo vệ da trước bức xạ của tia UVB.

Bên cạnh đó, sơ ri còn cung cấp vitamin A giúp mắt sáng khỏe, các vitamin nhóm B như B1, B3, B6 và axit folic (tốt cho sự phát triển trí não).

Ngoài ra, sơ ri còn chứa nhiều loại khoáng chất tốt cho quá trình cấu tạo xương (như Canxi, Kali, Phốtpho, Kẽm, Magie và Sắt).

Cây sơ ri
Cây sơ ri

Ăn sơ ri có tác dụng gì?

Ăn sơ ri mang lại nhiều lợi ích như:

  • Ngăn ngừa lão hóa sớm.
  • Giúp đẹp da, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh do viêm và nhiễm trùng.
  • Giúp giảm đường huyết và giảm cholesterol.
  • Góp phần phòng ngừa ung thư.
  • Hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ thừa trong cơ thể.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa.

Nên ăn trái sơ ri chín hay chưa chín?

Theo kết quả nghiên cứu thì trái sơ ri xanh và hườm hườm (chưa chín hẳn) có chứa nhiều hoạt chất giúp chống oxy hóa và bảo vệ tế bào (hơn trái sơ ri chín đỏ).

Sơ ri
Sơ ri

Bà bầu ăn sơ ri được không?

Phụ nữ mang thai có thể ăn một ít sơ ri để tăng sức đề kháng, giảm buồn nôn, ngăn ngừa tiền sản giật…

Liều lượng: khoảng 50 g trái sơ ri, thỉnh thoảng ăn một lần, không nên ăn liên tục ngày này qua ngày khác vì sẽ rất nguy hại.

Được biết, nếu dùng quá nhiều trái cây hoặc thực phẩm, dược phẩm chứa nhiều vitamin C thì bà bầu sẽ dễ bị sảy thai (hoặc trẻ sơ sinh sẽ dễ bị bệnh Scorbut).

Ăn sơ ri có giúp đẹp da, giảm mụn không?

Được biết, sơ ri là một trong top những loại trái cây được các chị em yêu thích vì nó chứa nhiều chất chống oxy hóa.

Vì vậy, ăn sơ ri với lượng vừa phải vừa giúp đẹp da, mịn da lại vừa giúp giảm mụn và phòng ngừa tàn nhang, thâm nám…

Mỗi ngày ăn bao nhiêu sơ ri là đủ, ăn nhiều có tốt không?

Vì hàm lượng vitamin C trong sơ ri rất cao nên mỗi ngày, chúng ta chỉ cần ăn 50 g trở lại là được (ăn quá nhiều sẽ làm phản tác dụng, thậm chí gây thừa vitamin C và dẫn đến bệnh tật). Hơn nữa, bạn cũng không nên ăn liên tục (trung bình mỗi tuần ăn 2 lần là được).

Ngoài ra, khi ăn sơ ri, bạn nên bỏ hạt và nhai kỹ phần thịt quả (vì vỏ quả hơi dai nên bạn cần nhai kỹ để dễ tiêu hóa hơn).

Lưu ý khi ăn sơ ri

  • Những người ăn không quen có thể bị đau bụng, mất ngủ.
  • Ăn quá nhiều có thể bị tiêu chảy.
  • Người bị Gút chỉ nên ăn vài trái để hỗ trợ điều trị (nếu ăn nhiều thì sẽ phản tác dụng, làm cho bệnh nặng hơn).
  • Không ăn sơ ri khi đang dùng các loại thuốc như: Fluphenazine, Warfarin, thuốc bổ sung nội tiết tố estrogen… vì sẽ gây tương tác thuốc, dẫn đến nhiều tác hại khác.

***

Cái tên sơ ri hay bị nhầm lẫn với tên si rô. Đây là 2 loại cây khác nhau dù lá của chúng khá giống nhau. Tuy nhiên, cây si rô thì đầy gai nhọn và trái si rô rất chua, chỉ dùng quả chín đen để làm nước si rô thôi, bạn nhé!

Tư liệu tham khảo

  1. Công dụng đáng chú ý của sơ ri, https://caythuoc.org/cong-dung-dang-chu-y-cua-la-va-qua-so-ri-se-ri.html
  2. Lợi ích khó tin của quả sơ ri, https://laodong.vn/dinh-duong-am-thuc/loi-ich-kho-tin-cua-qua-so-ri-902541.ldo
  3. Quả sơ ri giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, https://tuoitre.vn/qua-so-ri-giup-giam-nguy-co-mac-benh-tim-mach-20171004160658166.htm
  4. Ăn sơ ri thế nào cho đúng cách, https://giadinh.net.vn/qua-so-ri-cuc-tot-nhung-cuc-dang-so-neu-ban-an-sai-cach-172170914124205877.htm
  5. Bà bầu ăn trái sơ ri trong thai kỳ có sao không?, https://voh.com.vn/me-va-be/ba-bau-an-so-ri-duoc-khong-396012.html
  6. Ở Việt Nam có 1 loại quả rất rẻ được phương Tây xem là “thần dược” vì công dụng giữ dáng, đẹp da, https://kenh14.vn/o-viet-nam-co-1-loai-qua-rat-re-duoc-phuong-tay-xem-la-than-duoc-vi-cong-dung-giu-dang-dep-da-20181126130604142.chn
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 826

Bài viết liên quan

Thuốc trị nám Mori, thông tin và thành phần
Mori trị nám có giúp giảm đau bụng kinh không?
Mori trị nám nội tiết
Thuốc trị nám Mori của lương y Nguyễn Công Đức, giá sỉ và lẻ
Làn da đẹp
Cách đo độ pH của da, sữa rửa mặt, xà phòng và hiểu đúng về độ pH của da

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: chống lão hóa/ da đẹp/ đẹp da dưỡng da/ giảm cân/ tiêu hóa/ trị mụn/ ung thư

KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 🔔🔔

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Uống nước tắc có tác dụng gì, có giúp giảm cân, giảm mụn không?
Bài viết sau Cách điều trị mụn tốt nhất, tận gốc và hiệu quả cao »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Bảo vệ: TƯ DUY KINH DOANH BỀN VỮNG – 12 BÀI HỌC TỪ SADHGURU

28/01/2023

Bảo vệ: Bản thảo: Tư duy kinh doanh bền vững – 12 bài học từ Sadhguru

24/01/2023

Vì sao Sadhguru lại giao thiệp với các lãnh đạo?

21/01/2023

Cứu đất save soil bài ca cứu đất tôn vinh đất

Giới thiệu sách sắp in: Tư duy kinh doanh bền vững – 12 bài học từ Sadhguru

21/01/2023

Sadhguru

Kinh tế có quan trọng với người thực hành tâm linh không? (Sadhguru)

20/01/2023

Sadhguru

Chuẩn bị gì cho tương lai? (Sadhguru)

20/01/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!