Đường thốt nốt chứa chất đạm, chất béo, chất đường, vitamin và nhiều loại khoáng chất. Vì vậy, nó ngày càng được ưa chuộng ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. (duong thot not).
Tuy nhiên, khi mua đường thốt nốt, nhiều khách hàng phân vân: vì sao đường thốt nốt lại có loại cứng, loại mềm, loại chảy lỏng?
Theo chia sẻ của những người nấu đường thì đường thốt nốt có thể nấu thành nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, nếu là đường thốt nốt nguyên chất thì sẽ khó làm thành dạng viên vuông vuông, tròn tròn hay thấy ngoài chợ.
Thật ra, nếu làm thành dạng viên thì cũng được nhưng dưới nhiệt độ nóng của khí hậu miền Nam thì đường sẽ bị chảy, nhĩn. Thường thì người ta sẽ cho vào bọc, hút chân không và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (hoặc ở nhiệt độ dưới 25 độ). Sau khi mở bọc dùng thì phải buộc cẩn thận, hạn chế sự tiếp xúc với không khí và hạn chế va chạm.
Vì vậy, thường thì người ta sẽ đổ vào các keo nhựa, keo thủy tinh cho dễ dùng. Sau một thời gian dùng, đường dù có mềm ra, nhĩn ra thì cũng không bị đổ. Hiển nhiên, bạn nên để trong ngăn mát tủ lạnh để dùng được lâu hơn (vì để ở ngoài, mỗi lần dùng lại mở bọc múc đường thì đường dễ bị thiu).
***
Nói về đường thốt nốt dạng keo (hũ) thì cũng có nhiều dạng khác nhau, có dạng chảy lỏng (có nơi cho vào bọc nilong), có dạng mềm sệt (hay gọi là mềm dẻo), có dạng hơi đặc cứng (múc hoặc nại ra).
Muốn đường cứng hay mềm, chảy hay đặc là do chủ ý của người nấu. Tuy nhiên, đường thốt nốt nguyên chất sẽ không quá cứng, nếu quá cứng thì thường là do trộn thêm đường cát hoặc mạch nha (đường thẻ dạng viên – tròn tròn vuông vuông – trên thị trường, thường là pha đường cát để hình dáng của nó được cố định bền vững hơn). Hơn nữa, pha đường cát thì giá đường sẽ thấp hơn, khách hàng dễ dùng hơn. Một số lò đường khác cũng thẳng thắng thừa nhận điều này, cho khách hàng được quyền lựa chọn.
Trước đây, mình cũng có một số hũ cứng (do nấu lâu bằng lửa lớn nên sẫm màu, muốn lấy ra thì phải đập xung quanh hũ thật mạnh cho đường bể ra). Tuy nhiên, chất đường của nó lại không cứng (vì để nguyên trong hũ thành một khối đặc nên nó mới gợi cảm giác rất cứng).
Còn như bình thường, đường nấu tới sẽ có màu vàng tươi (hoặc đậm một chút), cầm cái hũ bóp vào thì thấy cứng nhưng lấy ngón tay ấn lên mặt đường thì sẽ thấy mềm. Đây là dạng thơm ngon, dễ ăn nhất. Loại này mình đang bán.
Còn như dạng mềm dẻo thì cũng ngon nhưng vận chuyển đường xa dễ bị dính nắp, chảy đổ. Vì vậy, hiện tại, mình không đặt làm loại này (trước đây thì có).
Còn dạng chảy lỏng, múc lên nhiễu xuống nhũn nhũn rất đẹp mắt, đó là một dạng khác nữa. Theo chia sẻ của một chú bán đường ở An Giang thì khi nấu đường vừa tới, người ta sẽ cho thêm nước vào và nấu thêm một thời gian nữa. Như vậy, đường sẽ không đặc mà thành dạng lỏng (thường bỏ trong bọc). Màu của dạng này thường là vàng nhạt, vàng tươi, vì vậy, nếu bạn thấy màu quá đậm thì đôi khi là do người ta cho thêm chút màu thực phẩm vào (cho đẹp) hoặc làm theo cách nào đó. Nhìn chung, nghề nấu đường dựa vào kinh nghiệm và kinh nghiệm của mỗi nhà thường không giống nhau. Cách miêu tả của họ, đôi khi người ngoài cuộc cũng sẽ hơi khó hiểu.
***
Hiện tại, mình đang bán loại đường có màu vàng vừa phải, độ mềm vừa phải, đặc nhưng có thể lấy muỗng múc được (ấn tay vào thấy mềm). Loại này có mùi thơm rõ rệt nhưng không thơm đậm như hồi xưa mình hay ăn (cách đây hơn 15 năm). Có lẽ hồi ấy đất đai nguồn nước tốt hơn bây giờ nên đường cũng ngon. Cũng có thể hồi ấy người ta có những bí quyết riêng…
Tuy nhiên, hiện tại, mình cảm thấy loại đường mình đang bán là thơm ngon hơn nhiều loại trên thị trường. Và quan trọng là: nó nguyên chất, dùng gỗ sến bảo quản chứ không dùng bột tẩy.
Bạn muốn mua đường thốt nốt nguyên chất thì có thể liên hệ mình:
Zalo: 0325 867 255
Hoặc Facebook:
Đường thốt nốt nguyên chất núi Cấm:
https://www.facebook.com/duongthotnotnguyenchatnuicam
Giá bán lẻ là 80 ngàn đồng/ hũ (nặng 1 kg).
Phí ship từ 28 – 30 ngàn khi mua 3 kg trở xuống.
Khi mua 5 kg trở lên thì free ship.
Bạn nhận hàng xong thì thanh toán cho shipper ạ.