• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

💗💗💗💗💗💗💗GIÁ 99 k/ quyển 💗💗💗💗💗💗🌿🌿🌿🌿NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA MÌNH NHÉ 🌿🌿🌿🌿

Sách Tư duy thành công trong mọi ngành nghề bài học từ Sadhguru
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Tế tân điều trị hôi miệng, đau răng, đau nửa đầu và lưu ý khi dùng

Tế tân điều trị hôi miệng, đau răng, đau nửa đầu và lưu ý khi dùng

23/11/2019 26/02/2021 Cây Hoa Lá

Tế tân có đặc điểm gì? Vị thuốc này có những công dụng gì và khi dùng làm thuốc cần lưu ý gì?

Tế tân có thể điều trị hôi miệng, đau răng và đau nửa đầu không?

Tế tân có tên khoa học là Asarum sieboldii, thuộc họ Mộc hương nam: Aristolochiaceae. Đây là vị thuốc cổ truyền được nước ta nhập về từ Trung Quốc mặc dù loại cây này cũng có mặt ở Triều Tiên, Nhật Bản (1).

Nội dung chính ⇒

  • Tế tân là thuốc gì?
  • Về độc tính của tế tân
  • Tế tân có công dụng gì?
  • Lưu ý khi dùng tế tân làm thuốc
  • Tư liệu tham khảo

Tế tân là thuốc gì?

Tế tân là cây thân cỏ, thường được tìm thấy dưới các tán rừng. Cây có các phiến lá nhìn giống với lá rau diếp cá nhưng mặt dưới lá lại có lông mịn và màu sắc lá cũng không đều như rau diếp cá (thường có các mảng trắng nhỏ pha trên nền xanh).

Cây tế tân có nhiều rễ và đây cũng là bộ phận chủ yếu được dùng làm thuốc của cây (cũng có khi dùng toàn cây). Ngoài tên gọi này, cây còn có các tên khác như: hoa tế tân, tiểu tân, bồn thảo tế tân đẳng…

Tế tân
Tế tân

Về độc tính của tế tân

  • Trên động vật: Đã có báo cáo cho thấy trong tế tân có hoạt chất safrol gây ung thư trên chuột nhắt trắng và chuột cống trắng (bằng đường tiêm và đường uống). Đối với ếch, thỏ và chuột nhắt trắng, tinh dầu tế tân cũng gây ra các biểu hiện có hại như trước tiên gây kích thích, sau đó làm tê liệt, làm giảm khả năng phản xạ, hô hấp và dẫn đến tử vong.
  • Ở người: Uống quá liều tế tân sẽ gây ngộ độc với các biểu hiện như đau đầu dữ dội, nôn mửa, đổ mồ hôi, khát nước, thở gấp, cổ cứng, thân nhiệt tăng… và thậm chí là tử vong.

Tế tân có công dụng gì?

Đúng như tên gọi, tế tân có vị cay thơm và gây tê lưỡi nhẹ (“tân” có nghĩa là cay).

Mặc dù được biết đến với nhiều công dụng nhưng vì dùng quá liều sẽ dễ gây ngộ độc nên ở đây, chúng tôi chỉ xin giới thiệu các bài thuốc ngoài da có dùng vị thuốc này như:

  • Hôi miệng: dùng tế tân để ngậm thường xuyên.
  • Lở miệng, lưỡi: tán nhỏ một lượng bằng nhau tế tân và hoàng liên rồi bôi vào, khi thấy chảy nước dãi thì nhổ bỏ.
  • Đau răng: dùng 10 g tế tân và 10 g thạch cao ngâm trong 100 ml rượu, khoảng nửa ngày thì ngậm (ngậm đến khi thấy mỏi miệng thì nhổ bỏ). Ngoài ra, cũng có thể dùng một lượng bằng nhau tế tân, tổ ong và kinh giới rồi thái nhỏ, mỗi lần dùng khoảng 9 g hỗn hợp trên sắc lấy nước rồi ngậm (dùng một tô nước, sắc đến khi còn hơn nửa tô là được).
  • Đau nửa đầu: dùng một lượng bằng nhau tế tân với hùng hoàng rồi tán thành bột, trộn đều rồi thổi vào lỗ mũi. Nếu đau nửa đầu bên phải thì thổi thuốc bột vào lỗ mũi bên trái và ngược lại (nên lưu ý, tránh bột văng vào mắt hoặc miệng).

Lưu ý khi dùng tế tân làm thuốc

  • Kiêng kị: Không dùng vị thuốc này chung với rau xà lách (3) và lê lô (4).
  • Đối tượng: Người bị phong nhiệt, khí hư làm đổ nhiều mồ hôi, huyết hư gây đau đầu, âm hư gây ho đờm, ho khan và ho lao đều không được dùng tế tân.
  • Khi có nhu cầu dùng tế tân làm thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết tình trạng bệnh và độ tương hợp của vị thuốc này (3).

Nếu thấy bài viết hữu ích, các bạn hãy nhấp vào các biểu tượng trên trang để chia sẻ nhé!

Xem thêm: Cây quế cung trăng, tương truyền là cây gì?

Tư liệu tham khảo

  1. Asarum siebolddii, https://vi.wikipedia.org/wiki/Asarum_sieboldii, ngày truy cập: 21/ 09/ 2019.
  2. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, 1999, trang 566.
  3. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 801.
  4. 细辛, http://www.a-hospital.com/w/细辛, ngày truy cập: 21/ 09/ 2019.
  5. 细辛, https://baike.baidu.com/item/细辛/16177747, ngày truy cập: 21/ 09/ 2019.
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 180

Bài viết liên quan

Nhức răng phải làm sao
Cách trị đau răng có lỗ, hết đau răng tại nhà
Đậu hủ trắng được làm từ hạt đậu nành
Đậu hũ (tàu hủ) kỵ với gì? Đậu hũ nấu món gì tốt cho sức khỏe?
Đậu xanh nguyên hạt
Đậu xanh kỵ với gì? Đậu xanh hợp món gì?

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: đau nửa đầu/ đau răng/ độc tính/ hôi miệng

💎💎💎KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 💎💎💎🌿🌿🌿 NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ XEM NHÉ! 🌿🌿🌿

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Chén bạch đàn trong truyện Trương Chi được làm từ gỗ gì? (đàn hương)
Bài viết sau Nấm mèo (mộc nhĩ) có tác dụng gì, chữa bệnh gì? »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Sadhguru

Sự thật về Thượng đế (Sadhguru)

27/03/2023

Chúa ôm con che chở tình thương

Sadhguru trả lời: Chúa có dẫn bạn đến thiên đường không?

27/03/2023

Sadhguru Kỹ thuật nội tâm

Rơi nước mắt – một khía cạnh khác của Sadhguru – Bí mật lớn nhất của Sadhguru

25/03/2023

Chiếc nhẫn bằng đồng hình con rắn

Chiếc nhẫn bằng đồng, hình con rắn, được thánh hiến tại Isha, do Sadhguru thiết kế (giá 120 k)

11/03/2023

Hạt kim cang cho trẻ em Isha sadhguru

Hạt kim cang cho trẻ em dưới 14 tuổi, được thánh hiến tại Isha (Ấn Độ, Sadhguru đề xuất) giá 120 k

11/03/2023

Sách của Sadhguru

Sách của Sadhguru – vì sao đến nay vẫn chưa có ai dịch chính thức?

10/03/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!