Cây muồng trâu hay mọc gần bờ sông và đây là loại cây nổi tiếng trong điều trị các bệnh ngoài da như lang ben, lác (hắc lào), nấm da…
Nội dung chính ⇒
Công dụng làm thuốc của lá muồng trâu
Lá muồng trâu có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm rất mạnh. Vì vậy, nó thường được dùng trong các bài thuốc ngoài da.
1. Lá muồng trâu chữa bệnh lang ben
Vào buổi chiều tối, hái 9 lá muồng trâu (tươi), 9 ngọn rau răm (tươi), rửa nhẹ nhàng cho sạch, tránh làm giập nát lá.
Sau đó, trải đều các lá này ra rổ, để lên một cái ghế rồi đem ra ngoài trời để phơi sương trong đêm (hoặc để rổ lá lên nóc nhà để phơi sương cũng được).
Đến sáng hôm sau, bạn thức sớm (trước khi mặt trời lên), lấy rổ lá vào rồi giã nát (nên dùng cán dao bằng gỗ hoặc dùng chày để giã, nếu không có mới cho vào máy xay nát).
Khi giã, nhớ cho thêm một ít muối vào để làm tăng thêm dược tính của lá muồng trâu (nên dùng muối cục).
Sau khi giã nát, bạn vắt lấy nước, thoa lên những chỗ bị lang ben. Sau 15 phút, bạn rửa lại bằng nước ấm rồi lau khô là được.
Lưu ý: Khi bôi nước này lên da thì bạn sẽ có cảm giác tê tê. Đây là dấu hiệu bình thường và thường thì bạn chỉ cần thoa một lần là hết lang ben (nếu bị lang ben nhiều và nặng thì cũng không quá 5 lần là khỏi, cứ 2 ngày thì bôi một lần).
2. Lá muồng trâu trị bệnh lác (hắc lào)
Muồng trâu còn gọi là muồng lác vì lá cây này thường được dùng trị lác.
Cách dùng như sau: Lấy vài lá muồng trâu tươi, rửa sạch, giã nát ra rồi trộn với một ít rượu gốc và muối (cho xem xép nước), sau đó vắt lấy nước bôi lên chỗ bị lác. Mỗi ngày bôi 1 lần.
Lưu ý: Nếu không có rượu gốc và muối thì bạn chỉ dùng lá muồng trâu cũng được (mỗi ngày bôi 2 lần).
Trước khi bôi nước thuốc lên, bạn nên dùng tay cào nhẹ lớp da chết ra rồi mới bôi lên, như vậy sẽ giúp thuốc thấm tốt hơn.
3. Muồng trâu chữa bệnh nấm da
Lấy một ít lá tươi (vừa đủ dùng), rửa sạch, giã nát ra rồi trộn với một ít dầu dừa, sau đó thoa lên vùng da bị nấm
4. Dùng cho da bị nhiễm trùng (giúp sát trùng)
Lấy lá muồng trâu tươi (lượng vừa đủ), rửa sạch rồi nhồi cho nát, sau đó vắt lấy nước thoa, chấm lên chỗ bị nhiễm trùng.
5. Dùng khi bị côn trùng cắn
Lấy lá tươi, rửa sạch, xay nát rồi đắp lên vết cắn, sau đó dùng tay day day xoa xoa phần bã cho thuốc thấm đều.
Cây muồng trâu có tên khoa học là gì?
Cây có tên khoa học là Senna alata.
Cây muồng trâu khác với các cây sau:
– Khác cây muồng trĩn (hay còn gọi là muồng dính), có tên khoa học là Chamaecrista absus.
– Khác cây muồng trinh nữ (hay còn gọi là cây trà tiền), có tên khoa học là Chamaecrista mimosoides. Cây này được dùng làm thuốc chữa bệnh viêm thận phù thũng bằng cách lấy toàn cây phơi khô, thái nhỏ rồi nấu lấy nước uống cùng biển súc (mua ở tiệm thuốc Bắc), mỗi loại 30 g, ngày uống 1 lần.
– Khác cây muồng truổng (hay còn gọi là cây sẻn, cây buồn chuồn, cây hoàng mộc dài…), có tên khoa học là Zanthoxylum avicennae. Rễ cây này được dùng điều trị đau nhức xương bằng cách lấy từ 30 – 60 g rễ cây (đã thái mỏng, phơi khô), nấu lấy nước uống. Ngày uống 1 lần.
– Khác cây muồng lạc (hay còn gọi là muồng ngủ, muồng hôi, muồng muồng). Đây chính là loại cây cho hạt làm thuốc với tên gọi nổi tiếng là thảo quyết minh (quyết minh tử). Cây có tên khoa học là Senna tora và đã được nói đến trong bài viết trước.
Xem thêm: Thảo quyết minh, vị thuốc nổi tiếng giúp sáng mắt và điều trị nhiều bệnh thường gặp
Tư liệu tổng hợp
- Lá muồng trâu và lá rau răm điều trị lang ben, https://caythuoc.org/la-muong-trau-va-la-rau-ram-dieu-tri-lang-ben-hieu-qua.html
- Muồng trâu với bài thuốc điều trị bệnh ban đỏ từ cây muồng trâu, https://caythuoc.org/cay-muong-trau.html